TVC là gì? Thời điểm “vàng” để sản xuất tvc quảng cáo
Trong kỷ nguyên số hiện nay, TVC quảng cáo (television commercial) vẫn là một trong những công cụ quảng bá thương hiệu mạnh mẽ, hiệu quả và phổ biến nhất. TVC không chỉ giúp doanh nghiệp tiếp cận khách hàng mục tiêu một cách trực quan, mà còn tạo ra những ảnh hưởng sâu sắc đến quyết định mua sắm của người tiêu dùng. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng hiểu rõ về TVC quảng cáo cũng như thời điểm thích hợp để sản xuất nó. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về TVC là gì, quy trình sản xuất TVC, và đâu là thời điểm “vàng” để tạo nên một TVC quảng cáo thành công.
1. TVC là gì?
1.1 Khái niệm TVC
TVC (television commercial) là một đoạn video quảng cáo ngắn, thường kéo dài từ 15 đến 60 giây, được phát sóng trên truyền hình hoặc các nền tảng kỹ thuật số khác như YouTube, Facebook, hoặc Instagram. Mục đích của TVC là giới thiệu sản phẩm, dịch vụ hoặc truyền tải thông điệp thương hiệu một cách sáng tạo và hiệu quả. Thông qua hình ảnh và âm thanh, TVC giúp doanh nghiệp thu hút sự chú ý của người xem và ghi dấu ấn trong tâm trí họ.
TVC nước dừa Vico Fresh
>> Xem thêm: 10 bước để sản xuất TVC quảng cáo chất lượng cao
1.2 Nguồn gốc hình thành nên TVC
TVC xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1941 tại Mỹ với quảng cáo của Bulova Watch, đánh dấu sự ra đời của một phương thức quảng cáo mới mẻ và sáng tạo. Qua nhiều thập kỷ, TVC đã phát triển từ những đoạn phim quảng cáo đơn giản trở thành những kiệt tác nghệ thuật với kỹ thuật quay phim, hiệu ứng hình ảnh, và âm thanh chất lượng cao. Không chỉ trên truyền hình, ngày nay, TVC đã mở rộng phạm vi phát sóng trên các nền tảng kỹ thuật số, giúp các doanh nghiệp tiếp cận đa dạng khách hàng trên toàn thế giới.
1.3 Vai trò của TVC quảng cáo
TVC đóng vai trò quan trọng trong chiến lược tiếp thị của mọi doanh nghiệp. Cụ thể, TVC giúp:
- Xây dựng nhận diện thương hiệu: TVC là cách hiệu quả để doanh nghiệp đưa thông điệp và hình ảnh thương hiệu đến với đông đảo khách hàng.
- Tăng cường khả năng ghi nhớ sản phẩm: Nhờ vào sự kết hợp giữa âm thanh và hình ảnh, TVC giúp thông điệp quảng cáo dễ dàng được ghi nhớ hơn.
- Tạo dựng uy tín và niềm tin với khách hàng: Những TVC chuyên nghiệp, được đầu tư bài bản thường giúp tăng sự uy tín của thương hiệu.
- Tạo ra hành động từ phía người tiêu dùng: TVC có thể kích thích hành động mua hàng hoặc tương tác với thương hiệu nhờ vào các thông điệp mạnh mẽ và xúc động.
TVC giúp đánh thức mọi giác quan của người xem
2. Quy trình sản xuất TVC quảng cáo
2.1 Tiếp nhận thông tin, yêu cầu của khách hàng
Để sản xuất một TVC quảng cáo thành công, bước đầu tiên và quan trọng nhất là tiếp nhận yêu cầu từ khách hàng. Điều này bao gồm việc hiểu rõ mục tiêu của khách hàng, đối tượng khách hàng mục tiêu, thông điệp mà họ muốn truyền tải, và ngân sách dự kiến. Đây là giai đoạn cơ bản để định hướng toàn bộ quá trình sản xuất TVC.
