Retention là gì và cách giữ chân khách hàng trong kinh doanh

Retention hay tỷ lệ duy trì là một chỉ số quan trọng trong kinh doanh, giúp doanh nghiệp đo lường khả năng giữ chân khách hàng. Việc này không chỉ giúp doanh nghiệp tăng doanh thu mà còn tối ưu chi phí marketing. Vậy cụ thể retention là gì và làm thế nào để giữ chân khách hàng hiệu quả? Hãy cùng Dinos Việt Nam tìm hiểu chi tiết trong bài viết hôm nay nhé!

Retention là gì?

Retention (tỷ lệ duy trì) được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực như tiếp thị trực tuyến, giáo dục, và đầu tư. Trong kinh doanh, retention sẽ biểu thị khả năng khách hàng quay lại sau khi đã sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ. Duy trì mức retention ổn định sẽ đem lại nhiều kết quả tích cực. Bởi nó chứng tỏ doanh nghiệp đã thành công xây dựng mối quan hệ bền vững với khách hàng.

Tỷ lệ giữ chân khách hàng là gì?

Tỷ lệ giữ chân khách hàng (Customer Retention Rate) hay còn được gọi là chiến lược giữ chân khách hàng. Nó tập trung vào việc giảm thiểu tình trạng người dùng rời bỏ doanh nghiệp sau khi nhận tư vấn hay mua hàng. Như vậy, nhiệm vụ của chiến lược là làm sao duy trì hành vi mua của càng nhiều khách hàng càng tốt.

Hiện nay, chiến lược giữ chân khách hàng không chỉ giúp doanh nghiệp duy trì mối quan hệ với khách hàng hiện tại mà còn khai thác hiệu quả từ tập khách hàng cũ, tạo ra thêm nguồn dữ liệu giá trị. Thông qua marketing truyền miệng, sản phẩm hay thương hiệu của doanh nghiệp sẽ được lan tỏa rộng rãi mà không tín quá nhiều chi phí. Hơn nữa, khách hàng quay lại mua sản phẩm hay dịch vụ chính là minh chứng cho mối quan hệ bền vững mà doanh nghiệp đã xây dựng. Điều này giúp tăng cường sự trung thành và tối đa hóa lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Cách tính tỷ lệ Retention

Để đo lường hiệu quả chiến lược giữ chân khách hàng, bạn cần tính Customer Retention Rate (CRR). Tỷ lệ CRR cao cho thấy chiến lược giữ chân khách hàng của doanh nghiệp đang hoạt động tốt. Công thức tính CRR là:

CRR = (CE – CN)/CS x 100%

Trong đó:

  • CE là số khách hàng ở cuối một giai đoạn nhất định.

  • CN là số khách hàng mới trong giai đoạn đó.

  • CS là số khách hàng ở đầu giai đoạn.

Ví dụ: Nếu doanh nghiệp có 1000 khách hàng đầu tháng, thêm 90 khách mới và mất 60 khách. Như vậy, tỷ lệ CRR = [(1030 - 90) / 1000] x 100% = 94%.

Tại sao cần phải giữ chân khách hàng trong kinh doanh

Tiết kiệm chi phí Marketing

Việc thu hút khách hàng mới thường tốn kém hơn nhiều so với duy trì quan hệ với khách hàng cũ. Vì vậy, một chiến lược customer retention hiệu quả có thể giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí và thời gian.

Thay vì nỗ lực thuyết phục khách hàng mới, bạn có thể tập trung vào việc giữ chân khách hàng hiện tại, xây dựng mối quan hệ lâu dài và thúc đẩy họ quay lại mua sắm. Nếu hài lòng, họ sẽ chính là những người marketing miễn phí cho doanh nghiệp. Điều này giúp giảm chi phí marketing mà vẫn duy trì doanh thu ổn định.

Duy trì tỷ lệ đơn hàng

Khi khách hàng đã mua sản phẩm của bạn, điều đó chứng tỏ bạn đã tạo được lòng tin đối với họ. Một tỷ lệ Customer Retention Rate cao sẽ thúc đẩy khả năng khách hàng quay lại mua hàng. Tuy nhiên, nếu khách hàng không hài lòng, tỷ lệ này sẽ giảm và làm ảnh hưởng đến doanh số và uy tín của thương hiệu.

Tối đa hóa lợi nhuận

Trong kinh doanh, tối đa hóa lợi nhuận là mục tiêu quan trọng. Khi bán hàng cho khách hàng hiện tại, họ thường ít quan tâm đến giá cả do đã tin tưởng và hài lòng về chất lượng. Điều này giúp bạn dễ dàng giới thiệu các sản phẩm bán kèm hoặc dịch vụ bổ sung, tăng giá trị trung bình mỗi đơn hàng.

Làm thế nào để có thể giữ chân khách hàng trong kinh doanh

Kỳ vọng của khách chính là mục tiêu của doanh nghiệp

Việc xác định kỳ vọng của khách hàng như một mục tiêu chính của doanh nghiệp giúp tạo ra sản phẩm chất lượng tốt hơn. Thêm vào đó, để tối ưu hóa hiệu quả của hoạt động retention, doanh nghiệp nên đặt kỳ vọng của khách hàng ở mức sớm hoặc thấp hơn so với thực tế. Điều này giúp doanh nghiệp cải thiện năng suất làm việc và đạt được kết quả tốt hơn.

Trở thành cố vấn của khách hàng

Muốn đạt customer retention rate tốt, doanh nghiệp phải trở thành chuyên gia trong lĩnh vực kinh doanh của mình. Cụ thể, bạn cần hiểu rõ kiến thức và công dụng của sản phẩm để tư vấn chính xác những điều khách hàng muốn. Đồng thời, kết hợp kỹ năng nắm bắt tâm lý khách hàng cũng là điều cần thiết để đạt được hiệu quả tư vấn tốt nhất.

Chủ Động Giao Tiếp Để Tăng Cường Sự Hiểu Biết Của Khách Hàng

Khi tung sản phẩm ra thị trường, khách hàng sẽ kỳ vọng một sản phẩm đáp ứng nhu cầu của họ. Song, không phải lúc nào khách hàng cũng có thể nắm bắt thông tin về sản phẩm. Vì vậy, doanh nghiệp nên chủ động truyền thông về sản phẩm và dịch vụ mới để khách hàng có thể hiểu rõ hơn.

Ngoài việc cung cấp thông tin, việc khảo sát ý kiến khách hàng cũng rất quan trọng. Doanh nghiệp có thể cải thiện chất lượng sản phẩm và dịch vụ lên rất nhiều khi thấu hiểu rõ hơn mong muốn từ khách hàng.

Phát triển phần mềm quản lý quan hệ khách hàng

Một trong những công cụ hiệu quả để tăng customer retention là phần mềm quản lý quan hệ khách hàng (CRM). Đây là phương pháp rất hiệu quả trong việc kiểm soát thông tin để chăm sóc người dùng tốt nhất. Hiện nay, việc sử dụng phần mềm CRM đã trở nên rất phổ biến và được áp dụng rộng rãi.

Kết luận

Vừa rồi, Dinos đã cung cấp cho bạn những thông tin chi tiết nhất về chủ đề retention là gì. Hy vọng rằng bài viết sẽ hữu ích cho hoạt động kinh doanh của bạn. Chúc bạn thành công!

Nguồn: https://dinos.vn/retention-la-gi/