Livestream Shopping – Cơ hội vàng cho ngành Thời trang bứt phá doanh số giai đoạn 2024-2025

Thị trường thời trang Việt Nam đang bước vào giai đoạn phát triển mới với hàng loạt cơ hội và thách thức. Khi xu hướng tiêu dùng thay đổi nhanh chóng và cạnh tranh ngày càng khốc liệt, các thương hiệu thời trang cần tìm kiếm những chiến lược mới để tăng trưởng bền vững. Một trong những phương pháp đang được các thương hiệu hàng đầu áp dụng và mang lại hiệu quả vượt trội chính là Livestream Shopping – hình thức bán hàng trực tuyến thông qua livestream trên các nền tảng mạng xã hội.

Livestream Shopping không còn là một khái niệm xa lạ, nhưng để khai thác hết tiềm năng của công cụ này đòi hỏi sự sáng tạo, kết hợp giữa chiến lược tiếp thị, nội dung hấp dẫn, và các công cụ quảng cáo tối ưu. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tiềm năng của Livestream Shopping, cùng với những bí quyết giúp doanh nghiệp đột phá doanh thu trong giai đoạn 2024-2025.

Xu hướng phát triển Livestream Shopping

Trong những năm gần đây, Livestream Shopping đã trở thành một phương thức bán hàng phổ biến và hiệu quả tại nhiều quốc gia như Trung Quốc, và hiện nay, xu hướng này đang bùng nổ tại Việt Nam.

Theo Decision Lab, Livestream Shopping chiếm đến 62% thị trường mua sắm trực tuyến ở Việt Nam, với hai nền tảng dẫn đầu là FacebookTikTok. Đặc biệt, TikTok Shop đã nhanh chóng trở thành kênh bán hàng hàng đầu cho giới trẻ, trong khi Facebook vẫn chiếm ưu thế với nhóm khách hàng lớn hơn, từ Gen Y đến Gen X.

Nguồn: The Connected Consumer quý I/2024, Decision Lab

Tiềm năng nào cho thương hiệu thời trang với Livestream Shopping?

Livestream Shopping mang lại một loạt lợi ích lớn mà các phương pháp bán hàng truyền thống không thể có được. Dưới đây là những lý do vì sao Livestream Shopping đang trở thành xu hướng tăng trưởng không thể bỏ qua đối với các thương hiệu thời trang:

  • Khả năng tiếp cận rộng lớn: Các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram và TikTok đều có số lượng người dùng khổng lồ, đặc biệt là trong lĩnh vực thời trang. Việc tận dụng quảng cáo Livestream có thể giúp thương hiệu của bạn tiếp cận với lượng lớn khách hàng tiềm năng chỉ trong một phiên livestream.
  • Tăng cường sự tương tác: Không giống như các hình thức quảng cáo thông thường, Livestream cho phép khách hàng tương tác trực tiếp với thương hiệu trong thời gian thực. Họ có thể đặt câu hỏi, nhận phản hồi ngay lập tức và thấy sản phẩm trực tiếp, điều này tạo ra sự tin tưởng cao đối với sản phẩm và thúc đẩy khách hàng quyết định mua sắm nhanh chóng.
  • Chốt đơn hàng ngay lập tức: Một trong những điểm mạnh nổi bật nhất của Livestream Shopping chính là khả năng chốt đơn hàng ngay lập tức khi khách hàng đang vẫn xem livestream. Với tính năng Product Tagging trên Facebook và TikTok Shop, khách hàng có thể mua sắm chỉ với vài cú nhấp chuột mà không cần phải thoát khỏi ứng dụng, điều này càng tối ưu hóa trải nghiệm mua sắm và tăng tỷ lệ chuyển đổi.
  • Kết hợp KOLs để tăng sức hút: Hợp tác với KOLs (Key Opinion Leaders) trong ngành thời trang là một chiến lược mạnh mẽ để tăng mức độ nhận diện thương hiệu và thu hút lượng lớn người xem. Những KOLs đã có sẵn lượng fan trung thành sẽ giúp lan tỏa thương hiệu nhanh chóng, đồng thời giúp tăng niềm tin và thúc đẩy doanh số đáng kể.

Các thương hiệu lớn như Zara, Gucci đã thành công khi tích hợp Livestream Shopping vào các chiến dịch tiếp thị của họ, cho thấy đây là công cụ không thể thiếu trong việc tăng trưởng doanh số phát triển thương hiệu trong thời đại số.

Gucci Live – Trải nghiệm mua sắm xa xỉ mới.

Gucci Live – Trải nghiệm mua sắm xa xỉ mới.
Nguồn: Vogue Business

Buổi livestream 17/11/2023 của Zara (Trung Quốc).

