5 điều thương hiệu cần cân nhắc trước khi sản xuất phim
Sản xuất video dài hay những bộ phim mang yếu tố thương hiệu đang trở nên ngày càng hấp dẫn, được nhiều doanh nghiệp chú trọng trong chiến lược marketing hiện nay. Tuy nhiên, để tạo ra một bộ phim thành công về cả mặt sáng tạo và mặt thương mại đòi hỏi rất nhiều yếu tố. Trong bài viết này, hãy cùng Vietstarmax tìm hiểu về 5 điều quan trọng nhất để thương hiệu tạo ra một bộ phim chất lượng nhé!
Những năm gần đây, các bộ phim mang yếu tố thương hiệu đã có sự phát triển đáng chú ý. Đơn cử là thành công đáng ngưỡng mộ của bộ phim “Barbie” ra mắt năm 2023, hay những tác phẩm được trưng bày tại liên hoan Cannes Lions, Tribeca X và Sundance. Các tác phẩm trên đã cho chúng ta thấy rằng các thương hiệu đang dần định hình lại mối quan hệ với khán giả.
Thực tế này xảy ra bởi vì ngày càng có nhiều người tiêu dùng né tránh các nội dung chứa yếu tố tiếp thị và quảng cáo. Theo tạp chí Forbes, có đến 50% người tiêu dùng tại Mỹ sẵn sàng chi trả cho các dịch vụ streaming không có quảng cáo. Cũng chính vì thế mà các thương hiệu đang dần tích hợp Marketing vào các nội dung giải trí.
Phim có yếu tố thương hiệu không chỉ là một đoạn phim nhằm nâng cao nhận diện thương hiệu, mà còn là công cụ giúp hình thành mối liên kết sâu sắc hơn với khách hàng, tăng cường giá trị của thương hiệu với những thông điệp ý nghĩa.
Ví dụ như bộ phim tài liệu “Dads” do Dove Men+Care và hãng phim Imagine Documentaries hợp tác sản xuất. Được phát hành trên nền tảng Apple TV+, bộ phim nói về sự phức tạp của việc làm cha, từ việc đóng vai trò là người chăm sóc, đến việc trở thành một hình mẫu tích cực cho con. Bộ phim mang tới thông điệp rất rõ ràng: “Dù có đóng vai trò gì, mỗi người bố đều là một cá thể độc nhất”. Với sự góp mặt của Will Smith và Glen Henry, bộ phim đã gặt hái được một số thành công nhất định và đặc biệt là tạo được kết nối cảm xúc đối với nhóm khách hàng mục tiêu của thương hiệu.
Phim có thể mang lại lợi ích thương mại trên toàn kênh, nhưng rõ ràng đây là một sự lựa chọn phức tạp và tốn kém, vì vậy, điều quan trọng là phải thực hiện đúng quy trình. Sau đây là 5 cân nhắc chính giúp thương hiệu đi đúng hướng nếu muốn sản xuất phim.
Động lực của thương hiệu là gì?
Trước khi bắt tay vào một dự án lớn như phim, hãy vạch ra mục đích rõ ràng mà thương hiệu muốn đạt được. Nếu thương hiệu có một câu chuyện muốn kể, hãy có một lý do rõ ràng trong đầu. Chẳng hạn như nó sẽ mang lại gì, số liệu đo lường là gì, nó có phù hợp với chiến lược marketing của thương hiệu hay không, nếu có, nó sẽ ở giai đoạn nào. Hoặc, nếu thương hiệu có một KPI muốn đạt được, hãy tìm hiểu xem việc sản xuất bộ phim này có thể thúc đẩy mục tiêu đó hay không.
Những kết quả và số liệu đo lường này phải được xem xét trong suốt dự án và là phải được đặt lầm trọng tâm. Chúng mang lại sự rõ ràng cần thiết để định hình quy trình phát triển, đảm bảo rằng mọi quyết định và mọi người trong quá trình cộng tác sáng tạo đều hướng tới mục tiêu chung.
Xác định kết quả mong muốn cũng giúp xây dựng lòng tin giữa thương hiệu và người sáng tạo nội dung. Nó giúp xây dựng mối quan hệ đối tác trong đó họ được trao quyền để thực hiện công việc của mình một cách tốt nhất nhằm tiếp cận đối tượng mục tiêu mong muốn của thương hiệu.
Vai trò của dự án phim này là gì?
Câu chuyện của phim là phương tiện tuyệt vời để định hình nhận thức về thương hiệu, tăng cường giá trị thương hiệu và tạo ra mối liên hệ sâu sắc hơn với khách hàng. Vì vậy, nếu thương hiệu đang muốn tạo ra tệp khách hàng trung thành, định dạng này có thể là sự bổ sung lý tưởng cho chiến lược marketing của mình.
Một ví dụ điển hình là bộ phim “Dear Santa” đã giúp USPS trở thành đơn vị vận chuyển hàng hóa số một trong ngày lễ. Nhận thấy mọi người thích đều yêu thích việc xem phim Giáng sinh cùng gia đình, USPS đã đặt hàng riêng bộ phim “Dear Santa”. Phim đã tạo bước đệm cho hãng để vượt qua các đối thủ có ngân sách quảng cáo lớn hơn.
