Case study: Ford thua lỗ thảm hại từ khủng hoảng 2006
GIỚI THIỆU
Ford Motor Company, với bề dày hơn 120 năm, là biểu tượng hàng đầu trong ngành sản xuất ô tô toàn cầu, nổi bật với các phương pháp sản xuất hàng loạt mang tính tiên phong. Với hệ thống dây chuyền lắp ráp, hay còn gọi là “Fordism,” Ford không chỉ thay đổi cách sản xuất mà còn góp phần định hình ngành công nghiệp hiện đại thông qua việc tối ưu hóa và chuẩn hóa quy trình sản xuất.
BỐI CẢNH
Tuy nhiên, đến tháng 09/2006, Ford phải đối mặt với khủng hoảng nghiêm trọng khi tất cả các thương hiệu của hãng đều thua lỗ. Thị trường của Ford rơi tự do khiến thị phần tại Mỹ sụt giảm liên tục suốt hơn một thập kỷ, từ 25% vào năm 1995 xuống còn 16,8% vào năm 2006, đánh dấu mức thấp nhất kể từ năm 1920.
Thiệt hại tài chính năm đó lên đến 12,7 tỷ USD, đẩy Ford vào thế bất lợi so với các đối thủ cạnh tranh trong và ngoài nước, khiến thứ hạng bị Chevrolet và Toyota vượt mặt trở thành thương hiệu số một và số hai tại thị trường Mỹ.
(Nguồn: “At Ford, Turnaround is Job One” – Shein J.B., Trường Quản lý Kellogg, 2012).
Nguồn ảnh: Sưu tầm
Từ thất bại đau đớn của Ford, các doanh nghiệp có thể rút ra những bài học lớn để phát triển bền vững và tránh lặp lại các sai lầm tương tự. Điển hình nhất trong đó là việc áp dụng các công cụ quản lý và giải pháp hiện đại hỗ trợ doanh nghiệp. Cùng Bizin phân tích cụ thể giải pháp đề xuất Salesforce Manufacturing Cloud có khả năng cải thiện quy trình vận hành sản xuất và quản lý cho Ford như nào nhé?
Đọc thêm: Salesforce Manufacturing Cloud là gì?
THÁCH THỨC
Điểm đáng chú ý chính là dù Ford quy tụ rất nhiều tài năng xuất sắc và dày dạn kinh nghiệm vào hội đồng quản trị, bao gồm các CEO và chuyên gia quản trị kỳ cựu từ Hallmark Inc., Goldman Sachs Group Inc., và Nokia Corp., nhưng họ vẫn không thể ứng phó kịp thời trước biến cố này.
Các bộ óc hàng đầu trong ngành không đủ để giúp Ford vượt qua những khó khăn do cấu trúc cồng kềnh và thiếu linh hoạt, cùng với việc phải đối đầu với sự thay đổi mạnh mẽ trong thị hiếu người tiêu dùng và sức ép cạnh tranh toàn cầu.
Điều này cho thấy rằng, bên cạnh sự tài năng của đội ngũ lãnh đạo, Ford vẫn gặp khó khăn lớn trong việc thích nghi nhanh chóng với những biến động mạnh mẽ của thị trường. Những nguyên nhân cốt lõi nằm sâu trong cấu trúc tổ chức, định hướng sản phẩm và sự thiếu đồng bộ trong chiến lược toàn cầu của Ford.
Trước sức ép từ các đối thủ quốc tế với sản phẩm chất lượng và chi phí cạnh tranh hơn, Ford gặp thách thức trong việc tối ưu hóa chi phí sản xuất và quản lý chuỗi cung ứng.
Hơn nữa, xu hướng thị trường ngày càng ưa chuộng xe tiết kiệm nhiên liệu, bền bỉ lại nằm ngoài định hướng sản phẩm của Ford, vốn tập trung nhiều vào các dòng xe tải và SUV tiêu tốn nhiên liệu.
Sự chậm trễ trong đổi mới sản phẩm và thiếu linh hoạt trong quản lý đã khiến Ford không chỉ mất thị phần, mà còn rơi vào tình trạng thua lỗ nghiêm trọng, tạo nên biến cố lớn vào năm 2006.
