Cá nhân hoá trải nghiệm số: Con đường chiến lược tạo lợi thế cho ngân hàng số trong kỷ nguyên mới

Cá nhân hoá trải nghiệm số: Con đường chiến lược tạo lợi thế cho ngân hàng số trong kỷ nguyên mới

Ngày 15/11/2024, GEEK Up đã tổ chức thành công hội thảo Digital Product in Action lần thứ 15 (DPA15). DPA15 lần đầu tiên được tổ chức tại Hà Nội, thu hút hơn 50 lãnh đạo cấp cao từ các ngân hàng hàng đầu, với chủ đề: “Giải pháp số may đo cho bước chuyển tiếp của ngân hàng số – Tailor-made Digital Solution for The Next Move of Digital Banking”.

Đổi mới ngành Ngân hàng qua trải nghiệm số

Trọng tâm của sự kiện là khẳng định vai trò của trải nghiệm số (Digital Experience – DX) không chỉ là mục tiêu công nghệ mà còn là chiến lược cốt lõi, giúp các ngân hàng tạo sự khác biệt trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt.

Khi ngành Tài chính chuyển dịch từ việc giải quyết các bài toán cốt lõi và tích hợp (Core & Integration) đến đổi mới trải nghiệm khách hàng, DPA15 trở thành nơi chia sẻ các góc nhìn sâu sắc về cách ứng dụng DX để định hình tương lai ngân hàng. Các case-study nổi bật từ TPBank và Techcombank là minh chứng rằng chiến lược may đo có thể giải quyết hiệu quả các nhu cầu của khách hàng, tháo gỡ những bài toán chưa xác định và đáp ứng các kỳ vọng cao của khách hàng số.

Hội thảo quy tụ những Digital Innovators tiên phong trên hành trình chuyển đổi số của ngành Tài chính Ngân hàng và lãnh đạo cấp cao của các ngân hàng số hàng đầu.

Hội thảo quy tụ những Digital Innovators tiên phong trên hành trình chuyển đổi số của ngành Tài chính Ngân hàng và lãnh đạo cấp cao của các ngân hàng số hàng đầu.

Trải nghiệm số – Digital Experience là cuộc chiến mới trong ngành Tài chính Ngân hàng

Thay đổi cục diện của chuyển đổi số

Ngành Ngân hàng Việt Nam, được hỗ trợ bởi các khung pháp lý tiến bộ và công nghệ hiện đại, đang chứng kiến sự thay đổi nhanh chóng trong khả năng số hóa. Các dịch vụ cốt lõi như mở tài khoản và thanh toán đã phát triển mạnh mẽ, nhưng cuộc đua để tạo sự khác biệt hiện nay nằm ở việc cung cấp trải nghiệm khách hàng vượt trội.

Hiện tại, có tới 83 ứng dụng internet banking và 52 ứng dụng mobile banking tại Việt Nam, với hàng trăm tính năng được cung cấp. Tuy nhiên, chỉ 10% trong số các tính năng này thực sự được người dùng sử dụng, cho thấy khoảng cách lớn trong việc tối ưu trải nghiệm.

Theo thống kê của Visa, 88% người tiêu dùng Việt Nam đã sử dụng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt, điều này mở ra cơ hội lớn để các ngân hàng cải thiện DX và thu hút, duy trì khách hàng cũng như tạo ra những bước đi đột phá hơn.

Khách hàng số là trọng tâm trên hành trình chuyển đổi số của các ngân hàng

Người dùng ngân hàng hiện đại ưu tiên sự tiện lợi, tốc độ, minh bạch và hỗ trợ tức thời. Các khách hàng số, được phân khúc dựa trên dữ liệu nhân khẩu học và hành vi, yêu cầu các dịch vụ được cá nhân hóa cao. Những hiểu biết sâu sắc từ các phân khúc này giúp ngân hàng thiết kế các trải nghiệm thực sự tác động đến khách hàng.

