ThS.DS Lê Phương Dung: PMASS & PPAS 2024 sẽ đưa ngành dược bắt kịp làn sóng Generative AI
Ngành Dược đang đứng trước những thách thức to lớn trong kỷ nguyên bùng nổ của trí tuệ nhân tạo (AI). Để đưa các doanh nghiệp Dược và nhà thuốc đến gần hơn với xu hướng công nghệ mới, Cộng đồng Marketing Dược Pharmacom và Học viện Marketing & Sales Y Dược MPG đã tổ chức Diễn đàn Marketing và Sales ngành Dược (PMASS 2024) và Diễn đàn nhà thuốc tư nhân (PPAS 2024) tại Hà Nội vào ngày 23/11 và Hồ Chí Minh vào ngày 28/11.
Diễn đàn PMASS 2024, PPAS 2024 quy tụ dàn diễn giả danh tiếng tại nhiều lĩnh vực
Chủ đề của PMASS 2024, "Generative AI in Pharma - Trí tuệ tạo sinh, ngành Dược chuyển mình", sẽ mang đến góc nhìn sâu sắc về cách AI đang tái định hình ngành Dược. Còn PPAS 2024 với thông điệp “Kinh doanh nhà thuốc: Biến đổi hay biến mất” sẽ trang bị cho các nhà thuốc những tư duy chiến lược và công cụ cần thiết để bứt phá doanh thu trong thời đại số.
Để tìm hiểu chi tiết hơn về những nội dung hấp dẫn và điểm nhấn của hai sự kiện này, chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với Thạc sĩ, Dược sĩ Lê Phương Dung, người sáng lập và điều hành Pharmaco Agency, học viện MPG, Siêu thị thuốc MPG, đồng thời là Trưởng Ban tổ chức.
Thưa bà, điều gì đã thúc đẩy bà và cộng sự tổ chức hai sự kiện PMASS và PPAS 2024 ở cả hai miền Bắc và Nam?
Đây thực sự là một quyết định liều lĩnh trong bối cảnh kinh tế khó khăn hiện nay. Tuy nhiên, tôi nhận thấy ngành Dược đang thiếu những diễn đàn chuyên sâu để sâu để giao lưu và học hỏi từ các chuyên gia hàng đầu, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ. Điều này khiến các doanh nghiệp Dược thường không nắm bắt kịp thời các xu thế mới, như Generative AI, một công nghệ đang bùng nổ và định hình lại cách thức hoạt động của nhiều ngành nghề.
PMASS đã được tổ chức thường niên từ năm 2019 và đã xây dựng được uy tín, trong khi PPAS mặc dù mới ra đời tại Hà Nội năm 2023 nhưng đã thu hút được sự quan tâm mạnh mẽ từ cộng đồng nhà thuốc trên toàn quốc. Năm nay, chúng tôi muốn tạo ra một diễn đàn chuyên sâu giúp các doanh nghiệp Dược và nhà thuốc trang bị kiến thức về công nghệ tiên tiến, đặc biệt là Generative AI, để tự tin bước vào kỷ nguyên số hóa.
Chúng tôi rất vinh dự khi có sự tham gia của nhiều chuyên gia uy tín ở cả 2 miền như ông Nguyễn Tất Kiểm, ông Tony Dzung, ông Đỗ Hữu Hưng cùng những diễn giả như ThS.Bs Nguyễn Thành Danh, ThS Đặng Quốc Hưng, Dược sĩ Nguyễn Trung Dũng, Nguyễn Thanh Tùng - những người đã thành công trong việc ứng dụng công nghệ AI vào vận hành doanh nghiệp.
Thạc sĩ, Dược sĩ Lê Phương Dung, trưởng ban tổ chức PMASS 2024, PPAS 2024
Tại sao PMASS 2024 lại chọn chủ đề “Generative AI in Pharma - Trí tuệ tạo sinh, ngành Dược chuyển mình”?
