Marketer Le Vu
Le Vu

Managing Partner @ FB Academy

Cách quản lý nhân viên ngành F&B

Trong kinh doanh nhà hàng, sự thiếu gắn kết giữa nhân viên và quản lý trực tiếp dẫn đến việc nhân viên có tỷ lệ thay đổi (turnover) khá cao. Trong khi đó, sự gắn bó của nhân viên lại ảnh hưởng khá nhiều đến trải nghiệm của khách – nếu nhân viên cảm thấy hài lòng, gắn bó và đầu tư vào công việc của họ, họ sẽ tạo ra một môi trường tích cực cho khách hàng của bạn.

* Bài viết này dành cho quản lý nhà hàng và chủ nhà hàng không thuê quản lý (hoặc thuê chỉ để làm “bù nhìn”).

Hôm trước lướt nhanh qua Facebook của một chị kia, thấy quay clip quảng cáo mình là kiểu quản lý ẩm thực nóng tính, sẵn sàng hét và đuổi nhân viên khi thấy không cần nữa, muốn nhân viên “sợ mình hơn sợ cọp”. Cá nhân tôi thấy cách làm này cũ như thời tôi mới vô nghề cách đây hơn 20 năm vậy, và thật sự là lạc hậu với cách hiện đại là làm sao tối ưu hoá kỹ năng của nhân viên kể cả khi người quản lý không có mặt thì mới đúng là người quản lý giỏi. Và một điều nữa, chắc chị chưa bao giờ làm cho một tập đoàn khách sạn 5 sao quốc tế khi la mắng, doạ nạt nhân viên là điều cấm kỵ với tiêu chuẩn Hospitality và nhân viên có quyền đánh giá 1 sao đối với quản lý trực tiếp của mình trong đánh giá định kỳ hoặc nặng hơn là gửi thư phản đối cho Quản lý HR của công ty vì bị la mắng, doạ nạt vô cớ.

Theo một vài khảo sát, chỉ có 16% nhân viên cho biết họ cảm thấy “được kết nối và gắn bó” với quản lý hoặc người sử dụng lao động của mình. Trong kinh doanh nhà hàng, sự thiếu gắn kết này trực tiếp dẫn đến việc nhân viên có tỷ lệ thay đổi (turnover) khá cao ở hầu hết doanh nghiệp. Sự gắn bó của nhân viên cũng ảnh hưởng đến trải nghiệm của khách – nếu nhân viên của bạn cảm thấy hài lòng, gắn bó và đầu tư vào công việc của họ, họ sẽ tạo ra một môi trường tích cực cho khách hàng của bạn.

Tôi xin chia sẻ với các bạn một số kinh nghiệm hữu ích để bạn có thể thúc đẩy tinh thần của nhân viên trong nhà hàng của mình.

Trong kinh doanh nhà hàng, sự thiếu gắn kết giữa nhân viên và quản lý trực tiếp dẫn đến việc nhân viên có tỷ lệ thay đổi (turnover) khá cao.
Nguồn: Getty Images

Trao quyền cho nhân viên

Khi nhân viên được trao quyền và đưa ra các quyết định ảnh hưởng đến họ, họ sẽ cảm thấy được đánh giá cao hơn, được tôn trọng và được đầu tư vào thành công của họ (và thành công của doanh nghiệp).

Bạn nên biết rằng một nhà quản lý doanh nghiệp phải có khả năng giúp nhân viên thực hiện công việc của họ mà không có sự quản lý trực tiếp liên tục. Khi nhân viên có thể làm việc độc lập, thời gian của bạn được giải phóng để làm các công việc kinh doanh cần thiết khác.

Thực hiện công việc một cách độc lập và được trao quyền dù tương đồng nhưng cũng khá khác nhau. Khi bạn trao quyền cho nhân viên, bạn sẽ cho họ khả năng đưa ra các quyết định nhất định, thay vì chỉ tuân theo các quy trình tiêu chuẩn khi làm việc độc lập. Trao quyền có những lợi ích to lớn cho nhân viên, đội ngũ của bạn và lợi nhuận của công ty.

Đào tạo kỹ năng cho nhân viên

Đội ngũ nhân viên được đào tạo tốt là một tài sản đáng giá của doanh nghiệp F&B.

Đội ngũ nhân viên được đào tạo tốt là một tài sản đáng giá của doanh nghiệp F&B.
Nguồn: Unsplash

Chi phí để thay thế một nhân viên là 33% của mức lương nhân viên được thay thế, đây là một chi phí không nhỏ đối với chi phí vận hành của một doanh nghiệp. Các bạn đồng nghiệp của tôi có bao giờ tuyển được người vừa ý trên các status miễn phí đăng Facebook hay mạng xã hội khác!?

Nhưng may mắn thay, có nhiều cách để tránh gánh nặng này. Và chương trình đào tạo nhân viên cho thấy rằng bạn coi trọng sự phát triển chuyên môn của nhân viên và giúp họ xem ngành này như một con đường sự nghiệp lâu dài và khả thi hơn, tất cả đều làm tăng khả năng họ gắn bó với công việc.

Đội ngũ nhân viên được đào tạo tốt là một tài sản đáng giá, vì sau đó, họ có thể giúp đào tạo lại nhân viên mới (hoặc hiện tại). Điều này sẽ mang lại cho họ cảm giác có mục đích cao hơn và khiến họ tự tin hơn vào khả năng của mình, đồng thời thúc đẩy sự tự tin của những nhân viên mới hoặc nhân viên kém hiệu quả. Bằng cách tạo điều kiện cho những cơ hội này, các nhà quản lý có thể truyền đạt cho nhân viên rằng họ thực sự quan tâm đến sự thành công của đội ngũ nhân viên.