Mặc dù một câu chuyện hấp dẫn có thể không trực tiếp thúc đẩy chuyển đổi ở cuối phễu marketing nhưng vẫn sẽ thu hút được sự chú ý của khán giả. Và khi thương hiệu có được sự chú ý của họ, những tương tác tiếp theo với khán giả sẽ được thiết lập và có tác động trực tiếp hơn đến chuyển đổi cuối cùng.
Nội dung giúp tăng tỉ lệ chuyển đổi là gì?
Khi được khai thác đúng cách, phim có thể là trái tim của kế hoạch truyền thông, kết nối và hỗ trợ các tài nguyên chuyển đổi đa kênh. Bất cứ khi nào khán giả xem nội dung, họ đều có thể được định hướng lại với quảng cáo mua sắm. Vì thế, hãy xem xét vị trí phù hợp của dự án phim này so với chiến lược marketing tổng thể. Sau đó, xây dựng một kế hoạch mạch lạc, xác định cách thương hiệu sử dụng tài nguyên hoặc chủ đề từ nội dung trong phim như thế nào.
Ví dụ, nội dung có thể bao gồm các chủ đề cụ thể phù hợp với chiến lược influencer marketing. Tận dụng lượng người theo dõi lớn trên mạng xã hội của các KOL, KOC, thương hiệu có thể tạo ra các tài nguyên quảng cáo để thu hút những người đã xem phim.
Nội dung của phim cũng có thể được sử dụng ít trực tiếp hơn – nhưng không kém phần hiệu quả – để tạo ra một khoảnh khắc, một cuộc trò chuyện để truyền tải thông điệp chuyển đổi.
Một ví dụ điển hình là bộ phim tài liệu “5B”. Bộ phim tập trung vào công việc của các y tá tại khoa AIDS đầu tiên ở San Francisco vào những năm 1980 và, phần giới thiệu cuối phim tiết lộ rằng “Johnson & Johnson hân hạnh ủy quyền”. Nhưng cả công ty lẫn sản phẩm của hãng đều không xuất hiện trong phim. Thay vào đó, hãng đã hỗ trợ “5B” trong suốt các hoạt động quảng bá của nó, giúp thương hiệu nổi bật hơn.
Giá trị mang lại cho khách hàng là gì?
Để một dự án phim có thể mang lại hiệu quả thương mại, điều quan trọng là phải luôn mang lại giá trị cụ thể với khán giả của trong suốt quá trình. Nếu thương hiệu không phục vụ hoặc đáp ứng được kỳ vọng của họ, bạn sẽ không thể truyền cảm hứng cho bất kỳ ý định mua hàng nào.
Có hai nguyên tắc hữu ích giúp quản lý việc trao đổi giá trị này. Đầu tiên và cơ bản nhất, nội dung phải mang tính giải trí hoặc cung cấp thông tin cho khán giả. Nếu nội dung đủ hấp dẫn để tạo ra sự quan tâm và khiến khách hàng thích thú với thương hiệu của bạn, thì nó sẽ mở ra cánh cửa cho thông điệp chuyển được liên kết ngay sau đó. Vì vậy, nội dung phải có chất lượng cao – được cân nhắc kỹ lưỡng, có kịch bản tốt, dàn dựng tốt, sản xuất tốt và truyền tải tốt. Nếu khán giả sẵn sàng xem nội dung của bạn, họ có thể mua sản phẩm của bạn. Nếu không, họ sẽ không mua.
Điểm mấu chốt thứ hai là phải cởi mở và nhất quán với khán giả về mục đích của nội dung. Nếu họ đang xem một câu chuyện để giải trí chỉ để đối mặt với một sự thay đổi đột ngột sang thông điệp bán hàng công khai, thương hiệu sẽ làm suy yếu kỳ vọng của khán giả và làm giảm giá trị trao đổi. Họ có thể cảm thấy bị định hướng sai và ít có xu hướng mua sản phẩm của thương hiệu hơn. Khán giả rất thông minh, vì vậy hãy thẳng thắn với họ và tin tưởng vào chất lượng nội dung để tạo ảnh hưởng đến hành vi của họ và thúc đẩy sự nổi bật của thương hiệu.
Hãy trở nên táo bạo
Cuối cùng, nếu bạn đã quyết định rằng sản xuất phim là một chiến thuật phù hợp cho chiến lược marketing của mình, thì hãy thực sự nắm bắt nó. Hãy táo bạo. Đây là cơ hội để thương hiệu không ngần ngại cắm phơi bày những gì mà chúng đại diện. Không ai giành được giải Cannes Lions vì sự an toàn. Đó không phải là cách bạn đột phá hoặc thu hút sự chú ý. Vì vậy, hãy dũng cảm.
Hãy nhận lời khuyên hữu ích, chi tiền vào những việc bạn cần, kết nối mọi tài nguyên của thương hiệu và nắm bắt cơ hội để tạo ra thứ gì đó sáng tạo và phi thường về mặt thương mại.
Để thành công với dự án phim và chinh phục khách hàng với nội dung chất lượng, kính mời các bạn độc giả tham khảo các dịch vụ sản xuất tại Vietstarmax. Chúng tôi luôn sẵn sàng đồng hành với các thương hiệu trên hành trình lan toả giá trị thương hiệu đến với khách hàng!
* Nguồn: Vietstarmax Agency