Đưa Công nghệ Không gian phục vụ tiêu chuẩn ESG tại Việt Nam

Hiện nay, tiêu chuẩn ESG trong (Môi trường – Xã hội – Quản trị) ngày càng trở nên quan trọng đối với các doanh nghiệp và tổ chức. Những tiêu chuẩn này không chỉ góp phần vào sự phát triển bền vững mà còn giúp cải thiện hình ảnh thương hiệu và thu hút đầu tư. Công nghệ không gian, với những tiến bộ vượt bậc, đã cho thấy khả năng tiềm năng trong việc hỗ trợ và thúc đẩy việc thực hiện các tiêu chuẩn ESG tại Việt Nam.

Tổng quan về Bộ tiêu chuẩn ESG

ESG (Environmental, Social and Governance) là bộ tiêu chuẩn đo lường tác động của một doanh nghiệp không chỉ về mặt tài chính mà còn về cách thức doanh nghiệp đó quản lý trách nhiệm xã hội và bảo vệ môi trường.

Đây là các yếu tố chính trong đầu tư có trách nhiệm và bền vững, giúp các nhà đầu tư đánh giá công ty không chỉ dựa trên hiệu quả tài chính mà còn về mức độ ảnh hưởng đến xã hội và môi trường.

Ba trụ cột chính của bộ tiêu chuẩn gồm:

Đưa Công nghệ Không gian phục vụ tiêu chuẩn ESG tại Việt Nam

  • Environmental (Môi trường): Gồm các yếu tố liên quan đến các vấn đề bảo vệ môi trường và nguồn tài nguyên thiên nhiên như ảnh hưởng biến đổi khí hậu, phát thải lượng khí carbon, tiêu thụ năng lượng, quản lý nguồn nước, chất thải và tài nguyên thiên nhiên, khai thác khoáng sản.
  • Social (Xã hội): Các yếu tố Liên quan đến cách doanh nghiệp quản lý mối quan hệ với nhân viên, khách hàng và cộng đồng. Bao gồm các yếu tố như điều kiện lao động, quyền con người, an toàn sức khỏe và bình đẳng giới
  • Governance (Quản trị): Bao gồm cách thức quản lý và vận hành doanh nghiệp, bao gồm tính minh bạch, cơ cấu hội đồng quản trị, quản lý rủi ro và trách nhiệm giải trình

Tiêu chuẩn Môi trường

  • Theo dõi lượng khí thải carbon: Dữ liệu vệ tinh có thể theo dõi mức phát thải khí nhà kính từ ngành công nghiệp nặng hoặc các khu vực đô thị. Thông tin này cung cấp bằng chứng cần thiết để doanh nghiệp và Chính phủ thực hiện cam kết giảm phát thải và tuân thủ các quy định về khí thải
  • Quản lý tài nguyên thiên nhiên: Vệ tinh có thể giám sát rừng, nguồn nước và tình trạng đa dạng sinh học để hỗ trợ quản lý và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên hiệu quả hơn, giúp giảm thiểu các tác động tiêu cực đến môi trường và bảo vệ hệ sinh thái
  • Phòng chống thiên tai và biến đổi khí hậu: Các dữ liệu từ công nghệ không gian giúp các cơ quan dự đoán thiên tai, quản lý rủi ro và ứng phó kịp thời các các thảm họa.

Tiêu chuẩn Xã hội

  • Giám sát an ninh lương thực: Vệ tinh theo dõi tình hình sản xuất nông nghiệp và cung cấp dữ liệu về tình trạng cây trồng, đất đai và nguồn nước. Giúp Chính phủ và các doanh nghiệp quản lý hiệu quả sản xuất nông nghiệp, cải thiện an ninh lương thực và giảm thiểu tác động tiêu cực đến xã hội.
  • Cải thiện khả năng tiếp cận thông tin và dịch vụ: Công nghệ không gian có thể được sử dụng để phát triển các dịch vụ vệ tinh để cung cấp kết nối Internet đến các vùng sâu, vùng xa. Giúp thúc đẩy công bằng xã hội, mọi người có cơ hội tiếp cận thông tin, dịch vụ giáo dục và y tế.
  • Nâng cao an toàn cộng đồng: Giám sát và phân tích tình trạng cháy rừng, lũ lụt, hạn hán có thẻ giúp các cơ quan Chính phủ, tổ chức phi Chính phủ và cộng đồng có biện pháp ứng phó nhanh chóng và kịp thời, giảm thiểu rủi ro cho người dân.