Một nghiên cứu từ UOB-BCG cho thấy, thế hệ Gen Y tại Việt Nam đang tiết kiệm hơn 20% thu nhập hàng tháng, đây là cơ sở để phát triển các sản phẩm đầu tư số phù hợp. Bằng cách tập trung vào những insights như vậy, ngân hàng có thể thu hẹp khoảng cách giữa chức năng cơ bản và trải nghiệm độc đáo, từ đó xây dựng lòng tin và sự trung thành lâu dài từ khách hàng.

Cách tiếp cận DX may đo của GEEK Up: Khai thác và phân tích insight đa chiều là bước đầu của Impactful Product Development

Hội thảo cũng nhấn mạnh phương pháp tiếp cận sáng tạo của GEEK Up trong việc phát triển các giải pháp DX may đo. Với hơn một thập kỷ kinh nghiệm và 150 sản phẩm số thành công, GEEK Up nhấn mạnh cách tiếp cận “craftsmanship” – xây dựng sản phẩm với độ chính xác cao và chuyển giao toàn bộ quyền sở hữu trí tuệ cho khách hàng.

Theo anh Thịnh Võ, Senior Product Consultant tại GEEK Up, chia sẻ Insight Initiatives trong quá trình tạo ra sản phẩm công nghệ sáng tạo bao gồm 3 yếu tố cốt lõi là: Insight về sản phẩm, insight về công nghệ insight về khách hàng.

Trong 4 lớp trọng tâm của quá trình xây dựng sản phẩm số, các ngân hàng đều đã làm tốt về Core Banking Layer cũng như tạo ra những chính sách tốt nhất để phục vụ và chăm sóc khách hàng của mình. Vì vậy, bước tiếp theo trên hành trình chuyển đổi số, các ngân hàng sẽ cần tập trung hơn vào Digital Customer và trải nghiệm cá nhân hoá dành cho họ, để có thể xoá bỏ khoảng cách giữa những nhu cầu, mong muốn và sản phẩm thực tế.

Anh Thịnh Võ chia sẻ về phương pháp tiếp cận DX may đo của GEEK Up

Anh Thịnh Võ chia sẻ về phương pháp tiếp cận DX may đo của GEEK Up.

Khung giải pháp DX của GEEK Up tập trung vào hai lớp:

  • DX Integration: Tập trung giải quyết bài toán truyền thống, đảm bảo vận hành mượt mà với các quy trình được tối ưu.
  • DX Innovation: Áp dụng design thinking, khai thác insight sâu sắc để đưa ra các giải pháp đổi mới đột phá.

Giải pháp DX may đo là xu hướng tất yếu của ngành Ngân hàng số trong tương lai

Kỷ nguyên số đặt ra cả cơ hội và thách thức cho ngành ngân hàng. Khi các chức năng cơ bản như thanh toán đã trở nên phổ biến, các lĩnh vực như vay tài chính số (digital lending) và đầu tư tài chính (digital wealth) lại nổi lên như những điểm sáng chưa được khai thác triệt để.

DPA15 đã nhấn mạnh rằng cách tiếp cận lấy khách hàng làm trung tâm, dựa trên dữ liệu insight và chiến lược may đo, chính là hướng đi cần thiết. Các ngân hàng đặt ưu tiên vào DX không chỉ có khả năng cạnh tranh vượt trội, vươn lên dẫn đầu thị trường, mà còn tái định nghĩa tương lai của ngành Tài chính.

Hội thảo DPA15 đã khép lại với những câu chuyện không chỉ insightful về mặt công nghệ, kỹ thuật mà còn có tính nhân văn sâu sắc trong việc thấu hiểu con ngườI.

Hội thảo DPA15 đã khép lại với những câu chuyện không chỉ insightful về mặt công nghệ, kỹ thuật mà còn có tính nhân văn sâu sắc trong việc thấu hiểu con người (Human Empathy).

Quý doanh nghiệp và độc giả quan tâm đến giải pháp công nghệ may đo (Tailor-made Digital Solution) có thể liên hệ GEEK Up để tìm hiểu thêm và được hỗ trợ tư vấn nhằm tạo ra cú hích chiến lược trong hành trình chuyển đổi số.