2.2 Phân tích Brief, nghiên cứu TA và đối thủ cạnh tranh
Sau khi tiếp nhận thông tin từ khách hàng, đội ngũ sản xuất sẽ phân tích kỹ lưỡng brief (bản tóm tắt yêu cầu) để hiểu sâu sắc về sản phẩm, thương hiệu và thị trường mục tiêu. Nghiên cứu đối tượng khách hàng (TA - Target Audience) và đối thủ cạnh tranh cũng là một phần quan trọng trong quá trình này. Bước này giúp định hình được phong cách, thông điệp, và góc tiếp cận phù hợp nhất cho TVC.
2.3 Xây dựng ý tưởng, kịch bản
Khi đã có đủ thông tin và định hướng, bước tiếp theo là xây dựng ý tưởng và phát triển kịch bản cho TVC. Ý tưởng sáng tạo và kịch bản sẽ được thảo luận, chỉnh sửa để đảm bảo phù hợp với mong muốn của khách hàng và tạo được sự khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh. Kịch bản cần phải có tính logic, dễ hiểu và có sức hấp dẫn cao đối với người xem.
>> Xem thêm: 5 ý tưởng đột phá cho TVC quảng cáo ngành FMCG
2.4 Pre - Production: Giai đoạn tiền kỳ
Giai đoạn tiền kỳ là bước chuẩn bị quan trọng trước khi tiến hành quay TVC. Bao gồm việc lựa chọn địa điểm quay, casting diễn viên, chuẩn bị thiết bị, lên kế hoạch thời gian, và các yếu tố kỹ thuật khác. Sự chuẩn bị kỹ lưỡng trong giai đoạn tiền kỳ sẽ giúp cho quá trình quay phim diễn ra suôn sẻ và hiệu quả.
2.5 Shooting - Tiến hành ghi hình cho TVC
Đây là giai đoạn chính của quá trình sản xuất TVC, nơi mà mọi thứ từ ý tưởng đến kịch bản được hiện thực hóa qua máy quay. Quá trình ghi hình đòi hỏi sự phối hợp nhịp nhàng giữa đạo diễn, quay phim, diễn viên, và đội ngũ sản xuất. Những yếu tố như ánh sáng, góc quay, âm thanh đều cần được chú ý để đảm bảo chất lượng cao nhất cho TVC.
Ghi hình là giai đoạn quan trọng nhất trong quy trình sản xuất TVC quảng cáo
2.6 Hậu kỳ TVC quảng cáo
Sau khi đã có “phần thô” giờ chúng ta đến với “phần thiện” đó là hậu kỳ, giai đoạn này mất rất nhiều thời gian để hoàn thành, đòi hỏi những kỹ thuật viên phải chuyên nghiệp và có tính sáng tạo cao. Các công đoạn hậu kỳ bao gồm:
Dựng phim
Từ các cảnh quay thô và riêng lẻ, quá trình dựng này sẽ là bước xâu chuỗi các tình tiết lại để đưa ra một TVC quảng cáo thô ban đầu.
Kỹ xảo
Với sự phát triển cao của công nghệ ngày nay thì các hiệu ứng hình ảnh (Visual effect) càng phổ biến giúp định hình và sáng tạo thế giới bất khả thi với các hiệu ứng như như: Hiệu ứng cháy nổ, đổ vỡ,…
Chỉnh màu
Màu sắc cũng là yếu tố quan trọng đem lại cho người xem nhiều cảm xúc hơn, vậy nên mỗi nhãn hàng lại lựa chọn cho mình những màu sắc đặc trưng để tạo ra phong cách riêng của thương hiệu.
Âm thanh, nhạc nền
Thiết kế âm thanh là công đoạn tạo ra nhạc nền và âm thanh cho TVC. Nó bao gồm lựa chọn nhạc nền phù hợp, ghi âm tiếng nói, tạo hiệu ứng âm thanh và đồng bộ hóa âm thanh với hình ảnh.
