Kỹ thuật Storytelling trong xây dựng nội dung quảng cáo

Storytelling hiện nay là một kỹ thuật ngày càng phổ biến và được nhiều người sử dụng để truyền tải ý tưởng, thông điệp cảm xúc với mục đích nâng cao doanh số cho thương hiệu. Trong việc xây dựng nội dung quảng cáo, kỹ thuật này hay được áp dụng vì có khả năng kết nối sâu về cảm xúc, tạo được sự gần gũi và thể hiện được điểm chung giữa thương hiệu và khách hàng.

Nếu đây là lần đầu bạn tiếp cận với khái niệm Storytelling thì bài viết này sẽ giúp bạn có thêm những thông tin về kỹ thuật này và ở cuối bài viết sẽ có đề cập tới một phương pháp kể chuyện của giáo sư Marshall Ganz - giảng viên cao cấp trường chính trị Kennedy, Đại học Harvard.

03 LÝ DO NÊN SỬ DỤNG STORYTELLING KHI LÀM NỘI DUNG QUẢNG CÁO:

  • Tác động mãnh liệt đến cảm xúc. Nếu nội dung của bạn khiến cho khán giả cảm thấy nhiều cảm xúc, diễn biến thăng trầm liên tục thì khả năng ghi nhớ về nội dung của bạn là vô cùng lớn. Khoa học chỉ ra rằng khi bạn lắng nghe một câu chuyện tạo cho bạn nhiều cảm xúc khác nhau, những chất dẫn truyền thần kinh được giải phóng nhiều hơn và khiến cho bạn nhớ về nó lâu hơn.

  • Tạo cảm giác thân quen. Nếu bạn có bắt gặp những quảng cáo Thái Lan thì bạn sẽ nhận ra họ luôn kể câu chuyện mà nhân vật có hình ảnh rất thân quen với cuộc sống hàng ngày mục đích để quảng cáo của họ sẽ được tiếp nhận một cách tự nhiên nhất và sản phẩm khi xuất hiện cùng nhân vật sẽ ít bị hoài nghi hơn trong tâm trí của khán hàng.

  • Chiếm được cảm tình là lòng tin của khách hàng, những câu chuyện có khả năng truyền cảm hứng thôi thúc khách hàng mua hàng của bạn. Điểm đến cuối cùng của những quảng cáo là khiến cho những khán giả của bạn trở thành khách hàng. Khi hình ảnh sản phẩm đã gắn liền với câu chuyện trong đầu của khán giả thì việc bạn bán được sản phẩm cho họ gần như là điều chắc chắn.

ĐỐI CHIẾU KỸ THUẬT STORYTELLING VÀO XÂY DỰNG NỘI DUNG QUẢNG CÁO

  • Theo quan điểm mới thì những khách hàng tạo ra nhiều doanh thu nhất cho bạn chính là những khách hàng vãng lai chứ không phải những khách hàng trung thành. Vậy nên để giúp bạn có thêm cơ hội trước những vị khách hàng vãng lai thì đây là quá trình diễn ra bên trong con người từ lúc tiếp nhận thông tin quảng cáo đến lúc thực hiện hành vi mua hàng:

Chú ý -> Hiểu -> Đồng tình -> Ghi nhớ -> Hành động

  • Đến đây chắc bạn hãy thử suy nghĩ và đoán kỹ thuật Storytelling sẽ được áp dụng vào những giai đoạn nào, hãy thử dựa vào 3 lý do nên sử dụng Storytelling bài viết đã đề cập ở phía trên.

  • Kỹ thuật Storytelling sẽ phát huy được hết tác dụng của nó nếu bạn ứng dụng vào giai đoạn Hiểu - Đồng tình - Ghi nhớ. Hãy giúp cho khách giả hiểu về câu chuyện, thông điệp mà bạn muốn truyền tải là gì, sau đó làm cho khách giả đồng tình với thông điệp của bạn. Lúc đó khán giả sẽ phát sinh ra những cảm xúc với thông điệp, có được những cảm xúc tích cực với quảng cáo của bạn và tiến đến bước ghi nhớ.

PHƯƠNG PHÁP KỂ CHUYỆN CỦA MARSHALL GANZ

Đây là phương pháp đầy sức mạnh để có thể tạo ra một câu chuyện truyền cảm hứng, tạo ra sự thay đổi và thúc đẩy hành động bằng cách sử dụng câu chuyện xoay quanh 3 yếu tố: câu chuyện của cá nhân, câu chuyện của chúng ta và câu chuyện hiện tại.

Câu chuyện của cá nhân: Bạn sẽ giới thiệu một câu chuyện của nhân vật ABC bất kỳ và những vấn đề xoay quanh nhân vật đó có thể là sức khỏe, gia đình, bạn bè, công việc, tiền bạc. Mục tiêu của câu chuyện này không nằm ở độ ngắn dài, phức tạp ra sao mà điểm mấu chốt nằm ở việc khiến cho khán giả của bạn cảm thấy đồng cảm được với câu chuyện của bạn.

  • Hãy cố tạo ra một câu chuyện, hay một nhân vật gần gũi trong cuộc sống hàng ngày, những nhân vật như siêu anh hùng chỉ nên xuất hiện trong phim chứ không nên xuất hiện trong quảng cáo để bán hàng

Câu chuyện của chúng ta: Bao gồm các giá trị chung mà cả bạn/thương hiệu của bạn và khán giả cùng hướng đến. Nó có thể là một niềm tin mà khách hàng ủng hộ hoặc là một điểm chung khó khăn mà cả bạn và khán giả cùng mắc phải. Mục tiêu là tạo ra cảm giác đoàn kết, gắn bó và tập trung vào những giá trị chung giữa bạn và khán giả.

  • Hãy thử đưa ra những câu thoại, thêm vào kịch bản quảng cáo phần nội dung chứa sự chia sẻ, đồng cảm, thể hiện được yếu tố bạn/thương hiệu quan tâm tới nhân vật

Câu chuyện của hiện tại: Nêu bật thách thức cấp bách mà "chúng ta" đang phải đối mặt và mối đe dọa đối với các giá trị chung đòi hỏi phải hành động ngay lập tức. Ở câu chuyện hiện tại bạn tập trung vào tương lai sẽ tồi tệ như thế nào nếu bạn không hành động ngay lúc này (ác mộng) hoặc tương lai sẽ tốt đẹp như thế nào nếu chúng ta hành động cùng nhau ngày lúc này (giấc mơ). Sản phẩm của bạn cũng sẽ xuất hiện lúc này để chỉ ra sự thay đổi tích cực của khán giả khi gắn với sản phẩm của bạn.

Phương pháp kể chuyện của Marshall Ganz là bạn đan xen cả 3 câu chuyện này vào với nhau, bạn sẽ có một câu chuyện hoàn chỉnh, tràn đầy cảm xúc nói về việc vượt qua những thách thức và trao cho khán giả những niềm tin về tương lai tốt khi cùng đồng hành với bạn.