SocialPeta phát hành báo cáo thị trường game di động Đông Nam Á năm 2024
Trong những năm gần đây, thị trường game di động tại Đông Nam Á chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ giữa ngành công nghệ game toàn cầu cạnh tranh gay gắt. Với dân số hơn 600 triệu dân, người dùng trẻ và thiết bị thông minh phổ biến, Đông Nam Á trở thành một thị trường đầy tiềm năng cho các nhà phát triển game.
Dù là thể loại game chiến thuật, nhập vai (RPG) hay thể loại giải trí, các nhà phát triển Trung Quốc đều nhanh chóng thiết lập được chỗ đứng vững chắc lại thị trường Đông Nam Á, nhờ thiết kế đồ họa, lối chơi sáng tạo và chiến lược nội địa hóa phù hợp. Khi nhu cầu của người chơi địa phương đối với game di động chất lượng cao ngày càng nhiều, các công ty Trung Quốc tiếp tục tận dụng xu hướng này để mở rộng thêm thị phần tại Đông Nam Á.
Đứng trước tiềm năng to lớn của thị trường này, việc chiếm lĩnh thị phần trong môi trường cạnh tranh khốc liệt đã trở thành một thách thức lớn đối với mọi nhà phát triển game. Những hiểu biết chính xác về thị trường và các chiến lược tiếp thị phù hợp sẽ trở nên vô cùng quan trọng. Để cung cấp những phân tích chuyên sâu về các khía cạnh của thị trường game di động Đông Nam Á và nắm bắt được các xu hướng tiếp thị mới, Viện nghiên cứu dữ liệu SocialPeta đã phát hành “Báo cáo Xu hướng Tiếp thị Trò chơi Di động tại thị trường Đông Nam Á 2024” (Insights into Marketing Trends in Southeast Asian Mobile Games in 2024).
Báo cáo cung cấp những phân tích chuyên sâu về xu hướng tiếp thị game di động tại thị trường Đông Nam Á, các mẫu quảng cáo phổ biến và chiến lược của các nhà quảng cáo hàng đầu. Mục tiêu của SocialPeta là giúp các công ty năm bắt được cơ hội và đạt được những đột phát trên thị trường toàn cầu.
Số lượng nhà quảng cáo tại thị trường Đông Nam Á tăng trưởng ổn định
Theo đó, số lượng nhà quảng cáo trung bình hàng tháng vượt qua con số 21.000, với số quảng cáo mới phát hành chiếm gần 70% trong tháng 7 và tháng 8. Trong năm 2024, số lượng nhà quảng cáo tại thị trường Đông Nam Á đã có sự tăng trưởng ổn định, với mức trung bình 21.000 nhà quảng cáo hoạt động mỗi tháng, tăng 9,5% so với cùng kỳ năm trước. Mặc dù có sự sụt giảm ngắn trong tháng 6 và tháng 7, hiệu suất tổng thể của thị trường vẫn đang duy trì đà tăng trưởng mạnh mẽ.
Đồng thời, các nhà quảng cáo mới đã có hiệu suất đặc biệt mạnh mẽ, chiếm trung bình 3,7% trong suốt cả năm, đạt đỉnh 8,5% trong tháng 6, điều đó cho thấy sự bùng nổ các tựa game mới trong giai đoạn này. Mặc dù tỷ lệ nhà quảng cáo mới thấp hơn trong tháng Tết Nguyên Đán (ví dụ tháng 1/2023 và tháng 2/2024), quỹ đạo tăng trưởng tổng thể của thị trường game di động tại thị trường Đông Nam Á vẫn duy trì tích cực.
Năm nay, xu hướng phát hành quảng cáo mới tại thị trường Đông Nam Á đã có những thay đổi đáng kể. Trong tháng 7 và tháng 8, 63,8% nhà quảng cáo tại Đông Nam Á đã tung gia các mẫu quảng cáo mới mỗi tháng. Mặc dù con số này giảm nhẹ 0,8% so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng tỷ lệ nhà quảng cáo sử dụng các mẫu quảng mới trong hai tháng này đã tăng đáng kể, đạt mức cao nhất trong cả năm.