DIỄN BIẾN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP SALESFORCE MANUFACTURING CLOUD
1. Sự thiếu chiến lược đồng bộ trong chiến lược toàn cầu của Ford
a. Diễn biến
Trước khi Alan Mulally được mời về làm Giám đốc điều hành năm 2006, Ford đang phải trải qua thời kỳ khủng hoảng tài chính mạnh mẽ tại thị trường Mỹ, điều này khiến doanh số xe hơi lao dốc và dẫn đến khoản lỗ kỷ lục 12,7 tỷ USD.
Alan Mulally – CEO of Ford, “kẻ ngoại đạo” hồi sinh Ford từ một gã khổng lồ cháy túi đang trên đà suy thoái và chìm vào dĩ vãng, trở lại vị thế tập đoàn sản xuất xe hơi có lịch sử hơn một thế kỷ tại Mỹ.
Dù ban quản trị của Ford đã nỗ lực xoay chuyển tình thế suy thoái nhưng công cuộc đã thất bại thảm hại vì các quyết sách chiến lược được đưa ra đã bị bóp méo bởi nhiều thành kiến xuất phát từ những lợi ích cá nhân và định kiến. Điều này làm cho lãnh đạo thiếu sự thấu hiểu sâu sắc về thị trường và hành vi người tiêu dùng, khiến những nỗ lực cải tổ trở nên không hiệu quả và đẩy Ford ngày càng tụt hậu so với các đối thủ trên thị trường toàn cầu.
b. Đề xuất giải pháp
Lịch sử đã chứng minh, việc kẻ ngoại đạo Alan Mulally nhanh chóng được mời về làm Giám đốc điều hành Ford Motor Company đã trở thành quyết định đúng đắn nhất của Ford. Trong thời khắc “ngàn cân treo sợi tóc”, Alan Mulally đã giúp Ford thu về lợi nhuận liên tiếp trong 19 quý và vượt qua cuộc khủng hoảng 1 cách kỳ diệu.
Tuy nhiên, việc tìm thấy được 1 “người hùng” như Alan Mulally không phải là điều dễ dàng, và việc phụ thuộc vào cá nhân lãnh đạo để thay đổi toàn bộ công ty chứa đựng nhiều rủi ro. Để tạo ra một hệ thống phát triển bền vững và tránh phụ thuộc vào sự xuất sắc của một cá nhân, Ford cần xây dựng một chiến lược quản trị thông minh và linh hoạt hơn.
Giải pháp với Salesforce Manufacturing Cloud
Salesforce Manufacturing Cloud mang đến cho Ford khả năng:
-
Phân tích và đồng bộ dữ liệu từ tất cả các khâu, giúp ban lãnh đạo có cái nhìn toàn diện và sâu sắc về nhu cầu thị trường và hành vi người tiêu dùng.
-
Công nghệ này không chỉ giúp tối ưu hóa chuỗi cung ứng mà còn cải thiện hiệu quả trong quá trình ra quyết định chiến lược.
-
Thay vì chỉ dựa vào đánh giá chủ quan, ban lãnh đạo có thể sử dụng dữ liệu phân tích từ Salesforce để hiểu rõ hơn về xu hướng tiêu dùng, điều chỉnh chiến lược sản phẩm và phát triển kế hoạch kinh doanh phù hợp với từng thị trường.
Tuỳ theo hoàn cảnh mà Salesforce Manufacturing Cloud hoàn toàn có thể được thiết kế tinh chỉnh cho phù hợp để có thể hỗ trợ Ford xây dựng sự linh hoạt trong quản lý toàn cầu, đồng bộ hóa các mục tiêu và hành động giữa các chi nhánh trên khắp thế giới. Điều này sẽ giúp Ford duy trì một chiến lược nhất quán và đảm bảo rằng mọi thị trường đều có thể tối ưu hóa hoạt động mà không cần phụ thuộc vào những thay đổi lớn từ ban lãnh đạo.
2. Sự chậm trễ trong nắm bắt nhu cầu thị hiếu người tiêu dùng.
a. Diễn biến
Thực tế là trong bài báo cáo của Shein đưa ra rằng, một trong những vấn đề cốt lõi Ford phải đối mặt là sự thiếu minh bạch trong truyền đạt thông tin nội bộ. Nhiều nhà quản lý của Ford đã ngần ngại đưa ra những thông tin xấu, những bất lợi của doanh nghiệp, dẫn đến việc ngăn cản sự hiểu biết và đánh giá đúng thực trạng của công ty cũng như sự thay đổi trong nhu cầu thị trường.