Chủ đề "Generative AI in Pharma" được chọn không chỉ vì đây là xu hướng, mà còn bởi vì đó sẽ là công cụ định hình lại cách thức hoạt động của doanh nghiệp Dược. Generative AI không chỉ phân tích và tổng hợp dữ liệu như AI truyền thống, mà còn có khả năng tạo ra nội dung và nhân bản cảm xúc, từ đó tối ưu hóa quy trình sáng tạo nội dung và cải thiện trải nghiệm khách hàng. Generative AI sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng chiến lược marketing mang tính cá nhân hoá, linh hoạt và hiệu quả hơn.
Thế nhưng, ngành Dược mới chỉ là những "Mầm non AI", bởi đi chậm hơn so với các lĩnh vực khác và có nguy cơ bỏ lỡ cơ hội vàng để bứt phá.
Sau các trào lưu từ mạng xã hội tới thương mại điện tử, thì giờ đây là thời đại của Generative AI. Thành công thuộc về những người tiên phong nắm bắt xu hướng.
Câu chuyện đó không chỉ là của doanh nghiệp Dược và nhà thuốc, mà ngay cả hệ sinh thái Pharmaco Agency và học viện MPG do tôi sáng lập cũng phai nhanh chóng chuyển mình, nếu không muốn đối mặt với nguy cơ bị tụt lại phía sau trong thời đại AI First sắp tới.
Điểm khác biệt tại PMASS 2024 là sự góp mặt của nhiều diễn giả trẻ, năng động đến từ các lĩnh vực khác ngoài ngành Dược. Bà có thể cho biết lý do cho sự lựa chọn này?
Tôi đã có dịp lắng nghe những diễn giả này chia sẻ tại sự kiện AI Marketing 2024 và cảm nhận được một luồng năng lượng cùng tư duy sáng tạo mà ngành Dược đang còn thiếu. Họ không chỉ có kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn trong việc ứng dụng công nghệ, AI vào doanh nghiệp mà còn có động lực đổi mới mạnh mẽ và sự quyết liệt trong hành động.
Mục tiêu của tôi khi đưa những “luồng gió mới” này vào PMASS 2024 là muốn giúp các doanh nghiệp Dược thoát khỏi sự bảo thủ, từ bỏ những chiến lược đã lỗi thời.
Generative AI bùng nổ sẽ đẩy các các doanh nghiệp Dược đứng trước 2 lựa chọn: Một là đứng ngoài cuộc chơi và dần bị lãng quên trong bản đồ cạnh tranh ngành Dược, hoặc là phải quyết liệt thay đổi và sử dụng công nghệ AI làm đòn bẩy để tăng tốc, bứt phá.
Tôi tin rằng với những góc nhìn đa dạng của dàn diễn giả tại PMASS 2024 sẽ giúp các doanh nghiệp Dược mở rộng tầm nhìn và đổi mới tư duy, từ đó thích ứng với biến động không ngừng của thị trường hiện nay.
Là diễn giả đầu tiên trình bày tại PMASS 2024, bà sẽ chia sẻ chủ đề gì?
Trong bài tham luận của mình với tiêu đề “Thách thức của ngành Dược và tiềm năng ứng dụng Trí tuệ tạo sinh”, tôi sẽ nêu bật những thách thức mà ngành Dược đang đối mặt, như khan hiếm nhân sự chất lượng và chi phí R&D, marketing, truyền thông ngày càng tăng cao, đồng thời phân tích những tiềm năng mà Generative AI có thể mang lại.
Tôi tin rằng, "Trí tuệ là khả năng cập nhật kiến thức để thích nghi với mọi thay đổi," do đó, các doanh nghiệp Dược cần xây dựng một văn hóa học hỏi không ngừng để thích ứng với bối cảnh kinh doanh mới. Sự thành bại của doanh nghiệp phụ thuộc vào năng lực lãnh đạo và khả năng chấp nhận thay đổi.
Tôi mong muốn giúp các doanh nghiệp dược nhận diện và khai thác được tiềm năng của Generative AI để giải quyết những khó khăn hiện tại và biến thành đòn bẩy giúp các doanh nghiệp Dược bứt phá trong tương lai.
Trong quá trình triển khai Generative AI, bà nghĩ thách thức lớn nhất mà doanh nghiệp Dược cần vượt qua là gì?
