2 loại kế hoạch Social Media không thể bỏ qua nếu muốn fanpage nổi bật và thu hút

Bạn muốn thương hiệu của mình luôn được khách hàng nhớ đến trên mạng xã hội? Bạn đang phân vân giữa việc duy trì tương tác thường xuyên với khách hàng (Always-on) hay tập trung vào các chiến dịch ngắn hạn (theo chiến dịch)? Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về 2 loại kế hoạch này, từ đó lựa chọn phương pháp phù hợp nhất để đạt được mục tiêu của mình. Hãy cùng khám phá xem đâu là chiến lược sẽ giúp thương hiệu của bạn tỏa sáng trên mạng xã hội!

Sự khác biệt giữa kế hoạch Always-on và kế hoạch theo chiến dịch

1. Kế hoạch xuyên suốt (Always-on)

Social Media Always-on Plan là một chiến lược truyền thông xã hội tập trung vào việc duy trì sự hiện diện liên tục và nhất quán của thương hiệu trên các nền tảng. Bằng cách tạo ra và chia sẻ nội dung giá trị, đa dạng và thường xuyên, các doanh nghiệp không chỉ thu hút mà còn giữ chân khán giả một cách hiệu quả. Điều này giúp xây dựng một cộng đồng bền vững xung quanh thương hiệu, tăng cường lòng trung thành và nhận diện thương hiệu theo thời gian.

Với kế hoạch này, fanpage của bạn sẽ trở thành một trung tâm nội dung (content hub) hấp dẫn, nơi khán giả luôn tìm thấy những thông tin hữu ích và giải trí. Nhờ đó, thương hiệu của bạn sẽ nổi bật giữa đám đông và tạo được ấn tượng sâu sắc trong tâm trí khách hàng.

2. Kế hoạch theo chiến dịch (Campaign)

Mặt khác, kế hoạch Social Media theo chiến dịch tập trung vào việc triển khai ngắn hạn với mục tiêu cụ thể. Ví dụ, một chiến dịch có thể nhằm mục đích ra mắt sản phẩm mới, tăng doanh số trong một thời gian giới hạn hoặc tạo sự kiện đặc biệt. Bằng cách hướng đến những mục tiêu cụ thể, doanh nghiệp có thể tạo ra những nội dung và hoạt động gây được tiếng vang lớn.

Kế hoạch xuyên suốt tập trung duy trì sự hiện diện liên tục và nhất quán của thương hiệu trên các nền tảng, trong khi kế hoạch theo chiến dịch tập trung việc triển khai ngắn hạn với mục tiêu cụ thể.

Kế hoạch xuyên suốt tập trung duy trì sự hiện diện liên tục và nhất quán của thương hiệu trên các nền tảng, trong khi kế hoạch theo chiến dịch tập trung triển khai ngắn hạn với mục tiêu cụ thể.
Nguồn: Getty Images

Nên áp dụng kế hoạch Always-on hay chiến dịch?

Nếu mục tiêu là tăng nhận diện thương hiệu và giáo dục khách hàng về sản phẩm/dịch vụ trong dài hạn, kế hoạch Always-on là lựa chọn phù hợp. Việc duy trì tương tác thường xuyên và chia sẻ nội dung giá trị sẽ giúp xây dựng hình ảnh thương hiệu một cách bền vững trong tâm trí khách hàng.

Ngược lại, nếu mục tiêu là thúc đẩy doanh số, ra mắt cho một sản phẩm mới hoặc một chương trình khuyến mãi cụ thể trong thời gian ngắn, kế hoạch theo chiến dịch sẽ là giải pháp tối ưu. Kế hoạch theo chiến dịch sẽ giúp bạn nhanh chóng đạt được mục tiêu và đo lường hiệu quả một cách rõ ràng.

Hoặc đối với những thương hiệu mới hoặc đang muốn khám phá thị trường, việc triển khai các chiến dịch ngắn hạn sẽ là một cách hiệu quả để thử nghiệm và học hỏi. Qua đó, bạn có thể thu thập dữ liệu và insights để điều chỉnh chiến lược lâu dài.

Có nên kết hợp giữa 2 loại kế hoạch này hay không? Câu trả lời là hoàn toàn có thể và nên! Vì khi đó bạn có thể tạo ra một chiến lược Social Media toàn diện, linh hoạt và hiệu quả, từ những lợi ích lâu dài của kế hoạch Always-on và những tác động tức thời của chiến dịch.

Case-study thực tế

1. Durex và kế hoạch Always-on

Có thể nói Durex là “ông hoàng” tận dụng Always-on để xây dựng cộng đồng rất tốt trên mạng xã hội hiện nay. Trên các nền tảng, đặc biệt là Facebook, Durex đã thành công trong việc tạo ra một cộng đồng cởi mở, mọi người có thể thoải mái chia sẻ và thảo luận về những vấn đề liên quan đến “chuyện ấy” tinh tế.

Thay vì chỉ chỉ đề cập giới thiệu sản phẩm hay thương hiệu một cách nhàm chán, Durex đã khéo léo kết nối với khách hàng bằng những nội dung sáng tạo, hài hước bằng khả năng bắt trend siêu đỉnh, từ đó xây dựng lòng tin và sự trung thành của người tiêu dùng.

Durex còn ghi điểm với khán giả bằng hình ảnh/video ẩn dụ khéo léo về tình dục, vừa sáng tạo, vừa thú vị, nhưng không gây phản cảm.

