Marketer Lê Ân
Lê Ân

Digital Marketing @ Blogger A Piece of Marketing

Bí kíp tối ưu ROI với 10+ chỉ số Google Search Ads quan trọng

Bí kíp tối ưu ROI với 10+ chỉ số Google Search Ads quan trọngĐể triển khai thành công một chiến dịch Google Search Ads, ngoài việc hiểu thuật toán hoạt động, xác định bộ từ khoá, thiết kế nội dung quảng cáolanding page phù hợp với nhu cầu tìm kiếm của người dùng, việc quản lý, tối ưu các chỉ số và hiệu suất hoạt động của quảng cáo là vô cùng quan trọng.

Vậy, để tối ưu tỷ lệ chuyển đổi và lợi tức đầu tư của quảng cáo Google Search Ads, bạn cần quan tâm đến những chỉ số nào? Cùng A Piece of Marketing tìm hiểu qua bài viết này nhé.

A Piece of Marketing - các chỉ số quan trọng trong Google Search Ads

1. Nhận diện thương hiệu – Brand Awareness

1.1 Số lần hiển thị (impression): Đây là chỉ số quan trọng trong bất kỳ chiến dịch nào, đặc biệt đối với các chiến dịch xây dựng thương hiệu. Số lần hiển thị phản ánh số lượng khách hàng đã nhìn thấy quảng cáo của bạn.

1.2 Lượt tiếp cận (reach): Lượt tiếp cận là số lượng khách hàng duy nhất đã được tiếp xúc với quảng cáo. Nếu quảng cáo của bạn có số lần hiển thị nhiều với 1 người xem thì lượt tiếp cận vẫn được tính là 1. Nếu quảng cáo đạt lượt tiếp cận càng cao, điều đó có nghĩa càng nhiều khách hàng biết đến thương hiệu của bạn.

1.3 Tần suất (frequency): Tần suất là số lần trung bình mỗi khách hàng thấy quảng cáo của bạn trong một khoảng thời gian nhất định.

1.4 Số lần nhấp (click): Khi khách hàng nhấp vào quảng cáo của bạn, một lượt nhấp được ghi nhận. Quảng cáo có liên quan với nhu cầu tìm kiếm của khách hàng thường có khả năng nhận được nhiều lượt nhấp hơn. Chính vì vậy, số lượt nhấp giúp bạn hiểu quảng cáo của mình thu hút người xem tốt như thế nào

1.5 Tỷ lệ nhấp (click through rate): Với mục tiêu xây dựng thương hiệu, bạn có thể sử dụng tỷ lệ nhấp để đo lường mức độ tương tác của khách hàng đối với quảng cáo Google Search Ads. Để tăng tỷ lệ nhấp, bạn nên tập trung vào việc tạo nội dung quảng cáo phù hợp với bộ từ khóa.

2. Lưu lượng truy cập trang web – Website traffic

Với lượng truy cập vào trang web, ngoài việc đo lường số lần nhấp và tỷ lệ nhấp được kể trên, bạn cần tham khảo mức độ hiệu quả của từ khoá và xem báo cáo cụm từ tìm kiếm để tối ưu lượt truy cập.

2.1 Cụm từ tìm kiếm (search terms): Để xem danh sách các cụm từ tìm kiếm đã kích hoạt quảng cáo của bạn, bạn có thể sử dụng báo cáo cụm từ tìm kiếm của Google Ads. Báo cáo này giúp bạn xác định các từ khóa liên quan đang tạo ra lưu lượng truy cập, từ đó bạn có thể thêm chúng vào danh sách từ khóa. Nếu có các từ khóa không liên quan, bạn cũng có thể thêm vào bộ khóa phủ định (negative keywords) để tránh kích hoạt quảng cáo với các nhu cầu tìm kiếm không liên quan đến sản phẩm, dịch vụ của bạn.

Ví dụ bạn đang thực hiện chiến dịch Google Search Ads hướng đến sản phẩm “phần mềm phát triển dự án cho nhóm IT”. Vì vậy, nếu cụm từ tìm kiếm xuất hiện các từ khoá như “phần mềm quản lý công việc Marketing”, “phần mềm kinh doanh” thì bạn nên thêm những từ khoá này thành từ khóa phủ định.

2.2 Từ khóa (keywords): Mỗi tuần, bạn nên kiểm tra hiệu quả hoạt động và điểm chất lượng (quality score) của bộ từ khóa. Đối với những từ khóa có điểm chất lượng thấp, số lượt hiển thị và tiếp cận ít, hoặc chi phí mỗi lần nhấp quá cao, bạn nên cân nhắc tạm dừng. Ngoài ra, nếu tỷ lệ nhấp của từ khóa dưới 1%, bạn cũng cần tạm dừng hoặc loại bỏ những từ khóa đó.

2.3 Nội dung quảng cáo (ads content): Với nội dung quảng cáo, bạn có thể xem các chỉ số chuyển đổi, điểm chất lượng và tỷ lệ nhấp của của tiêu đề, mô tả. Đối với các nội dung kém hiệu quả, bạn có thể thay đổi mỗi tuần một lần để đảm bảo các quảng cáo đều hoạt động tối ưu.