2.7 Phát hành TVC quảng cáo
TVC sau khi hoàn thiện sẽ được phát hành trên các kênh truyền thông đã lựa chọn từ trước, bao gồm truyền hình, các nền tảng mạng xã hội, và các kênh kỹ thuật số khác. Việc phát hành TVC đúng thời điểm và đúng kênh sẽ giúp tối đa hóa hiệu quả truyền thông, tiếp cận được đúng đối tượng khách hàng mục tiêu.
3. Báo giá dịch vụ quay TVC quảng cáo
Bảng giá sản xuất TVC quảng cáo sẽ tùy chỉnh theo yêu cầu và mong muốn của khách hàng. Tuy nhiên, để khách hàng dễ hình dung về các gói quay TVC quảng cáo cũng như chất lượng đi kèm, giúp khách hàng dễ dàng hơn trong việc ra quyết định, chúng tôi đã làm bảng báo giá dịch vụ sản xuất TVC quảng cáo với 3 gói như sau:
- Gói Basic (29 triệu đồng): Đây là mức chi phí bỏ ra cho một TVC quảng cáo vừa đạt chuẩn, không quá đầu tư về mặt kỹ thuật hay diễn viên. Gói Basic này được sử dụng phổ biến mặc dù chất lượng quảng cáo bình thường, hiệu quả và hiệu ứng truyền thông của TVC sẽ thấp hơn so với các TVC được đầu tư lớn.
- Gói Standard (>45 triệu đồng): Đây là gói quay TVC quảng cáo được đầu tư kỹ lưỡng. Với gói dịch vụ này, TVC quảng cáo sẽ được đầu tư kỹ lưỡng về chất lượng hình ảnh, âm thanh. Gói này sẽ phù hợp với những doanh nghiệp ở tầm trung, mới ra mắt hoặc muốn có một TVC chất lượng đáng mong đợi.
- Gói Premium (>75 triệu đồng): Đây là gói mà các TVC quảng cáo dành cho doanh nghiệp chú trọng vào thiết bị hiện đại, video sử dụng nhiều hiệu ứng, kỹ xảo khó, hay lựa chọn diễn viên là người nổi tiếng, người có tầm ảnh hưởng cao. Giá trị đầu tư lớn đương nhiên cũng sẽ giúp TVC quảng cáo thu về lượng truyền thông lớn đạt hiệu quả cao. Do mức chi phí cao nên thường chỉ các doanh nghiệp lớn mới sẵn sàng bỏ ra số tiền ấy để khẳng định quy mô, tiềm lực cũng như thu hút khách hàng.
4. Các hình thức TVC quảng cáo phổ biến
TVC quảng cáo không chỉ được phát sóng trên truyền hình mà còn có thể được áp dụng trên nhiều nền tảng khác nhau. Dưới đây là một số hình thức TVC phổ biến:
4.1 TVC truyền hình
Là hình thức phổ biến nhất, TVC truyền hình được phát sóng trên các kênh truyền hình lớn với mục đích tiếp cận một lượng lớn khán giả.
4.2 TVC trên nền tảng số
Những TVC quảng cáo phát trên YouTube, Facebook, Instagram cũng đang ngày càng phổ biến nhờ khả năng nhắm đến đúng đối tượng khách hàng.
4.3 TVC thương mại điện tử
Các doanh nghiệp cũng đang đẩy mạnh việc quảng cáo trên các nền tảng thương mại điện tử như Shopee, Lazada, nhằm tăng cường khả năng tiếp cận người tiêu dùng.
5. Đâu là thời điểm “vàng” để sản xuất TVC quảng cáo?
Đâu là thời điểm phù hợp để làm TVC quảng cáo? Đó là khi:
- Khi doanh nghiệp muốn quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ của mình đến với đông đảo khách hàng một cách nhanh chóng và hiệu quả.
- Khi doanh nghiệp mới ra mắt sản phẩm hoặc dịch vụ mới, cần nhanh chóng giới thiệu đến khách hàng.
- Khi doanh nghiệp đang có kế hoạch mở rộng thị trường hoặc muốn tăng độ nhận thức về sản phẩm của mình.
- Cần tư liệu chuyên nghiệp, cuốn hút để chạy quảng cáo Facebook, Website, Youtube,…
Theo: SanMedia