Minh hoạ nội dung Always On của Durex trên Social Media (Facebook).

Kế hoạch Always-on của Durex trên Social Media (Facebook).
Nguồn: Ảnh chụp màn hình

Ngoài việc đăng nội dung thường xuyên để giữ “ấm” thương hiệu trong lòng khách hàng, Durex còn là người lắng nghe và tương tác với cộng đồng, bằng việc tương tác và trả lời bình luận của độc giả hay giải đáp thắc mắc.

Tương tác của Durex trên Social Media (Facebook).
Nguồn: Ảnh chụp màn hình

2. MBBank và kế hoạch theo chiến dịch nhằm “trẻ hoá” thương hiệu

Để hiểu hơn về kế hoạch theo chiến dịch, chúng ta sẽ phân tích case-study của MBBank.

Mặc dù đã có chỗ đứng trong lòng người tiêu dùng hơn 30 năm, nhưng làm sao để tạo niềm tin với tệp khách hàng mới – Gen Z – là bài toán khó của thương hiệu.

Thế nên, MBBank đã xác định mục tiêu cần phải “làm mới” mình, để chinh phục được thế hệ Gen Z. Sau khi đã hiểu rõ được mục tiêu, và thói quen của tệp khách hàng mới MBBank lựa chọn xây dựng chuỗi video trên TikTok để về các tình huống thật, hài hước.

Chuỗi video ngắn MBBank nhằm giới thiệu dòng sản phẩm thẻ.
Nguồn: Ảnh chụp màn hình

Nội dung xoay quanh các vấn đề tài chính trong cuộc sống hàng ngày, như: cách tiết kiệm, lừa đảo tài chính, thanh toán không tiền mặt... Sau đó, lồng ghép giới thiệu dòng thẻ đa năng 2-in-1 Hi Visa – là giải pháp của MBBank – một cách tự nhiên để dễ dàng tạo niềm tin với người xem.

Chiến dịch truyền thông bằng chuỗi video ngắn hài hước trên TikTok của MBBank đã ghi nhận những con số kết quả ấn tượng đối với một kênh mới vừa ra mắt trên nền tảng TikTok:

  • Kênh TikTok nhận được tổng 56.200 lượt theo dõi
  • 12 video thuộc chiến dịch nhận được tổng gần 150.000 lượt thích
  • Đặc biệt, nhãn hàng MBBank có tick xanh chỉ sau 2 tuần ra mắt kênh TikTok

3. VinFast và sự kết hợp của kế hoạch Always-on và chiến dịch

VinFast đã thành công trong việc kết hợp kế hoạch Always-on và kế hoạch theo chiến dịch trong cùng thời điểm. Always-on giúp VinFast xây dựng một cộng đồng khách hàng trung thành, tạo ra sự tương tác thường xuyên thông qua các tuyến nội dung về sản phẩm, chính sách ưu đãi, bí quyết chăm sóc xe... Điều này không chỉ cung cấp thông tin hữu ích mà còn giúp khách hàng cảm thấy được kết nối và đồng hành cùng thương hiệu.

VinFast xây dựng những nội dung ngắn từ các KOC.
Nguồn: Ảnh chụp màn hình

Kết quả, chỉ sau 3 tháng ra mắt, chiến dịch V-Creator đã đạt được những thành tựu ấn tượng:

  • Gần 1 tỷ lượt xem trên các nền tảng mạng xã hội như TikTok và YouTube.
  • Hơn 700 triệu lượt xem cho hashtag #VinFast trên TikTok.
  • Hơn 30.000 nội dung sáng tạo được sản xuất bởi cộng đồng KOC.
  • Tăng trưởng mạnh mẽ tỷ lệ “Voice of Other” (tiếng nói từ người dùng) trong các chiến dịch truyền thông.
  • 30.000 đơn đặt hàng trước cho mẫu xe VF3 – kỷ lục mới cho VinFast.

Sự kết hợp hài hoà giữa Always-on và các chiến dịch truyền thông đã giúp VinFast dễ dàng tạo ấn tượng với người tiêu dùng và đây không chỉ là một chiến thuật ngắn hạn mà còn là một chiến lược dài hơi, giúp Vinfast xây dựng một thương hiệu mạnh mẽ và bền vững.

Tổng kết

Việc lựa chọn giữa kế hoạch Always-on và kế hoạch theo chiến dịch phụ thuộc hoàn toàn vào mục tiêu kinh doanh và tình hình thị trường của từng thương hiệu. Một chiến lược Social Media hiệu quả là sự kết hợp linh hoạt giữa cả 2 loại kế hoạch này. Điều quan trọng là doanh nghiệp cần lên kế hoạch chi tiết, đo lường hiệu quả và linh hoạt điều chỉnh chiến lược để phù hợp với từng giai đoạn phát triển.

B-RISE: Your Brand Transformation Partner

B-Rise Agency mang đến giải pháp quảng cáo truyền thông tích hợp với tinh thần Marketing Tinh Gọn, dành riêng cho các doanh nghiệp Việt Nam, Mỹ, Anh và Nhật Bản.

Đội ngũ lãnh đạo dày dặn kinh nghiệm, xuất thân từ các công ty quảng cáo hàng đầu với thành tích với nhiều giải thưởng danh giá trong nước và quốc tế cùng bạn đưa thương hiệu vươn xa hơn nữa.

Thông tin chi tiết về dịch vụ, vui lòng truy cập trang web https://b-rise.asia.

* Nguồn: B-Rise