Phòng marketing bao gồm những bộ phận nào? Chức năng từng bộ phận chi tiết
Bạn có bao giờ tự hỏi tại sao một số thương hiệu lại có thể tạo ra những chiến dịch marketing ấn tượng và thu hút đến vậy? Bí quyết nằm ở sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận trong phòng marketing. Mỗi bộ phận đều đóng góp một vai trò quan trọng, từ việc lên ý tưởng sáng tạo đến việc đo lường hiệu quả của chiến dịch. Cùng khám phá ngay dưới đây phòng marketing gồm những bộ phận nào và vai trò của từng bộ phận chi tiết.
Phòng marketing bao gồm những bộ phận nào
Các bộ phận phòng marketing
Cấu trúc phòng marketing phổ biến tại các doanh nghiệp hiện nay bao gồm các bộ phận sau:
-
Nghiên cứu Thị trường (Market Research)
-
Thương hiệu (Branding)
-
Truyền thông (PR)
-
Digital Marketing
-
Creative
Lưu ý: Trên đây chỉ là liệt kê các bộ phận phòng marketing phổ biến nhất tại các doanh nghiệp. Tùy theo quy mô và lĩnh vực kinh doanh mà từng doanh nghiệp sẽ có cấu trúc phòng marketing khác nhau.
Bộ phận nghiên cứu thị trường (Market Research)
Bộ phận Nghiên cứu Thị trường đóng vai trò như “đôi mắt” của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp nhìn rõ hơn về thị trường, khách hàng và đối thủ cạnh tranh. Họ thu thập, phân tích dữ liệu để đưa ra những thông tin chi tiết, từ đó hỗ trợ doanh nghiệp đưa ra các quyết định kinh doanh sáng suốt và hiệu quả.
Bộ phận nghiên cứu thị trường
Thông tin từ bộ phận nghiên cứu thị trường là nền tảng cho mọi hoạt động của doanh nghiệp. Nhờ có những thông tin này, doanh nghiệp có thể:
-
Phát triển sản phẩm mới để đáp ứng nhu cầu thay đổi theo thời gian của khách hàng, tạo ra lợi thế cạnh tranh.
-
Mở rộng thị trường bằng cách xác định được những thị trường tiềm năng, thị trường ngách và cách thức tiếp cận hiệu quả.
-
Đánh giá hiệu quả của các chiến dịch marketing so với các đối thủ.Thông tin từ bộ phận nghiên cứu thị trường có thể giúp doanh nghiệp nắm bắt được toàn bộ thị trường để có các hướng đi hiệu quả.
Starbucks tại các thị trường khác nhau
Ví dụ điển hình như Starbucks, Starbucks luôn tìm cách để tạo ra những trải nghiệm mới lạ cho khách hàng. Họ thường xuyên tiến hành nghiên cứu để tìm hiểu về văn hóa, sở thích cà phê của khách hàng ở từng khu vực, từ đó phát triển các loại đồ uống mới, concept quán và các chương trình khuyến mãi phù hợp.
Bộ phận thương hiệu
Bộ phận Thương hiệu có vai trò xây dựng và bảo vệ hình ảnh, giá trị của một doanh nghiệp. Họ tạo ra một bản sắc độc đáo, khác biệt cho thương hiệu, giúp sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp được khách hàng nhận diện và ghi nhớ.
Bộ phận Branding
Nhiệm vụ chính của bộ phận thương hiệu (branding) bao gồm:
-
Xây dựng nhận diện thương hiệu bằng cách tạo ra một hình ảnh độc đáo, khác biệt và dễ nhận biết cho thương hiệu thông qua logo, slogan, màu sắc, font chữ...
-
Quản lý danh mục sản phẩm, đảm bảo rằng tất cả các sản phẩm và dịch vụ của công ty đều phù hợp với định vị thương hiệu.
-
Lập kế hoạch dài hạn để xây dựng và phát triển thương hiệu, bao gồm các hoạt động quảng cáo, truyền thông, sự kiện...
-
Theo dõi và quản lý những thông tin liên quan đến thương hiệu trên các kênh truyền thông, xử lý các khủng hoảng truyền thông.
"Vũ trụ" thương hiệu của unilever
Ví dụ điển hình nhất là Unilever, top công ty đa quốc gia hàng đầu của Việt Nam và thế giới. Bộ phận branding của Unilever Việt Nam đặc biệt ở chỗ đã xây dựng thành công một "vũ trụ" thương hiệu nhỏ, mỗi thương hiệu đều nhắm đến một phân khúc khách hàng riêng.