Ví dụ, thay vì tập trung vào các động thái của thị hiếu tiêu dùng, Ford lại ưu tiên các biện pháp tái cơ cấu và cắt giảm chi phí để tối ưu lợi nhuận.
Việc che dấu tình hình doanh nghiệp dẫn đến thị hiếu của Ford rơi tự do và trở thành tập đoàn trắng tay khi ra quyết định đẩy mạnh dòng SUV cỡ lớn năm 2006.
Điển hình là chiến lược đẩy mạnh các dòng xe SUV cỡ lớn – sản phẩm vốn tiêu tốn nhiều nhiên liệu – trong khi sở thích của người tiêu dùng đã bắt đầu chuyển sang xe nhỏ gọn và tiết kiệm nhiên liệu hơn. Sự thiếu nhạy bén trước nhu cầu thay đổi của thị trường đã khiến Ford không kịp thời điều chỉnh danh mục sản phẩm và đánh mất thị phần vào tay các đối thủ, đặc biệt là khi giá nhiên liệu tăng cao và sự ưu tiên chuyển dần sang xe tiết kiệm nhiên liệu.
b. Hậu quả
-
Chiến lược sai lệch: Quyết định gia tăng sản xuất các dòng xe lớn thay vì đa dạng hóa các dòng xe nhỏ khiến Ford tụt hậu trước các đối thủ như Toyota và Honda, những công ty đã chuyển dịch nhanh chóng sang xe tiết kiệm nhiên liệu và chiếm ưu thế trên thị trường.
-
Thiếu khả năng dự đoán xu hướng: Vì không có các công cụ phân tích thị trường đủ mạnh, Ford không nhận diện được sự thay đổi trong xu hướng tiêu dùng, dẫn đến hàng tồn kho quá tải và thiệt hại hàng tỷ USD trong những năm suy thoái.
-
Hậu quả tài chính: Do thị phần tiếp tục giảm và không đáp ứng được nhu cầu khách hàng, Ford chịu thiệt hại tài chính lớn, lâm vào cuộc khủng hoảng vào năm 2006 với khoản lỗ khổng lồ lên đến 12,7 tỷ USD.
c. Đề xuất giải pháp với Salesforce Manufacturing Cloud
Salesforce Manufacturing Cloud có thể giải quyết những thách thức này thông qua các công cụ phân tích nhu cầu và dự đoán xu hướng tiêu dùng theo thời gian thực. Với nền tảng này, Ford có thể thu thập và phân tích dữ liệu từ mọi điểm tiếp xúc khách hàng, bao gồm thông tin về sản phẩm ưa thích, phản hồi của khách hàng và xu hướng thị trường. Điều này sẽ cung cấp cho ban lãnh đạo cái nhìn chính xác và cập nhật về sở thích tiêu dùng, giúp điều chỉnh danh mục sản phẩm kịp thời để đáp ứng thị hiếu đang thay đổi.
Dựa trên nền tảng Analytics, Salesforce còn tích hợp khả năng dự báo thị trường và tối ưu hóa chuỗi cung ứng, giúp Ford cân bằng giữa tồn kho và nhu cầu thực tế. Chẳng hạn, thông qua các chỉ số dữ liệu thu thập, Salesforce Manufacturing Cloud có thể cảnh báo sớm về sự suy giảm nhu cầu đối với các dòng xe lớn và đưa ra các khuyến nghị điều chỉnh sản lượng, từ đó giúp Ford tránh được những thiệt hại không đáng có.
KẾT LUẬN
Cuộc khủng hoảng của Ford Motor Company vào năm 2006 đã chỉ ra những thách thức nghiêm trọng mà công ty không thể lường trước, bao gồm sự thiếu đồng bộ trong chiến lược toàn cầu và sự chậm trễ trong việc nắm bắt nhu cầu thị hiếu người tiêu dùng. Để tránh tái diễn những vấn đề tương tự, các doanh nghiệp ngày nay nên đưa ra những quyết định đầu tư đúng đắn vào các giải pháp công nghệ hiệu quả.
Salesforce Manufacturing Cloud nổi bật như một giải pháp phù hợp, giúp doanh nghiệp không chỉ tối ưu hóa quy trình sản xuất mà còn nắm bắt và phân tích dữ liệu thị trường nhanh chóng. Giải pháp này cho phép các doanh nghiệp theo dõi xu hướng và nhu cầu của khách hàng, từ đó điều chỉnh chiến lược kịp thời, giúp các doanh nghiệp vượt qua những thách thức tương tự.