Hé lộ chiến lược từ chạm tim đến chạm ví người tiêu dùng dịp Tết 2025
Ba phần tư chặng đường của năm 2024 đã trôi qua với nhiều chuyển biến đáng chú ý trong thói quen mua sắm của người Việt Nam. Liệu mùa Tết sắp tới người tiêu dùng tiếp tục “thắt chặt” hầu bao hay đã bước sang một chương mới trong hành vi mua sắm. Việc giải đáp thắc mắc này sẽ là nền tảng cho một chiến dịch Tết thật sự “chạm” đến trái tim người tiêu dùng. Vì vậy, ngay từ bây giờ, các doanh nghiệp cần “xắn tay áo” và bắt tay vào hoạch định kế hoạch Tết một cách nghiêm túc.
Nhìn lại những điểm sáng của mùa Tết Giáp Thìn 2024
Nếu giai đoạn 2022-2023 chứng kiến sự bùng nổ của video ngắn, thì đầu năm 2024 lại đánh dấu sự lên ngôi của hình thức livestream bán hàng. Xu hướng livestream kết hợp mua sắm trực tiếp trở thành hình thái chủ đạo, tiếp tục đưa xu hướng Shoppertainment chiếm lĩnh thị trường trong mùa Tết Giáp Thìn 2024.
Nhìn lại những thành công của Shoppertainment trong năm vừa qua, không thể không nhắc đến sự kiện chương trình Chợ phiên OCOP hợp tác với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Chương trình này đã giúp hơn 3.000 doanh nghiệp nhỏ và vừa (MSME) từ 30 tỉnh thành tiêu thụ nông sản địa phương, với tổng doanh thu vượt mốc 100 tỷ đồng. Một ví dụ điển hình khác là chiến dịch ra mắt của Kiehl's trên TikTok Shop, với chuỗi 40 ngày quảng cáo mua sắm qua video và tổ chức các buổi mua sắm trực tiếp, đã ghi nhận lợi nhuận gấp 6,3 lần chi phí quảng cáo và tăng 3 lần doanh thu GMV so với mục tiêu đề ra.
Không chỉ tác động tích cực đến những thương hiệu lớn, làn sóng Shoppertainment còn mang lại tiềm năng phát triển cho các nhà bán lẻ. Số lượng nhà bán hàng trên TikTok Shop đã tăng gấp 2,6 lần, với tổng doanh thu GMV tăng gấp 8 lần so với năm 2022. Điều này cũng phản ánh nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng Việt Nam trong dịp Tết, với top 5 ngành hàng tiêu biểu là Thời trang, Nhà cửa & Đời sống, Sức khỏe & Chăm sóc cá nhân, Điện tử và Bách hóa.
Tâm thế của người tiêu dùng Việt khi lần nữa đón mùa Tết với thử thách mới
Bước sang thời kỳ phục hồi sau dịch bệnh COVID-19, thế nhưng người tiêu dùng Việt chưa thể hoàn toàn quay lại trạng thái “đón Tết” thả ga như thường lệ khi buộc chịu tác động trực tiếp hoặc gián tiếp bởi khủng hoảng kinh tế thế giới. Theo số liệu từ nghiên cứu hành vi người tiêu dùng Việt Nam trong dịp Tết do TikTok ủy quyền cho Toluna thực hiện, có đến 91% người dùng TikTok và cả những người không sử dụng nền tảng này cho biết lạm phát gia tăng sẽ ảnh hưởng đến kế hoạch Tết 2025 của họ. Khảo sát cũng cho thấy 52% số người tham gia dự định sẽ cân nhắc kỹ lưỡng hơn trong việc chi tiêu cho các hoạt động liên quan đến Tết, chủ yếu do lo ngại về biến động kinh tế toàn cầu và lạm phát.
Tuy nhiên, bất chấp những khó khăn, “hào hứng” vẫn là một trong những từ được nhắc đến nhiều nhất khi người tiêu dùng miêu tả cảm xúc của mình về việc đón Tết 2025. Thay vì rơi vào tâm lý tiêu cực, nhiều người đã bắt đầu có ý thức chuẩn bị ngân sách và đồ dùng từ sớm, phù hợp với nhu cầu cá nhân. Điều này mở ra cơ hội lớn cho các thương hiệu có thể đồng hành cùng người tiêu dùng trong quá trình chuẩn bị cho Tết.
