Nắm bắt cơ hội: Xu hướng mạng xã hội 2025 bạn không thể bỏ qua
Cuộc đua Social Media chưa bao giờ ngừng nghỉ, mỗi năm lại có nhiều thay đổi. Năm 2024, video ngắn và nội dung cá nhân hóa đã lên ngôi. Nhưng liệu năm 2025 có mang lại sự thay đổi lớn? Nếu bạn đang tìm kiếm những thay đổi để thúc đẩy thương hiệu phát triển và nổi bật hơn đối thủ trên social media thì, đừng quên tham khảo các xu hướng dưới đây.
Sự thống trị của video dạng ngắn
Với sự phổ biến của TikTok, Instagram Reels, và YouTube Shorts, video ngắn tiếp tục là lựa chọn hàng đầu để thu hút sự chú ý trong thời gian ngắn. Năm 2025, nội dung dạng ngắn không chỉ yêu cầu tính sáng tạo cao mà còn phải có khả năng tương tác mạnh mẽ.
Dữ liệu từ Wyzowl cho thấy rằng 88% nhà tiếp thị xác nhận video mang lại ROI (tỷ suất hoàn vốn, tỷ lệ thu hồi vốn đầu tư hay còn được biết là tỷ lệ lợi nhuận) tích cực. Điều này khẳng định rằng video ngắn không chỉ là một xu hướng mà là một chiến lược bền vững cho tương lai.
Gợi ý cho thương hiệu:
-
Nội dung cần phải cung cấp thông tin nhanh chóng trong vòng 60 giây, cách tiếp cận thu hút và hấp dẫn trong 3 giây đầu.
-
Ưu tiên tính chân thật, cần có sự tương tác trực tiếp với người xem (có người xuất hiện trong video)
-
Thương hiệu cần phải lắng nghe, thích nghi và xây dựng mối liên hệ thực sự với khán giả của họ.
Phụ thuộc nhiều hơn vào Influencer (người có sức ảnh hưởng) thay vì Celebrity (ngôi sao lớn)
HubSpot đã ghi nhận một xu hướng đáng chú ý: 31% marketer đang chuyển hướng sang hợp tác với những người có tầm ảnh hưởng nhỏ hơn (từ 1.000 đến 100.000 follower). Người tiêu dùng ngày càng thông minh và khó tính hơn. Họ không còn bị cuốn hút bởi những quảng cáo của người nổi tiếng mà tìm kiếm những nội dung chân thật, gần gũi và đáp ứng đúng nhu cầu của họ.
Trong năm 2025, tính chân thực sẽ "chiếm thế thượng phong" và nội dung do người dùng tạo (UGC) và nhóm Micro Influencer sẽ tiếp tục thống trị. Những người có sức ảnh hưởng nhỏ thường có mối quan hệ thân thiết hơn với cộng đồng của họ, dẫn đến độ tin cậy cao và tỷ lệ chuyển đổi ấn tượng.
Gợi ý cho thương hiệu:
-
Khuyến khích khách hàng chia sẻ câu chuyện của họ bằng những thử thách hashtag trên TikTok, đánh giá sản phẩm trên Instagram, hoặc đơn giản là tag thương hiệu vào những khoảnh khắc thú vị.
-
Xây dựng mối quan hệ lâu dài với những người có tầm ảnh hưởng phù hợp với thương hiệu. Thay vì những chiến dịch quá “branding" thiếu tự nhiên, hãy tạo ra những nội dung chân thực, mang tính cá nhân hơn.
-
Đừng chỉ là người bán hàng, hãy trở thành người kể chuyện. Đề cao câu chuyện của khách hàng và biến khách hàng thành những đại sứ thương hiệu đích thực.
AI thúc đẩy các chiến lược truyền thông Social Media
Theo Sprout Social, 73% thương hiệu hiện đang sử dụng các công cụ AI để tạo nội dung và quản lý tương tác. Điều đáng chú ý là 81% người dùng nhận thấy AI có tác động tích cực đến các mục tiêu chiến dịch.