Sẽ có một số ý kiến tiêu cực về vấn đề này như: đào tạo xong thì sẽ nhảy qua làm chỗ khác, dạy xong rồi sẽ “phản thầy”, ăn cắp công thức món ăn bí truyền… nhưng nếu bạn có tầm nhìn dài hạn thì đây chỉ là những chuyện vặt vãnh. Có rất nhiều bếp trưởng Việt Nam rất thích làm việc với những bếp trưởng ngoại quốc vì đã đào tạo họ trở thành những bếp trưởng ưu tú mà không e ngại các vấn đề vặt vãnh như trên.

Ghi nhận thành công của nhân viên

Bạn có dành thời gian để ghi nhận những khoảnh khắc khi các thành viên trong nhóm vượt lên trên và thành công không?

Những hành động công nhận chu đáo nhưng thẳng thắn có thể mang lại lợi ích to lớn. Những hành động này có thể là một lời cảm ơn đơn giản, thư công nhận, hay một tràng pháo tay trong cuộc họp nhóm hoặc chương trình “Nhân viên của tháng” có phần thưởng khích lệ.

Sự công nhận, dù lớn hay nhỏ, đều có thể giúp ích rất nhiều cho tinh thần của nhân viên. Nếu bạn có đủ nguồn lực, hãy cân nhắc cung cấp các ưu đãi như tiền thưởng hoặc thưởng ngày nghỉ (được hưởng lương). Hãy đảm bảo cung cấp một cái gì đó mà nhân viên của bạn thực sự thích thú và hào hứng.

Sự công nhận, dù lớn hay nhỏ, đều có thể giúp ích rất nhiều cho tinh thần của nhân viên.

Sự công nhận, dù lớn hay nhỏ, đều có thể giúp ích rất nhiều cho tinh thần của nhân viên.
Nguồn: Pexels

Cung cấp bữa ăn miễn phí hoặc chính sách giảm giá cho nhân viên

Một cách khác để thúc đẩy tinh thần và sự gắn bó là đưa nhân viên đến gần hơn với sản phẩm và thực đơn của nhà hàng. Cho nhân viên ăn và để họ thử các món mới trong thực đơn và thậm chí có thể đưa ra chính sách giảm giá để họ mời bạn bè và sau đó những khách hàng này đưa ra phản hồi hoặc ý tưởng, sẽ giúp họ bán các món ăn cho khách quen của bạn tốt hơn.

Các nhà hàng được thúc đẩy bởi tình yêu ẩm thực – nhân viên của bạn cũng sẽ yêu thích món ăn đó nhiều như bạn. Và họ sẽ làm được, nếu có cơ hội.

Khen thưởng về sự gắn bó và trung thành của nhân viên

Để tránh xoay vòng nhân viên và tiết kiệm chi phí tuyển dụng, hãy thưởng cho những nhân viên gắn bó với công việc. Kỷ niệm ngày bắt đầu công việc của nhân viên bằng một buổi lễ nhỏ, một thẻ quà tặng, hoặc một khoản tiền thưởng; hay chu đáo hơn là cung cấp các mức thời gian nghỉ có lương, tăng lương, tiền thưởng, hoặc thậm chí là lợi ích bảo hiểm sức khỏe cho những người dành nhiều thời gian hơn tại doanh nghiệp của bạn. Nhân viên thấy đồng nghiệp của họ gặt hái được những lợi ích này sẽ cảm thấy có cảm hứng để làm điều tương tự.

Trong 20 năm đi làm, tôi trải qua 4 năm tại khách sạn New World Sài Gòn và được tận hưởng chính sách này. Nhân viên làm càng lâu năm thì ngày nghỉ phép năm càng nhiều thay vì chỉ tiêu chuẩn 12 ngày/năm theo Luật Lao động, kỷ niệm 5, 10, 15 năm đều được tặng thưởng một số tiền để ghi nhận sự cống hiến… Đó là lý do sau 25 năm vẫn còn nhiều đồng nghiệp của tôi vẫn gắn bó với doanh nghiệp này.

Để tránh xoay vòng nhân viên và tiết kiệm chi phí tuyển dụng, hãy thưởng cho những nhân viên gắn bó với công việc.

Để tránh xoay vòng nhân viên và tiết kiệm chi phí tuyển dụng, hãy khen thưởng cho những nhân viên gắn bó lâu dài với công việc.
Nguồn: Unsplash

Tăng cường các hoạt động ngoài công việc

Để nâng cao tinh thần và xây dựng tình bạn thân thiết theo cách-ít-cấu-trúc hơn, chỉ cần cho nhân viên của bạn cơ hội để thư giãn, vui vẻ và gắn kết với nhau. Dành thời gian để nhân viên của bạn thư giãn, phục hồi và giảm căng thẳng giữa các ca làm việc. Trong đó, các bài tập xây dựng nhóm là một cách tuyệt vời để nâng cao tinh thần, như bắn súng sơn hoặc leo núi là những lựa chọn tuyệt vời. Hãy hỏi nhóm của bạn xem họ muốn làm gì cùng nhau vì ý kiến của họ rất quan trọng.

Rất nhiều doanh nghiệp kinh doanh ẩm thực sẽ đóng cửa hoàn toàn mỗi năm một lần để kỷ niệm sinh nhật của nhà hàng với một chuyến đi chơi toàn đội ngũ nhân viên, ghi nhận công việc của mỗi thành viên trong nhóm góp phần vào thành công của họ.