Muốn “trẻ hóa” thương hiệu? Đừng chỉ thay đổi diện mạo bên ngoài!
Bài toán của khách hàng đến với agency rất đa dạng, không ai giống ai. Có thể cùng một đề bài xây dựng hình ảnh truyền thông hướng đến Gen Z, nhưng mỗi ngành hàng, sản phẩm hay văn hóa doanh nghiệp khác nhau sẽ có những yêu cầu và hướng tiếp cận riêng.
Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu và lắng nghe những góc nhìn thực tế từ đội ngũ nhân sự đa thế hệ tại Rubyk Agency trong việc tiếp cận bài toán xây dựng hình ảnh cho các thương hiệu hướng tới Gen Z.
Hiệp: Là một Gen Z, Hiệp đặc biệt hứng thú với các dự án hướng đến thế hệ mình, vì chúng gần gũi với lối sống và tinh thần mà mình theo đuổi. Gần đây, Hiệp đã tham gia thiết kế lại bao bì cho Mama Chocolate, để thương hiệu có thể tiếp cận gần hơn với khách hàng trẻ. Từng ý tưởng, màu sắc, hình ảnh và kiểu chữ trong thiết kế đều được mình phát triển dựa trên câu chuyện của thương hiệu, kết hợp với cảm nhận cá nhân, sau đó tái hiện lại dưới góc nhìn của một Gen Z. Sau khi hoàn thành, những phản hồi tích cực từ chủ thương hiệu và khách hàng giúp mình thêm tự tin trên hành trình làm nghề sáng tạo.
Đối với Hiệp, mỗi dự án thiết kế không chỉ là công việc mà còn là nơi mình có thể tự do sáng tạo và góp phần giúp thương hiệu kết nối gần hơn với khách hàng, đặc biệt là Gen Z.
* Vậy còn chị Hường, chị có ấn tượng thế nào về Gen Z và đâu là dự án về Gen Z mà chị ấn tượng nhất?
Chị Hường: Với mình, Gen Z là một thế hệ cực kỳ nhanh. Nhanh trong cả tư duy, giao tiếp và cách mà họ tiếp nhận thông tin. Ngoài ra, Gen Z tuy sáng tạo và cởi mở với những ý tưởng mới, nhưng cũng rất thực tế và cẩn trọng khi chi tiêu.
Dự án hợp tác với bạn Founder Gen Z gần đây càng tạo cho mình nhiều ấn tượng tốt với những bạn trẻ năng động này. Trong dự án đó, mình có đề xuất hai phương án: một hướng an toàn và một hướng sáng tạo hơn. Bạn Founder rất thích concept thứ hai vì nó mới mẻ và hợp xu hướng. Tuy nhiên, concept này đòi hỏi yêu cầu thi công rất phức tạp. Vì vậy, sau khi cân nhắc kỹ lưỡng, bạn quyết định chọn phương án an toàn hơn để đảm bảo khả năng thực thi và tối ưu chi phí nhất.
Thực ra, đa số khách hàng mà mình hợp tác đều chọn phương án an toàn, hiếm khách nào chọn phương án đặc biệt bởi còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như thị trường, ngân sách và tình hình thực tế của doanh nghiệp.
* Còn với chị Hà thì sao ạ?
Chị Hà: Chị đã gặp gỡ và có cơ hội làm việc với nhiều bạn Gen Z, nhìn chung chị rất ấn tượng với thế hệ này. Các bạn tự tin thể hiện bản thân, gu thẩm mỹ tinh tế và đặc biệt giỏi công nghệ. Tuy nhiên, vì sinh ra và lớn lên trong thời đại số nên các bạn ấy cũng thường bị xao nhãng và dễ phân tán sự tập trung nhiều hơn.
Chị Hà: Chị rất thoải mái và sẵn lòng tìm hiểu, kết nối với các bạn Gen Z. Nhưng chị nhận thấy các bạn Gen Z trong team thường có chút ngại ngùng trong việc giao tiếp khi làm việc chung với những người lớn tuổi hơn. Đây có thể là điều mà các bạn cần cải thiện khi làm việc trong môi trường đa thế hệ.