Nhưng vào năm 2025, không đơn thuần là một thuật ngữ thông dụng, mà AI đang định hình lại cách chúng ta truyền thông. Các công cụ Al hiện đang phân tích dữ liệu theo thời gian thực, dự đoán loại bài đăng mà đối tượng mục tiêu của bạn muốn xem trước khi họ biết họ muốn xem.
Điển hình là chiến dịch ‘The Code’ của Dove, sử dụng AI để tôn vinh vẻ đẹp chân thực, và giúp Dove khẳng định giá trị thương hiệu tinh thần ‘Real Beauty’. Chiến dịch này không chỉ tạo uy tín cho thương hiệu mà còn gia tăng sự gắn kết với khách hàng nhờ khả năng cá nhân hóa thông điệp.
Gợi ý cho thương hiệu:
-
Sử dụng các công cụ do Al điều khiển như HootSuite và Sprout Social để tự động lập kế hoạch, theo dõi xu hướng và thậm chí trả lời các câu hỏi của khách hàng một cách thực tế.
Nhu cầu mua sắm thông qua Social Media
Brandwatch chỉ ra rằng 20% người tiêu dùng đã mua hàng trực tiếp qua mạng xã hội trong 3 tháng gần đây. Điều này chứng tỏ social commerce không chỉ là một xu hướng, mà là một kênh bán hàng tiềm năng đang phát triển mạnh mẽ.
Cả Gen Z và Millennials đều có những kỳ vọng khác nhau về trải nghiệm mua sắm trên mạng xã hội: Gen Z tìm kiếm sự minh bạch và độ tin cậy, trong khi Millennials lại quan tâm đến sự tiện lợi và khả năng tiết kiệm thời gian.
Gợi ý cho thương hiệu:
-
Doanh nghiệp cần tối ưu hóa trải nghiệm mua sắm trên các nền tảng mạng xã hội. Tích hợp các tính năng như đánh giá sản phẩm, livestream bán hàng và thanh toán trực tiếp để tạo ra một hành trình mua sắm liền mạch, tăng khả năng chuyển đổi và giữ chân khách hàng.
Sử dụng Social Media như một công cụ tìm kiếm
Không đơn giản là nền tảng giải trí, các nền tảng Social Media (Tiktok, Instagram,...) dần trở thành công cụ tìm kiếm phổ biến đối với thế hệ trẻ. Theo Datareportal, hơn 40% người trẻ thuộc Gen Z sử dụng TikTok hoặc Instagram để tìm kiếm thông tin thay vì các công cụ truyền thống.
Điều này cho thấy rằng các doanh nghiệp không chỉ cần tối ưu hóa nội dung trên công cụ tìm kiếm mà còn phải điều chỉnh chiến lược để tối ưu hóa nội dung trên Social Media.
Gợi ý cho thương hiệu:
-
Sử dụng các từ khóa phù hợp và tận dụng các định dạng nội dung phổ biến như video ngắn, hình ảnh hấp dẫn để thu hút người dùng. Ngoài ra, xây dựng chiến lược SEO trên mạng xã hội là điều cần thiết để đảm bảo thương hiệu của bạn luôn nằm trong tầm mắt của khách hàng tiềm năng.
Tổng kết:
Để tồn tại và phát triển trong môi trường truyền thông xã hội đầy biến động, các thương hiệu cần có khả năng thích ứng nhanh chóng. Việc cập nhật liên tục những xu hướng mới nhất và điều chỉnh chiến lược một cách linh hoạt là yếu tố quyết định thành công.
B-RISE: Your Brand Transformation Partner
B-Rise Agency mang đến giải pháp quảng cáo truyền thông tích hợp với tinh thần Marketing Tinh Gọn, dành riêng cho các doanh nghiệp Việt Nam, Mỹ, Anh và Nhật Bản.
Đội ngũ lãnh đạo dày dặn kinh nghiệm, xuất thân từ các công ty quảng cáo hàng đầu với thành tích với nhiều giải thưởng danh giá trong nước và quốc tế cùng bạn đưa thương hiệu vươn xa hơn nữa.
---
Thông tin chi tiết về dịch vụ, vui lòng truy cập trang web https://b-rise.asia