Thách thức lớn nhất của các doanh nghiệp Dược chính là thiếu hụt nhân lực có đủ kiến thức và kĩ năng để triển khai Generative AI một cách hiệu quả. Bên cạnh đó, sự ngần ngại trong việc đầu tư công nghệ và xây dựng một văn hóa đổi mới cũng là những trở ngại đáng kể. Nhiều doanh nghiệp Dược vẫn lo ngại khi phải thay đổi cách thức vận hành và thiếu kinh nghiệm trong việc triển khai công nghệ mới.
Một yếu tố khác cũng không kém phần quan trọng đó là sự lo lắng về việc bảo mật và quản lý dữ liệu an toàn, chính xác. Doanh nghiệp cần có một chiến lược rõ ràng, kiên định trong việc bảo vệ thông tin nhạy cảm trong khi vẫn tận dụng được sức mạnh của AI.
Vậy còn tại PPAS 2024, với chủ đề “Kinh doanh nhà thuốc: Biến đổi hay Biến mất”, bà sẽ chia sẻ vấn đề gì?
Trong bối cảnh các nhà thuốc đang phải đối mặt với áp lực cạnh tranh lớn từ các chuỗi nhà thuốc, kênh bán hàng online thì việc ứng dụng công nghệ chính là giải pháp quan trọng giúp họ tồn tại và phát triển. Tại PPAS 2024, trong phần tham luận “Đổi mới chiến lược kinh doanh nhà thuốc trong thời đại số”, tôi sẽ trình bày mô hình 15C, giúp các nhà thuốc chuyển mình từ cách kinh doanh truyền thống sang mô hình 4.0 hiện đại, nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ và cải thiện trải nghiệm khách hàng. Thời đại ngày nay muốn tăng lợi thế cạnh tranh thì các nhà thuốc cần phải dựa vào mô hình kinh doanh, xây dựng hệ sinh thái, tạo lập các liên minh hợp tác và đặc biệt là khai thác sức mạnh của công nghệ.
Đó cũng là lý do tôi muốn tổ chức Diễn đàn nhà thuốc tư nhân hàng năm để tạo cơ hội cho các nhà thuốc tiếp cận mọi nguồn lực, nắm bắt xu thế tiêu dùng mới và hình thành các mối quan hệ đối tác, cùng nhau phát triển bền vững.
Bà có thông điệp gì muốn gửi đến các doanh nghiệp dược, nhà thuốc?
Tôi muốn nhấn mạnh rằng, trong kinh doanh, có một điều duy nhất không thay đổi chính là sự biến động của thị trường. Để tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp Dược, nhà thuốc cần xây dựng một văn hóa học hỏi liên tục, hành động quyết liệt và luôn sẵn sàng thích ứng với những biến chuyển của môi trường xung quanh. Ngày nay, "cá nhanh nuốt cá chậm", vì vậy những doanh nghiệp chậm chạp sẽ dễ dàng bị đào thải.
Tôi hy vọng PMASS và PPAS 2024 sẽ trở thành nguồn cảm hứng và gợi mở nhiều ý tưởng, để tạo động lực cho sự phát triển bền vững của ngành Dược Việt Nam trong nền kinh tế số hóa. Cảm ơn bạn đã dành thời gian lắng nghe, và hy vọng chúng ta sẽ gặp lại tại sự kiện ở Hà Nội vào ngày 23/11 và Hồ Chí Minh ngày 28/11.
Cảm ơn bà Lê Phương Dung đã mang đến những thông tin giá trị và chúc cho PMASS 2024 và PPAS 2024 sẽ thành công rực rỡ!
Thông tin sự kiện PMASS 2024: https://sukien.pmass.vn/ppaspmass2024
PMASS & PPAS 2024 trân trọng cảm ơn các đơn vị
-
Nhà tài trợ Kim cương: MGID VIỆT NAM, MISA AMIS, SEONGON, Dược phẩm quốc tế Abipha, MediUSA
-
Nhà tài trợ Vàng: Traphaco, Kyolic, Optibac, Focus Media, Viên tiểu đường công nghệ cao MPsuno.
-
Nhà tài trợ Bạc: Maxcom Group, Hòa Bình Pharma
-
Đồng hành: Dược phẩm Hoa Linh, Brands Vietnam, Wephar, Unique, Daisy Media, Alobacsi, CSMO