Ngoài ra, trong năm 2024, tỷ lệ mẫu quảng cáo mới có mức trung bình hàng tháng tại Đông Nam Á là 39,6%, tăng 1,5% so với năm ngoái. Tỷ lệ cao nhất được ghi nhận là tháng 6, với mức 49,1%; trong khi tháng 7 và tháng 8 có sự giảm nhẹ, ổn định ở mức 45%.
Những dữ liệu trong báo cáo này cho thấy các nhà quảng cáo tại thị trường Đông Nam Á tiếp tục đặt trọng tâm vào việc cập nhật các mẫu quảng cáo, đặc biệt là giai đoạn giữa năm, trong khi việc triển khai các mẫu quảng cáo mới lại có tác động tích cực đến thị trường. Trong thời điểm này, các nhà quảng cáo đã tận dụng các mẫu quảng cáo mới để tăng sức hấp dẫn từ chiến dịch quảng cáo, từ đó thu hút sự chú ý của người chơi nhiều hơn.
Các nhà quảng cáo tại Indonesia và Philippines vượt qua Nhật Bản và Hàn Quốc, thể loại game nhập vai (RPG) trở thành thể loại cạnh tranh nhất trong tiếp thị
Trong thị trường Châu Á – Thái Bình Dương, quảng cáo tại Đông Nam Á thể hiện sự khác biệt rõ rệt so với các khu vực khác. Indonesia và Philippines đã vượt qua thị trường Nhật Bản và Hàn Quốc về số lượng nhà quảng cáo, trở thành các thị trường chủ chốt trong khu vực. Cụ thể, Indonesia có trung bình 12.000 nhà quảng cáo mỗi tháng, Philippines có 9.800 và Việt Nam có 9.200 nhà quảng cáo. Nổi bật Thái Lan là quốc gia duy nhất ở Đông Nam Á có trung bình hơn 100 mẫu quảng cáo mới mỗi tháng, cụ thể là 103 mẫu, theo sau là Singapore và Malaysia với 94 mẫu quảng cáo mới mỗi tháng.
Toản bộ khu vực Đông Nam Á có trung bình 20.100 nhà quảng cáo mỗi tháng và 110 mẫu quảng cáo mới mỗi tháng. Tuy nhiên, ngoài trừ Thái Lan, hầu hết các thị trường trong khu vực Đông Nam Á có số lượng quảng cáo mới đều dưới 100 mẫu mỗi tháng. Ngược lại, Hồng Kông, MaCao và Đài Loan đều vượt trội hơn nhiều về cả số lượng nhà quảng cáo và mẫu quảng cáo, trung bình 10.200 nhà quảng cáo và 127 mẫu quảng cáo mới mỗi tháng vượt xa các thị trường khác.
Game nhập vai (RPG) là thể loại cạnh tranh nhất trong khía cạnh quảng cáo tại thị trường Đông Nam Á, với số lượng quảng cáo trung bình mỗi tháng cao nhất, đạt 231 quảng cáo, chiếm 16% tổng số quảng cáo phát hành, cao hơn 3,8 điểm phần trăm so với mức trung bình toàn cầu. Khối lượng mẫu quảng cáo cho RPG vượt xa các thể loại khác, nhiều hơn tới 50 mẫu so với các thể loại xếp ngay phía sau là thể loại game chiến thuật.
Các tựa game casual có tỷ lệ nhà quảng cáo cao nhất tại Đông Nam Á, chiếm tới 28,4% tổng số, cao hơn 1,4 điểm phần trăm so với mức trung bình toàn cầu. Tuy nhiên, tỷ lệ quảng cáo chỉ đạt 29,6%, thấp hơn 1,9 điểm phần trăm so với mức trung bình toàn cầu. Các tựa game casino và xếp hình đứng ngay phía sau, với tỷ lệ nhà quảng cáo lần lượt là 13,9% và 11,3%.
Các games chiến lược có tỷ lệ mẫu quảng cáo video cao nhất, trong khi các mini-game thu hút sự chú ý thông qua các yếu tố dựa trên IP
Tại Đông Nam Á, quảng cáo game di động chủ yếu tập trung vào định dạng video, chiếm 65,8% tổng số quảng cáo, cao hơn mức trung bình toàn cầu là 54,8%. Tuy nhiên, con số này giảm 5,5% so với mức cùng kỳ năm ngoái, khi các mẫu quảng cáo video chiếm 71,3%. Đặc biệt, gần 70% trong số các video quảng cáo này có độ dài hơn 30 giây, cho thấy tại khu vực này thì video dài mang lại hiệu quả cao hơn.