2.4 Tỷ lệ chuyển đổi của landing page (landing page performance): Với mỗi tệp từ khoá, bạn cần tinh chỉnh nội dung landing page phù hợp với tìm kiếm của người dùng. Đối với các landing page có điểm chất lượng thấp và lượt chuyển đổi thấp, bạn cần xem xét lại nội dung, đảm bảo URL hoạt động tốt, nâng cấp tốc độ tải trang, …

3. Lượt bán hàng và lượt chuyển đổi – Sales and conversions

3.1 Cuộc gọi điện thoại (calls from ads): Khi người xem sử dụng thiết bị di động nhấp vào hoặc quay số từ quảng cáo của bạn, một lượt gọi điện sẽ được ghi nhận.

3.2 Chuyển đổi (conversion): Khi người xem tương tác với quảng cáo và thực hiện một hành động mà bạn đã xác định một chuyển đổi được ghi nhận. Chuyển đổi có thể bao gồm mua hàng, đăng ký báo giá, đặt lịch demo phần mềm, hoặc cuộc gọi đến doanh nghiệp. Để xem số lượng các loại chuyển đổi khác nhau, bạn có thể phân đoạn bảng dữ liệu theo hành động chuyển đổi. Bạn cũng có thể xem thêm các hành động khác như:

  • Cuộc gọi từ quảng cáo: Số cuộc gọi từ quảng cáo (đã thiết lập tính năng gọi) kéo dài hơn thời gian bạn quy định.
  • Chuyển đổi hành động: Ghi nhận khi ai đó thực hiện hành động liên quan đến vị trí thực tế của doanh nghiệp. Các hành động này bao gồm:
    • Chỉ đường: Nhấp vào nút “Chỉ đường”.
    • Truy cập trang web: Nhấp vào liên kết trang web.
    • Xem menu: Nhấp vào liên kết menu.
    • Nhấp để gọi: Nhấp vào nút “Gọi”. Chỉ số này khác với “Cuộc gọi từ quảng cáo” vì nó chỉ ghi nhận các cuộc gọi từ quảng cáo hoặc dịch vụ dựa trên vị trí. Lưu ý rằng, “Nhấp để gọi” tính tất cả các cuộc gọi, bất kể thời lượng.

4. Chi phí và lợi tức đầu tư – Cost & return on investment

4.1 Chi phí (cost): Số tiền bạn đã chi tiêu cho quảng cáo trong một khoảng thời gian nhất định.

4.2 Chi phí trung bình mỗi lần nhấp (cost per click): Chi phí trung bình cho một lần nhấp vào quảng cáo. Số liệu này được tính bằng tổng chi phí quảng cáo chia cho tổng số lần nhấp.

4.3 Lợi tức đầu tư (return on investment): ROI là tỷ lệ lợi nhuận ròng so với chi phí bạn đã bỏ ra để thực hiện quảng cáo.

Chỉ số ROI được tính bằng: (Doanh thu – Chi phí hàng bán) / Chi phí hàng bán

Ví dụ:

Sản phẩm của bạn có giá 200$ để sản xuất và bán với giá 400$. Bạn bán được 10 sản phẩm nhờ quảng cáo trên Google Search Ads, tổng chi phí sản xuất là 2000$ và tổng doanh thu là 4000$. Giả sử chi phí Google Ads là 200$, tổng chi phí sẽ là 2200$.

Từ đó, ROI được tính là:

(4000 – 2200) / 2200 = 81,8%

Trong trường hợp này, bạn kiếm được 81,8% lợi tức đầu tư. Nghĩa là, với mỗi 1$ chi ra, bạn thu về 1,818$.

Tính toán ROI giúp bạn biết được số tiền kiếm được từ quảng cáo trên Google Ads và có cơ sở để quyết định cách phân bổ ngân sách. Ví dụ, nếu một chiến dịch có ROI cao hơn, bạn có thể tăng ngân sách cho chiến dịch đó và giảm cho các chiến dịch kém hiệu quả hơn.

Bí quyết tối ưu Google Search Ads từ chuyên gia với hơn 14 năm kinh nghiệm

Để tối ưu chiến dịch Google Search Ads, Hoàng Ân đang tận dụng bộ tài liệu “Google Ads Optimization Tips and Best Practices” của Aaron Young – chuyên gia có hơn 14 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Google Ads.

Bộ tài liệu này cung cấp chi tiết các bước kiểm tra và điều chỉnh chiến dịch theo các mốc thời gian cụ thể như 72 giờ, hàng tuần, hàng tháng, và trong vòng 90 ngày. Với những hướng dẫn này, bạn sẽ có cơ sở khoa học và lịch trình hợp lý để đảm bảo chiến dịch quảng cáo Google Search Ads của mình đạt hiệu quả tối đa.

Nguồn bài viết: Blog A Piece of Marketing