Chiến thuật là một phần không thể thiếu để đi đến đỉnh Olympia
Khi làm kinh doanh mà không có chiến lược và chiến thuật, bạn gần như tự đặt mình vào thế yếu trong cuộc đua với thị trường. Ai cũng có thể biết về chiến lược – tức là những hướng đi dài hạn để đạt được mục tiêu lớn. Nhưng để từng bước đi đạt hiệu quả cao, bạn cần một hệ thống chiến thuật tinh vi, từng bước đi phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của doanh nghiệp.
Nếu bạn định vị mình là top đầu thị trường, bạn cần triển khai các chiến thuật đặc biệt để gia tăng nhận diện thương hiệu và đánh bại đối thủ. Mỗi chiến dịch là một "trận đánh" nhỏ, và để thắng trận, bạn không chỉ cần kiến thức, kỹ năng mà còn phải có sự nhạy bén trong việc nắm bắt tâm lý thị trường và những cơ hội để tạo ra sự khác biệt.
Nhìn vào những ví dụ cụ thể, chẳng hạn như cuộc cạnh tranh giữa Apple và Samsung, chúng ta có thể thấy rõ ràng chiến thuật của từng thương hiệu. Samsung đã không ngần ngại sử dụng những chiêu quảng cáo đá xoáy, trêu chọc đối thủ để thu hút sự chú ý của công chúng. Và dù nhiều người có thể nhận ra điều này, nhưng lại hiếm ai chỉ trích Samsung vì điều đó – bởi lẽ, nó không chỉ là một cách để thu hút mà còn là nghệ thuật châm biếm mang lại hiệu quả. Apple, ngược lại, chọn cách kiên định với giá trị và bản sắc của mình, bỏ ngoài tai những lời khiêu khích và tập trung vào những gì họ làm tốt nhất. Cả hai thương hiệu đều thành công, mỗi bên đều có chiến thuật riêng, phù hợp với bản sắc và mục tiêu dài hạn của họ.
Cuối cùng, tôi muốn chia sẻ một bài học mà tôi đã từng chứng kiến khi còn nhỏ. Khi ngồi xem hai ông cụ đánh cờ tướng, có một người ngồi bên ngoài chỉ trỏ và phê bình. Một trong hai ông cụ đang đánh cờ, không giận dữ mà bình tĩnh nói: “Chắc gì ông đã đủ TỐT, đủ khôn ngoan để chỉ trích tôi. Hãy đợi đến tàn cuộc.” Từ câu chuyện cuộc thi mình thấy điều quan trọng là bạn dám đi con đường của riêng mình và có kế hoạch, chiến thuật rõ ràng để tiến đến đích. Phê phán hay khen chê chỉ là bề ngoài, kết quả cuối cùng mới là minh chứng cho tất cả.
Hoàng Vinh - The Brandee