Các thuật ngữ kinh doanh cơ bản và phổ biến

Các thuật ngữ kinh doanh cơ bản và phổ biến

Nếu bạn đang hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh hay marketing thì việc nắm vững kiến thức chuyên môn là điều vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, không ít người gặp khó khăn khi tiếp cận các tài liệu do có quá nhiều thuật ngữ kinh doanh. Vì thế, bài viết hôm nay của Dinos Việt Nam sẽ tổng hợp những thuật ngữ cơ bản và phổ biến nhất. Những thông tin này chắc chắn sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc tiếp cận và nắm bắt tài liệu, kiến thức một cách hiệu quả.

Phân loại các thuật ngữ kinh doanh

Các thuật ngữ kinh doanh cơ bản và phổ biến
Nhìn chung, các thuật ngữ kinh doanh hiện nay khá phong phú, tùy vào từng lĩnh vực sẽ có những ý nghĩa khác nhau. Tuy nhiên, để dễ tìm hiểu cũng như ghi nhớ tốt nhất, bạn có thể phân loại thành 3 nhóm chính sau:

  • Thuật ngữ về chức vụ trong kinh doanh
  • Thuật ngữ về hoạt động kinh doanh
  • Thuật ngữ về quản trị

Chi tiết các thuật ngữ kinh doanh cơ bản và phổ biến nhất hiện nay

Các thuật ngữ kinh doanh cơ bản và phổ biến
Các thuật ngữ kinh doanh về chức vụ, đối tượng


Sales Executive: Đây là thuật ngữ dùng mang ý nghĩa là chuyên viên kinh doanh, thường gặp trong môi trường chuyên nghiệp. Bên cạnh đó, còn có thuật ngữ Sales Staff cũng cùng nét nghĩa tương đồng. Tuy nhiên, sự khác biệt nằm ở môi trường sử dụng. Trong đó, Sales Executive thường xuất hiện phổ biến hơn trong các công ty lớn và chuyên môn cao.

Senior: Thuật ngữ này thường đi kèm với một chức danh chuyên môn để xác định mức độ kinh nghiệm, ví dụ như Senior Marketing hay Senior Content. Senior mang ý chỉ những người có nhiều kỹ năng, kiến thức chuyên môn trong công việc cụ thể.

Junior: Hình thức xuất hiện tương tự như Senior nhưng Junior ám chỉ những người mới bắt đầu tham gia vào công việc và chưa có nhiều kinh nghiệm.

Manager: Manager là chức danh quản lý, chịu trách nhiệm điều hành một nhóm người trong một phòng ban. Ví dụ, Project Manager (quản lý dự án), Sales Manager (quản lý kinh doanh).

Region/Area: Đây là thuật ngữ dùng để chỉ khu vực hoặc vùng lãnh thổ mà doanh nghiệp hoạt động, thường đi kèm với các chức danh quản lý như Area Manager (quản lý khu vực).

Support/Assistant: Support hoặc Assistant chỉ các chức vụ hỗ trợ, trợ lý cho những vị trí cấp cao hơn trong các công việc chuyên môn, chẳng hạn như Sales Support (hỗ trợ kinh doanh).

Supervisor: Chức danh Supervisor chỉ người có nhiệm vụ giám sát, đảm bảo chất lượng và hiệu suất của các bộ phận cụ thể.

Telesales: Là người tư vấn bán hàng qua điện thoại, thường được sử dụng trong các công việc liên quan đến bán hàng từ xa.

Director: Director là vị trí giám đốc, thường đi kèm với các chức danh chuyên môn để chỉ giám đốc của một bộ phận cụ thể như Director of Sales (giám đốc kinh doanh).

Account: Account thường xuất hiện trong các công ty có mô hình B2B, đảm nhiệm việc kết nối và chăm sóc khách hàng, đối tác. Ví dụ: Account Manager trong lĩnh vực content, sales, logistic.

Clients: Clients là khách hàng trong mô hình B2B, thường có nhiều yêu cầu cụ thể hơn so với khách hàng cá nhân.

Consumer: Consumer là người tiêu dùng cuối cùng của sản phẩm, ví dụ người mua và sử dụng dầu gội.

Customer: Customer chỉ người mua hàng. Ví dụ, người mẹ mua bỉm cho con là Customer, trong khi đứa trẻ là Consumer (người tiêu dùng).

Thuật ngữ về hoạt động kinh doanh


After Sales: Thuật ngữ này chỉ các hoạt động sau bán hàng như chăm sóc khách hàng, hậu mãi và remarketing nhằm duy trì mối quan hệ với khách hàng và tăng cơ hội bán hàng lặp lại.

Gross Sales: Đây là thuật ngữ để chỉ doanh thu bán hàng trước khi trừ đi các khoản chi phí và giảm giá.

Sales Agreement: Hợp đồng mua bán hàng hóa giữa doanh nghiệp và khách hàng hoặc đối tác, quy định các điều khoản giao dịch.

Sales Campaign: Chiến dịch bán hàng nhằm tăng doanh số cho một sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể, được triển khai trong thời gian nhất định.