Còn về mặt phối hợp thì tuổi nào chị cũng coi các bạn bình đẳng như nhau. Tất cả đều dựa trên cái lõi tôn trọng, giao tiếp chân thành và cho các bạn khoảng không gian riêng, không vội vàng đánh giá phán xét, đồng thời lắng nghe nhiều hơn để hiểu các bạn ý.
* Vậy với chị Hường, chị có thấy sự khác biệt nào khi làm việc với Gen Z không?
Chị Hường: Thực ra, mình không cảm thấy khác biệt lắm. Bởi mình dành nhiều thời gian tương tác với Gen Z nên dần hiểu tâm lý, thói quen và gu thẩm mỹ của các bạn ấy. Ngoài ra, mình thấy bản thân cũng có một phần nào đó đồng điệu với Gen Z về mặt tư duy, nên mình dễ dàng hòa nhập và bắt kịp tinh thần của họ.
* Còn Hiệp, bạn có gặp khó khăn gì khi làm việc cùng các thế hệ khác trong team không?
Hiệp: Mình không thấy khó khăn gì đáng kể. Trong team, mọi người luôn tôn trọng và lắng nghe ý kiến của mình. Thay vì bác bỏ hay phản đối, các anh chị thường tìm cách phát triển thêm từ ý tưởng của mình, chỉ ra những điểm chưa tốt và gợi ý cách giải quyết phù hợp. Cách làm việc này giúp mình tăng sự tự tin, cải thiện kỹ năng và phát triển hơn khi làm việc trong môi trường năng động như Agency.
Chị Hà: Thực tế, visual chỉ là cái vỏ, nhưng để ra được cái vỏ đó là cả một chiến lược hậu thuẫn phía sau. Muốn tạo nên visual thu hút Gen Z, trước tiên phải có định hướng, mục tiêu rõ ràng, sau đó mới quyết định sẽ xử lý hình ảnh ra sao để phù hợp và kết nối với thế hệ trẻ.
Hơn nữa, bài toán của khách hàng đến với agency rất đa dạng, không ai giống ai. Có thể cùng một đề bài xây dựng hình ảnh truyền thông hướng đến Gen Z, nhưng mỗi ngành hàng, sản phẩm và văn hóa doanh nghiệp khác nhau sẽ có những yêu cầu và hướng tiếp cận riêng.
Vì vậy, khi nhận đề bài từ khách hàng, chị luôn tiếp cận từ góc độ cao hơn để tìm hiểu nhu cầu ẩn thật sự đằng sau brief đó. Nhiều khi đề bài chỉ yêu cầu tinh chỉnh logo, nhưng khi tìm hiểu kỹ, mục tiêu sâu xa lại nằm ở bài toán lớn hơn.
Chẳng hạn như họ cảm thấy thương hiệu đang có những điểm yếu về mặt truyền thông, đã cũ kỹ và cần phải làm mới nếu muốn kết nối với khách hàng trẻ. Lúc đó, việc tinh chỉnh logo có thể không đủ để làm thương hiệu trông trẻ trung hơn mà cần nhiều hoạt động hơn thế. Do đó, hiểu nhu cầu ẩn của khách hàng là rất quan trọng, và đôi khi mình cần tư vấn để xây dựng lại một brief chuẩn hơn cho họ.
Ngoài ra, với mỗi bài toán từ khách hàng, chị sẽ tiếp cận thêm góc độ về mục tiêu kinh doanh. Việc hiểu rõ lĩnh vực, mục tiêu kinh doanh và chiến lược marketing của khách hàng sẽ giúp chị định hình chính xác hơn hướng đi hình ảnh truyền thông, để những gì mình tạo ra không chỉ thu hút thị giác mà còn hỗ trợ hiệu quả mục tiêu phát triển của doanh nghiệp.