Buổi livestream 17/11/2023 của Zara (Trung Quốc).
Nguồn: Weibo, Xiaohongshu

Bí quyết tối ưu doanh số Livestream Shopping cho thời trang

Để đạt được thành công với Livestream Shopping, không chỉ đơn thuần là việc phát trực tiếp. Dưới đây là những chiến lược mà các thương hiệu thời trang cần áp dụng để tối đa hóa doanh thu:

1. Chuẩn bị nội dung hấp dẫn và tương tác

Nội dung là yếu tố cốt lõi quyết định sự thành công của một buổi Livestream. Hãy đảm bảo phiên Livestream có nội dung thú vị và đáp ứng đúng nhu cầu của khách hàng. Điều này giúp duy trì lượng tương tác cao. Ví dụ, bạn có thể trình diễn các bộ sưu tập mới, hướng dẫn cách mix & match trang phục, và trả lời trực tiếp các câu hỏi từ những người đang xem livestream. Điều này không chỉ giúp xây dựng niềm tin mà còn giúp người xem dễ dàng hình dung sự phù hợp của sản phẩm.

Nội dung là yếu tố cốt lõi quyết định sự thành công của một buổi Livestream.

Nội dung là yếu tố cốt lõi quyết định sự thành công của một buổi Livestream.
Nguồn: Livestream Facebook

2. Tận dụng sức mạnh của KOLs

Việc kết hợp với KOLs có sức ảnh hưởng trong lĩnh vực thời trang sẽ giúp tăng cường mức độ tương tác và thu hút lượng người xem lớn. Các KOLs không chỉ mang đến sự tin tưởng cho khách hàng mà còn giúp thương hiệu của bạn tiếp cận với những đối tượng khách hàng mới. Thông qua các KOLs, thương hiệu có thể tận dụng hiệu ứng FOMO (Fear Of Missing Out), khiến người xem không muốn bỏ lỡ các sản phẩm hấp dẫn trong phiên livestream.

Mạng lưới Influencer, KOL của Pinpoint.

Mạng lưới Influencer, KOL của Pinpoint.
Nguồn: Pinpoint

3. Tối ưu quảng cáo trước, trong và sau Livestream

Để đạt được hiệu quả tối đa, các chiến dịch quảng cáo cần được triển khai và tối ưu trước, trong và sau Livestream:

  • Trước Livestream: Sử dụng quảng cáo Reach & Frequency để tạo sự nhận diện về sự kiện và thu hút lượng người xem tiềm năng.
  • Trong Livestream: Đẩy mạnh quảng cáo Real-Time Engagement để nhắm đến những người dùng đang trực tuyến, tối đa hóa khả năng chốt đơn hàng.
  • Sau Livestream: Sử dụng quảng cáo Retargeting để nhắm đến những người đã tương tác hoặc đã xem nhưng chưa mua hàng, cung cấp các ưu đãi để khuyến khích họ hoàn tất giao dịch.

Để đạt được hiệu quả tối đa, các chiến dịch quảng cáo cần được triển khai và tối ưu trước, trong và sau Livestream
Nguồn: TikTok

4. Chăm sóc khách hàng và tối đa hóa tỷ lệ chuyển đổi

Không chỉ dừng lại ở buổi phát sóng, việc chăm sóc khách hàng sau Livestream cũng là yếu tố quan trọng. Chatbot tự động và các công cụ chăm sóc khách hàng như Pancake POS giúp tự động phản hồi bình luận, tạo đơn hàng nhanh chóng và duy trì kết nối với khách hàng. Việc này không chỉ nâng cao trải nghiệm người dùng mà còn giúp thương hiệu giữ chân khách hàng tiềm năng cho các chiến dịch tiếp theo.

Câu chuyện thành công của các thương hiệu

Rất nhiều thương hiệu đã đạt được thành công đáng kể nhờ Livestream Shopping. ILaby Kids, một thương hiệu thời trang trẻ em tại Việt Nam, đã tăng 5,5 lần số lượng đơn hàng trực tuyến chỉ sau một chiến dịch livestream trên Facebook. H-Life – thương hiệu thời trang Việt khác – cũng đã giảm 10% chi phí trên mỗi lượt mua và tăng 19% lợi nhuận trên chi tiêu quảng cáo trong suốt các phiên phát trực tiếp.

ILaby Kids, một thương hiệu thời trang trẻ em tại Việt Nam, đã tăng 5,5 lần số lượng đơn hàng trực tuyến chỉ sau một chiến dịch livestream trên Facebook.

Nguồn: Pancake

H-Life – thương hiệu thời trang Việt khác – cũng đã giảm 10% chi phí trên mỗi lượt mua và tăng 19% lợi nhuận trên chi tiêu quảng cáo trong suốt các phiên phát trực tiếp.

Nguồn: Pancake

Tải Ebook miễn phí để xem chi tiết !

Nếu bạn muốn hiểu rõ hơn về chiến lược triển khai Livestream Shopping hiệu quả và học hỏi từ những câu chuyện thành công, hãy tải ngay ebook “Cơ hội vàng cho ngành thời trang với Livestream Shopping” được biên soạn bởi chuyên gia trong ngành từ PMAX, Pinpoint & Pancake.

Ebook này sẽ là kim chỉ nam dành cho các thương hiệu thời trang đang tìm kiếm cách đột phá doanh số bằng Livestream Shopping. Từ việc thiết lập và vận hành phiên live hiệu quả cùng với KOLs, lên chiến lược quảng cáo nhằm tăng lượt tiếp cận – thu hút khách hàng đến chốt đơn ngay trong buổi phát sóng.

Tải Ebook miễn phí tại đây.