Song song với đó, xu hướng Shoppertainment vẫn giữ vững vị thế, ngày càng “mài dũa” sâu sắc hơn hành vi của người dùng thế hệ mới. Theo Statista, cứ 1 trong 3 người dùng mạng xã hội tham gia khảo sát sẽ sử dụng nền tảng TikTok để tìm kiếm sản phẩm cần mua; và 2 trong 5 người dùng lần đầu tiên biết đến sản phẩm qua nền tảng này. Điều này cho thấy TikTok đang trở thành một nền tảng quan trọng để biến quá trình khám phá thành hành động mua hàng.
Để đạt được thành công trong thương mại điện tử, nội dung chính là chìa khóa. Các thương hiệu cần tạo ra những nội dung sáng tạo, hấp dẫn, và phù hợp với không khí Tết, từ đó tận dụng toàn bộ tiềm năng của TikTok để kết nối và thích ứng với người tiêu dùng.
Bắt sóng Shoppertainment để Tết thêm rộn ràng, thương mại phát đạt
Sức hút của xu hướng Shoppertainment đang ngày càng khẳng định vị thế khi không chỉ những creator nổi tiếng trên nền tảng như Hằng Du Mục, Võ Hà Linh mà cả các thương hiệu và nhà bán lẻ đều đạt được doanh số ấn tượng từ các phiên livestream, với giá trị từ hàng chục triệu đến hàng tỷ đồng. Sự kết hợp giữa giải trí và thương mại đã đưa việc kinh doanh lên một tầm cao mới, làm cho sân chơi trở nên sôi động hơn với sự đa dạng trong nội dung, kỹ thuật quay dựng và tính sáng tạo, từ ngành hàng cung cấp đến trải nghiệm người dùng.
Điển hình như gần đây, KFC – một thương hiệu gà rán quen thuộc với người tiêu dùng Việt Nam, đã gây bất ngờ khi xuất hiện trên nền tảng TikTok với hình thức livestream giao hàng trong 1 giờ. Điều này không chỉ xóa nhòa ranh giới giữa trải nghiệm online và offline mà còn làm tăng tính tương tác và sự hài lòng của khách hàng.
Tuy nhiên, Shoppertainment không chỉ dừng lại ở livestream. Chương trình giải trí “Nghề Chủ Chốt” do TikTok sản xuất với sự tham gia của 10 Affiliate Creator đã hé lộ một bức tranh toàn cảnh về cách tận dụng tối đa nền tảng TikTok để “chốt đơn” thành công.
Với dịp Tết sắp đến – một thời điểm tiêu dùng sôi động với nhu cầu mua sắm tăng cao, xu hướng Shoppertainment này vẫn duy trì đà thịnh vượng khi hoà hợp với niềm vui và không khí Tết. Do đó, nắm bắt trọng điểm này, các doanh nghiệp nên tích cực tạo ra những nội dung giải trí hấp dẫn, không chỉ kích thích doanh số mà còn mang lại một mùa Tết đầy ý nghĩa và tích cực cho người tiêu dùng, ngay cả khi đối mặt với thách thức kinh tế.
Song, để chuẩn bị tốt nhất cho mùa Tết Ất Tỵ “Vui Hết Hồn – Tết Hút Hàng" cũng như tiến gần hơn gần hơn với lượng người dùng khổng lồ trên nền tảng trăm triệu người dùng của TikTok, thương hiệu càng không nên bỏ lỡ TikTok Tết Hút 2025 sẽ trở lại vào ngày 20/8 sắp tới. Webinar này hứa hẹn không chỉ “gieo quẻ” insight cực kỳ chất lượng mà còn “gieo mầm” ý tưởng và “gói ghém” những giải pháp cho người tham gia.
Link đăng ký tham dự: https://tiktoktethut2025.splashthat.com/