Chị Hà: Với chị thì không. Có những khách hàng hiểu rất rõ vấn đề của mình và họ chỉ muốn mình hỗ trợ đúng yêu cầu ban đầu. Tuy nhiên, mình vẫn sẽ trao đổi thêm để những tư vấn của mình có thể giúp khách hàng tiết kiệm chi phí, thời gian, hoặc hướng đến tầm nhìn dài hạn mà không cần thay đổi thiết kế nhiều lần.
Tất nhiên, sẽ luôn có những điểm thỏa hiệp. Mình tư vấn dựa trên cái tâm và mong muốn tốt nhất cho khách, nhưng đôi khi, khách hàng có hoàn cảnh kinh doanh buộc họ chỉ có thể thực hiện yêu cầu đó ngay và luôn.
Tuy vậy, khi khách hàng thấy được sự tâm huyết, tư vấn chuyên sâu và toàn diện của mình, họ sẽ có niềm tin rằng đây là người có thể giúp họ định hướng chiến lược lâu dài. Điều này có kể kéo khách quay lại và hợp tác với mình trong các dự án tương lai.
Chị Hà: Khi khách hàng nhận thấy cần phải trẻ hóa, thường thì họ đã hiểu được lý do phải thay đổi rồi. Tuy nhiên, không phải thương hiệu nào cũng biết cách làm để chạm tới Gen Z. Đó là lý do họ cần sự tư vấn từ Agency.
Thực tế, việc trẻ hóa không chỉ nằm ở diện mạo bề ngoài mà phải xuất phát từ định hướng kinh doanh và sản phẩm cốt lõi của thương hiệu. Nếu sản phẩm lõi không đáp ứng được nhu cầu và kỳ vọng của Gen Z, thì dù truyền thông có long lanh đến đâu, nhóm khách hàng này cũng chỉ tiếp cận một lần rồi thôi.
Vì thế, ngoài khía cạnh hình ảnh, chị sẽ tư vấn thêm cho doanh nghiệp để tìm ra điểm mạnh, điểm yếu và cách tối ưu để thực sự chạm đến một tệp khách hàng tiềm năng nhưng không dễ chiều như Gen Z.
Chị Hường: Nếu được trao đổi trực tiếp với khách hàng thì mình sẽ nhanh chóng hiểu rõ yêu cầu và đưa ra đề xuất phù hợp hơn. Nhưng thực tế, người mình trao đổi và người duyệt thường không phải là một. Vì thế làm việc tại Agency đòi hỏi mình phải thích nghi nhanh, chuẩn bị được cho mọi tình huống. Khách hàng cần style gì, phong cách nào, mình đều có thể đáp ứng. Với mỗi khách hàng, mình cần “nhập vai” một cách linh hoạt để phục vụ tốt nhất cho từng yêu cầu đó.
Chị Hà: Chị bổ sung thêm, nếu thương hiệu muốn có được phương án phù hợp để thu hút Gen Z, người quyết định cần cởi mở đón nhận những góc nhìn mới, đôi khi khác biệt và phá cách. Nhưng để thuyết phục họ lựa chọn thì đề xuất nào cũng cần phải có căn cứ rõ ràng. Nếu chứng minh được ý tưởng của mình dựa trên nghiên cứu và sở thích hiện tại của Gen Z, thì không có lý do gì để thương hiệu từ chối.
Để tăng tính thuyết phục, có thể gợi ý thương hiệu thử nghiệm với một nhóm khách hàng hoặc nhân viên Gen Z của họ. Còn nếu thương hiệu vẫn kiên định với lựa chọn ban đầu thì cũng không sao cả, vì như đã đề cập ở trên, luôn sẽ có điểm thỏa hiệp giữa hai bên.
* Cảm ơn team Rubyk đã dành thời gian chia sẻ những kinh nghiệm thực tế và chân thành trong quá trình làm việc tại một agency về thiết kế sáng tạo. Những góc nhìn mới mẻ và tâm huyết của mọi người chắc hẳn sẽ đem lại nhiều cảm hứng và giúp ích rất nhiều cho những cá nhân đang hoạt động trong lĩnh vực sáng tạo.
* Nguồn: Rubyk Agency