Biến Fake OOH thành Real OOH, phim hoạt hình “Garfield” xóa tan những tranh cãi về Fake OOH
Chiến dịch “Garfield - Crash the Billboard” đã khéo léo giải quyết hai bài toán nan giải của Fake OOH: thiếu tính chân thực và sự nhàm chán.
Fake OOH (FOOH) là quảng cáo ngoài trời ảo được tạo dựng bởi công nghệ như CGI. Khác với quảng cáo ngoài trời truyền thống thường xuất hiện dưới dạng quảng cáo vật lý như Billboard hay màn hình kỹ thuật số, quảng cáo Fake OOH “sống” hoàn toàn trên không gian kỹ thuật số dưới dạng video trên các nền tảng mạng xã hội.
1. Bối cảnh: Fake OOH trở thành “cuộc đua Viral” của các nhãn hàng
Khi Fake OOH vừa mới nổi lên, các ông lớn trên thế giới đã nhanh chóng bắt trend và cho ra mắt những video quảng cáo ngoài trời (OOH) siêu ấn tượng.
Từ những chiếc túi xách khổng lồ của Jacquemus trên đường phố Paris đến cây Mascara chuốt mi cho tàu điện ngầm tại New York của Maybelline, tất cả Fake OOH đều khiến người xem phải trầm trồ và thắc mắc xem đây là thật hay ảo.
2. Thử thách: Những tranh cãi xoay quanh Fake OOH
Mặc dù thu hút sự chú ý ban đầu, quảng cáo Fake OOH lại có thể gây ra phản ứng ngược khi người xem nhận ra sự thật. Cảm giác “bị lừa” có thể khiến họ mất niềm tin vào thương hiệu và sản phẩm.
Bên cạnh đó, việc lặp đi lặp lại những công thức quen thuộc như “đặt sản phẩm khổng lồ vào không gian công cộng” hay “làm biến dạng các công trình kiến trúc” đã khiến người xem cảm thấy nhàm chán và khó tạo được ấn tượng sâu sắc.
3. Ý tưởng & Thực thi: Biến Fake OOH thành Real OOH
Để tiếp tục thu hút sự chú ý của công chúng, các nhà sáng tạo cần tìm kiếm những cách thức mới lạ và độc đáo hơn để khai thác tiềm năng của Fake OOH, đưa hình thức này lên một tầm cao mới. Chiến dịch “Garfield - Crash the Billboard” (Tạm dịch: “Garfield - Đâm sầm vào Billboard”) đã khéo léo giải quyết hai bài toán nan giải của Fake OOH: thiếu tính chân thực và sự nhàm chán.
Quảng cáo này không chỉ đơn thuần là một FAKE OOH bởi hình ảnh chú mèo béo Garfield khổng lồ, được tạo ra bằng công nghệ CGI, lơ lửng trên không trung rồi “đâm sầm” và mắc kẹt vào một Billboard (REAL!) tại Mexico.
Có thể thấy, chiến dịch “Garfield - Crash the Billboard” đã thành công trong cả việc tận dụng “cơn sốt” Fake OOH để viral mạnh mẽ trên các nền tảng Online, đồng thời vẫn giữ nguyên những giá trị cốt lõi của quảng cáo ngoài trời. Đội ngũ Marketing của phim hoạt hình này đã triển khai một chiến dịch “Fake OOH thành Real OOH” đầy tinh tế và chỉn chu, từ việc tạo ra video Fake OOH thú vị bằng CGI đến thực thi OOH ngoài đời thật với hiệu ứng 3D bắt mắt.
4. Kết quả chiến dịch
Không chỉ tạo tiếng vang trong ngành quảng cáo, chiến dịch sáng tạo này còn đóng góp lớn vào thành công của bộ phim. Với gần 20 triệu lượt xem, “Garfield” nhanh chóng vươn lên vị trí phim số 1 ngay trong buổi công chiếu.
Không chỉ đơn thuần là một quảng cáo ngoài trời, chiến dịch này đã khéo léo kết hợp giữa Fake OOH và OOH thực tế, giải quyết thành công những hạn chế mà Fake OOH thường gặp phải như bị rập khuôn hay thiếu sự hiện diện vật lý.
* Nguồn: Unique OOH