Deal: Thỏa thuận giữa doanh nghiệp với đối tác, nhà đầu tư hoặc khách hàng nhằm mang lại lợi ích tốt nhất cho cả hai bên trong quá trình kinh doanh.

Expenses: Chi phí phát sinh từ các hoạt động kinh doanh, ví dụ như chi phí marketing, phát triển sản phẩm, hay chi phí vận hành.

Forecast: Dự đoán, thường xuất hiện trong các báo cáo kinh doanh hoặc marketing nhằm cung cấp các con số hoặc xu hướng dự kiến về tình hình kinh doanh trong tương lai.

Opportunity: Cơ hội kinh doanh, chỉ các khả năng phát triển mà doanh nghiệp có thể tận dụng để mở rộng thị trường hoặc gia tăng lợi nhuận. Từ đồng nghĩa với nó có thể bao gồm Potential và Outlook.

Strategy: Chiến lược là kế hoạch chi tiết trong các chiến dịch hoặc dự án nhằm đạt được mục tiêu cụ thể. Ví dụ, trong marketing và bán hàng, chiến lược có thể bao gồm các cách thức thu hút khách hàng và tăng tỷ lệ chuyển đổi.

Target: Mục tiêu rõ ràng trong các chiến dịch kinh doanh hoặc marketing, có thể là con số về doanh số cần đạt được hoặc đối tượng khách hàng mà doanh nghiệp nhắm đến.

Combination: Sự kết hợp giữa các yếu tố, phương pháp hoặc bộ phận trong doanh nghiệp để tối ưu hóa hiệu quả công việc và đạt được kết quả tốt hơn.

Discount: Chiết khấu, một hình thức giảm giá nhằm khuyến khích khách hàng đưa ra quyết định mua hàng nhanh chóng hơn. Các thuật ngữ tương tự hay gặp như Coupon, Gift, Sale off, Voucher.

Thuật ngữ về quản trị, phân tích, digital marketing

Các thuật ngữ kinh doanh cơ bản và phổ biến
KPI (Key Performance Indicator): Đây là chỉ số đánh giá hiệu suất công việc, được sử dụng phổ biến trong quản lý và kinh doanh hiện đại để đo lường mức độ hoàn thành mục tiêu của các dự án và chiến dịch.

Budget: Ngân sách, chỉ tổng số tiền cần dành cho một chiến dịch marketing, đẩy mạnh doanh số hoặc quảng cáo trong digital marketing. Việc quản lý ngân sách hiệu quả là yếu tố quan trọng trong quá trình thực hiện chiến lược kinh doanh.

SWOT: Mô hình phân tích kinh doanh bao gồm S (Strengths - Thế mạnh), W (Weaknesses - Điểm yếu), O (Opportunities - Cơ hội), T (Threats - Thách thức). Đây là công cụ hữu ích để đánh giá tình hình kinh doanh và lập kế hoạch chiến lược.

Risk: Rủi ro là yếu tố không thể bỏ qua trong quản trị. Trước khi triển khai dự án hoặc kế hoạch, các doanh nghiệp cần chuẩn bị phương án dự phòng và chiến lược quản lý rủi ro để đảm bảo an toàn và hiệu quả.

MBP (Management By Process): Quản trị theo quá trình, với mỗi bước trong dự án đều có tiêu chí cụ thể để nhận định và kiểm soát, giúp quản lý toàn bộ quy trình một cách khoa học và hiệu quả.

Conversion Rate: Tỷ lệ chuyển đổi là chỉ số quan trọng trong kinh doanh, đặc biệt trong digital marketing. Nó cho biết mức độ hiệu quả của chiến dịch khi người dùng thực hiện hành động như mua hàng, đăng ký dịch vụ sau khi tiếp xúc với quảng cáo.

Retention Rate: Tỷ lệ quay lại của khách hàng phản ánh mức độ thành công của việc duy trì lòng tin và sự hài lòng của người dùng. Tỷ lệ RR càng cao cho thấy chất lượng sản phẩm và dịch vụ càng tốt, khách hàng sẵn sàng quay lại nhiều lần công của việc duy trì lòng tin và sự hài lòng của người dùng.

CPC (Cost Per Click), CPM (Cost Per Mille): CPC là chi phí trên mỗi lượt click, còn CPM là chi phí trên mỗi 1000 lượt hiển thị, thường sử dụng trong quảng cáo digital. Đây là hai chỉ số quan trọng giúp nhà quảng cáo và doanh nghiệp tính toán chi phí và đánh giá hiệu quả chiến dịch quảng cáo.

Lời kết


Còn rất nhiều các thuật ngữ kinh doanh nữa mà bạn có thể sẽ bắt gặp trong môi trường làm việc cụ thể. Tuy nhiên, với những gì Dinos đã chia sẻ, chắc chắn phần nào giúp bạn đọc hiểu các văn bản, tài liệu nhanh chóng, dễ dàng hơn. Mong rằng bài viết đem lại thông tin hữu ích cho bạn.

Nguồn: https://dinos.vn/thuat-ngu-kinh-doanh/