Tiêu chuẩn Quản trị

  • Tăng cường tính minh bạch và truy xuất nguồn gốc: Thông qua dữ liệu vệ tinh, doanh nghiệp có thể minh bạch hóa quá trình sản xuất, chuỗi cung ứng,… Ví dụ, dữ liệu giám sát từ không gian có thể giúp xác minh nguồn gốc sản phẩm nông sản, đảm bảo các chuỗi cung ứng không gây rủi ro cho môi trường.
  • Hỗ trợ quản lý rủi ro và tuân thủ: Dữ liệu không gian có thể cung cấp thông tin về các rủi ro địa lý, thiên tai, các yếu tố ảnh hưởng khác để các công ty có thể quản lý rủi ro tốt hơn. Điều này cũng cải thiện hiệu quả quản trị và đáp ứng các yêu cầu tuân thủ.

Trong bối cảnh toàn cầu, tiêu chuẩn ESG trở nên thiết yếu trong chiến lược kinh doanh, phản ánh cam kết kiên cố và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Tại Việt Nam, quan tâm đến ESG đang gia tăng để thu hút đầu tư quốc tế và cải thiện hình ảnh thương hiệu. Nhiều tổ chức độc lập đang cung cấp đánh giá ESG cho doanh nghiệp trên toàn cầu.

Tỷ lệ doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực đạt tiêu chuẩn ESG trên thế giới

Đưa Công nghệ Không gian phục vụ tiêu chuẩn ESG tại Việt Nam

Hiện trạng phát triển lĩnh vực Công nghệ không gian tại Việt Nam

Tổng quan về Lĩnh vực Không gian

Lĩnh vực Công nghệ không gian tại Việt Nam đang trong quá trình phát triển mạnh mẽ nhờ các sáng kiến quốc gia về Quan sát Trái đất và quản lý tài nguyên. Các dự án lớn như vệ tinh VNREDSat-1 được triển khai nhằm giúp Việt Nam giám sát môi trường, quản lý tài nguyên thiên nhiên và đối phó với biến đổi khí hậu. Đây là vệ tinh đầu tiên của Việt Nam cung cấp ảnh viễn thám với độ phân giải cao, phục vụ cho công tác giám sát rừng, đất nông nghiệp và vùng ven biển.

Ngoài VNREDSat-1, Việt Nam đang đầu tư vào các dự án như hệ thống vệ tinh MicroDragon để giám sát lượng nước ven biển, hỗ trợ ngư nghiệp và ứng phó với thiên tai. Các dự án được thực hiện đồng bộ với các chính sách bền vững, thể hiện cam kết của Việt Nam trong việc ứng dụng công nghệ không gian để thúc đẩy phát triển bền vững và đáp ứng các tiêu chuẩn ESG.

Khả năng ứng dụng Công nghệ Không gian trong Bộ tiêu chuẩn ESG

  • Giám sát và quản lý môi trường

- Theo dõi biến đổi khí hậu và quản lý rừng:Giám sát và quản lý môi trường tại Việt Nam được thực hiện thông qua công nghệ vệ tinh VNREDSat-1 giúp theo dõi rừng, phát hiện cháy và khai thác trái phép, góp phần bảo vệ tài nguyên rừng và giảm khí CO2

- Giám sát nước và ô nhiễm biển: Vệ tinh MicroDragon giám sát chất lượng nước bờ biển, hỗ trợ bảo vệ hải sản và quản lý ngư trường.

  • Quản lý tài nguyên và thiên nhiên đô thị

- Giám sát tài nguyên nước và đất nông nghiệp:Dữ liệu từ vệ tinh cũng cho phép theo dõi tài nguyên nước và đất nông nghiệp, hỗ trợ hiệu quả tưới tiêu và bảo vệ đất.

- Quy hoạch và phát triển đô thị bền vững: Công nghệ không gian hỗ trợ quy hoạch đô thị bằng việc cung cấp thông tin về phân bố dân cư và sự phát triển của cơ sở hạ tầng. Các hình ảnh vệ tinh có độ phân giải cao giúp xác định các khu vực cần điều chỉnh hoặc nâng cấp, giúp các đô thị phát triển hài hòa với môi trường và giảm áp lực dân số

  • Ứng phó và giảm thiểu rủi ro thiên nhiên: Hệ thống vệ tinh còn giúp dự báo thiên tai, quan trọng cho việc giảm thiểu tác động và bảo đảm an toàn cho cộng đồng.