Trong số các thể loại game di động, các game thể loại chiến thuật có tỷ lệ quảng cáo video cao nhất, đạt 76,5%, điều này cho thấy thể loại game này phụ thuộc lớn vào quảng cáo video. Ngược lại, các tựa game casino lại có thể lệ quảng cáo hình ảnh cao nhất, đạt mức 44,3%, điều đó làm nổi bật tầm quan trọng của quảng cáo dựa trên hình ảnh đối với thể loại game này.
Tại thị trường Đông Nam Á, phần lớn các quảng cáo định dạng video có độ dài từ 30 đến 60 giây, chiếm 59,1% tổng số. Quảng cáo hình ảnh chủ yếu có kích thước ngang, chiếm 67%, trong khi hình ảnh kích thước dọc và vuông lần lượt chiếm 13,5% và 7,1%. Từ những dữ liệu này cho thấy sự đa dạng các loại hình quảng cáo và định dạng quảng cáo tại thị trường Đông Nam Á, cũng như chiến lược phân hóa quảng cáo trong các thể loại khác nhau cũng được áp dụng triệt để.
Đông Nam Á trở thành một thị trường quan trọng trong việc mở rộng ra nước ngoài của các mini-game, sau thị trường Hồng Kông, Ma cao và Đài Loan. Nhiều chiến lược quảng cáo nội địa truyền thống đã được sao chép thành công tại thị trường Đông Nam Á, thể hiện sự đa dạng của các định dạng quảng cáo.
- Leveraging IP for Growth: Bằng cách sử dụng các nhân vật IP nổi tiếng, các nhà quảng cáo thu hút sự chú ý và quan tâm của người chơi, tăng cường khả năng nhận diện và tỷ lệ chuyển đổi của các mẫu quảng cáo.
- AI Filters: Sử dụng công nghệ AI để biến người thật thành các nhân vật hoạt hình, làm tăng sức hấp dẫn của hình ảnh trong các chương trình quảng cáo game và nâng cao khả năng tương tác cũng như cá nhân hóa các mẫu quảng cáo.
- Side Gameplay + Voice-over: Giới thiệu các tính năng trong game kết hợp với lời lồng ghép, nhờ đó nội dung quảng cáo trở nên hấp dẫn và sống động hơn, thúc đẩy sự tham gia của người chơi.
- KOL Commentary + Gameplay Footage: Mời các nhân vật có ảnh hưởng (KOL) tham gia bình luận về game cùng với các đoạn video hướng dẫn trò chơi, làm cho quảng cáo trở nên sinh động hơn, đồng thời tận dụng sức ảnh hưởng của KOL để thu hút sự chú ý của người hâm mộ họ đến với game.
Các định dạng quảng cáo này sẽ giúp mini-game thiết lập được vị thế vững chắc tại thị trường Đông Nam Á, tận dụng các chiến lược tiếp thị để thu hút sự chú ý của người chơi bản địa.
Báo cáo cũng cung cấp những phân tích sâu sắc về 3 tựa game di động nổi bật gần đây tại thị trường Đông Nam Á: “Ghost Story: Love Destiny” (phiên bản quốc tế của 倩女幽魂), mini-game phổ biến “Legend of Mushroom: Rush — SEA”, và trò chơi MMO theo chủ đề thú cưng hoạt hình ăn khách “Draconia Saga”. Các chiến lược tiếp thị được áp dụng cho những tựa game tại Đông Nam Á đều mang lại những kinh nghiệm quý báu cho các chuyên gia trong ngành.
Bản báo cáo đầy đủ gồm 24 trang, với dữ liệu cập nhật đến tháng 8/2024, sau khi phân tích kỹ dữ liệu tiếp thị game di động tại Đông Nam Á và so sánh với những kinh nghiệm trước đây, SocialPeta đã biên soạn báo cáo này để cung cấp cái nhìn rõ ràng hơn về hành trình tiếp cận các thị trường quốc tế và giúp bạn gặt hái thành công trong nỗ lực mở rộng thị phần toàn cầu. Mời bạn tải báo cáo đầy đủ tại đây.