Thực trạng áp dụng Bộ tiêu chuẩn ESG của các doanh nghiệp Việt Nam

Hiện nay, việc áp dụng tiêu chuẩn ESG trong doanh nghiệp ở Việt Nam còn ở giai đoạn sơ khai, chủ yếu ở các tập đoàn lớn như Vinamilk và Vingroup, thông qua báo cáo ESG và các sáng kiến về môi trường. Doanh nghiệp vừa và nhỏ gặp khó khăn trong việc thực thi ESG do hạn chế tài chính và nhận thức chỉ dừng ở tuân thủ quy định môi trường.

Các lĩnh vực trọng tâm cho việc áp dụng ESG bao gồm tài chính – ngân hàng, năng lượng – công nghiệp nặng, bất động sản – xây dựng và nông nghiệp. Áp lực từ chính sách và nhà đầu tư quốc tế là động lực chính thúc đẩy các lĩnh vực này tuân thủ tiêu chuẩn ESG nhằm thu hút đầu tư và giảm thiểu tác động môi trường. Bên cạnh đó, việc thực hiện ESG cũng giúp nâng cao thương hiệu và uy tín doanh nghiệp trong bối cảnh tiêu dùng xanh ngày càng gia tăng.

Lợi ích trong việc áp dụng tiêu chuẩn ESG cho các doanh nghiệp

Việc doanh nghiệp áp dụng bộ tiêu chuẩn ESG mang lại nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp bao gồm:

  • Tăng cường niềm tin và uy tín: Các doanh nghiệp áp dụng ESG có khả năng xây dựng niềm tin với khách hàng, đối tác và các nhà đầu tư, điều này dẫn đến việc gia tăng giá trị thương hiệu và cạnh tranh hơn trên thị trường
  • Thu hút đầu tư: Nhiều nhà đầu tư hiện nay chỉ xem xét đầu tư vào những doanh nghiệp có cam kết bền vững và trách nhiệm xã hội. Cho thấy việc áp dụng ESG giúp doanh nghiệp mở rộng cơ hội tiếp cận các nguồn vốn đầu tư, đặc biệt từ các quỹ đầu tư quốc tế chú trọng vào tính bền vững
  • Cải thiện hiệu quả hoạt động: Các chính sách ESG giúp doanh nghiệp tối ưu hóa quy trình sản xuất, giảm chi phí và cải thiện hiệu quả sử dụng tài nguyên, từ đó tạo ra lợi nhuận bền vững hơn
  • Giảm thiểu rủi ro: Việc áp dụng các tiêu chuẩn ESG giúp doanh nghiệp nhận diện và quản lý rủi ro liên quan đến môi trường và xã hội, qua đó giảm thiểu các tác động tiêu cực có thể xảy ra đến hoạt động kinh doanh
  • Thúc đẩy đổi mới sáng tạo: Áp dụng ESG giúp doanh nghiệp đổi mới công nghệ và phương thức hoạt động, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh và khả năng phát triển bền vững

Thách thức & tiềm năng cho doanh nghiệp trong việc áp dụng Bộ tiêu chuẩn ESG

Khó khăn

Doanh nghiệp Việt Nam đối mặt với nhiều thách thức trong việc áp dụng Bộ tiêu chuẩn ESG. Các khó khăn bao gồm:

  • Chi phí lớn: Triển khai tiêu chuẩn ESG yêu cầu đầu tư lớn vào thiết bị viễn thám và phân tích dữ liệu, điều này hạn chế khả năng đầu tư, đặc biệt với các doanh nghiệp nhỏ.
  • Thiếu hụt nhân lực: Nguồn nhân lực có kỹ năng phân tích dữ liệu không gian và hiểu biết về ESG còn thiếu, khiến cho việc triển khai gặp khó khăn.
  • Khả năng tiếp cận công nghệ: Doanh nghiệp gặp khó khăn khi tiếp cận công nghệ tiên tiến, yêu cầu hạ tầng phức tạp và phụ thuộc vào công nghệ quốc tế.
  • Khung pháp lý chưa hoàn thiện: Mặc dù có chính sách hỗ trợ, nhưng khung pháp lý cho công nghệ không gian phục vụ ESG còn mới và chưa đồng bộ, gây cản trở cho doanh nghiệp trong việc ứng dụng công nghệ này.

Xem thêm tại nguồn: ekgis.com.vn