Thay vì chỉ tập trung vào một thương hiệu mẹ lớn, Unilever đã tạo ra nhiều thương hiệu con như Omo, Surf, Lifebuoy, Sunsilk... Mỗi thương hiệu này đều có một cá tính riêng, đáp ứng nhu cầu cụ thể của từng nhóm khách hàng. Điều này giúp Unilever thống trị ngành hàng tiêu dùng so với các đối thủ, tăng hiệu quả truyền thông và tạo ra sự gắn kết sâu sắc hơn với từng nhóm khách hàng.
Bộ phận Truyền thông
Bộ phận Truyền thông là cầu nối giữa doanh nghiệp và công chúng. Họ chịu trách nhiệm xây dựng và quản lý hình ảnh của công ty, sản phẩm/dịch vụ. Mục tiêu chính của bộ phận này là tạo dựng nhận biết, lòng trung thành của khách hàng, và thúc đẩy doanh số.
Bộ phận Truyền thông đóng vai trò quan trọng trong việc:
-
Tăng cường nhận biết thương hiệu, giúp công chúng biết đến và ghi nhớ thương hiệu. Gia tăng brand love.
-
Xây dựng mối quan hệ bền vững với khách hàng, tạo dựng lòng trung thành và gia tăng vòng đời các khách hàng.
-
Thúc đẩy doanh số bán hàng thông qua các chiến dịch truyền thông hiệu quả.
-
Xây dựng hình ảnh công ty tích cực, thu hút các đối tác và nhà đầu tư.
Just do it Nike
Ví dụ kinh điển về vai trò của bộ phận truyền thông là chiến dịch "Just Do It" của Nike. Đây được xem là một trong những chiến dịch quảng cáo thành công và đáng nhớ nhất mọi thời đại. Khẩu hiệu "Just Do It" (Cứ làm đi) đơn giản nhưng lại mang một thông điệp vô cùng mạnh mẽ, truyền cảm hứng cho mọi người vượt qua giới hạn bản thân để đạt được mục tiêu.
Bộ phận Digital Marketing
Trong thời đại số, khi hành vi của người tiêu dùng ngày càng dịch chuyển mạnh mẽ lên các nền tảng trực tuyến, vai trò của bộ phận Digital Marketing trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Họ là những người tiên phong trong việc khai thác các công cụ và nền tảng kỹ thuật số để tiếp cận khách hàng, xây dựng thương hiệu và thúc đẩy doanh số.
Digital Marketing
Để bắt kịp xu hướng và tiếp cận khách hàng hiệu quả, các doanh nghiệp đang không ngừng đầu tư mạnh vào nguồn nhân lực cho bộ phận này và ngân sách cho các hoạt động, chiến dịch marketing số.
Nhiệm vụ chính của Bộ phận Digital Marketing bao gồm:
-
Xây dựng chiến lược Digital Marketing như lập kế hoạch chi tiết cho các hoạt động marketing trên các nền tảng kỹ thuật số, bao gồm SEO, SEM, Social Media Marketing, Content Marketing, Email Marketing,...
-
Quản lý các kênh truyền thông số bao gồm các kênh truyền thông xã hội, website, blog của công ty.
-
Sản xuất các nội dung hấp dẫn, phù hợp với đối tượng khách hàng mục tiêu trên các kênh digital.
-
Thu thập, phân tích dữ liệu khách hàng, hành vi tương tác từ các hoạt động marketing để đánh giá hiệu quả và tối ưu hóa chiến lược.
Thực hiện các chiến dịch quảng cáo trên các nền tảng tìm kiếm như Facebook Ads, Google Ads, Tiktok Ads, … -
Xây dựng cộng đồng (community) và tương tác với khách hàng thông qua các kênh digital. Ngoài ra là việc livestream giới thiệu và bán sản phẩm trên các nền tảng ecommerce, social cũng được rất nhiều doanh nghiệp áp dụng hiện nay.
Bộ phận Creative
Bộ phận Creative chính là trái tim sáng tạo của doanh nghiệp. Với khả năng thiết kế ở cấp độ chuyên gia, họ thổi hồn vào từng concept, slogan, hình ảnh và video, biến chúng thành những tác phẩm nghệ thuật độc đáo của doanh nghiệp.
Bộ phận Creative
Từ việc thiết kế logo, bộ nhận diện thương hiệu cho đến việc phát triển nội dung đa dạng trên các kênh truyền thông, bộ phận Creative luôn không ngừng sáng tạo để tạo ra những dấu ấn riêng biệt, giúp thương hiệu ghi dấu ấn trong tâm trí khách hàng.
Không chỉ dừng lại ở việc tạo ra những ý tưởng độc đáo, bộ phận Creative còn làm việc chặt chẽ với các bộ phận khác như marketing, sales, PR để đảm bảo rằng mọi ý tưởng sáng tạo đều được triển khai một cách hiệu quả và mang lại kết quả tốt nhất. Từ việc thiết kế các ấn phẩm truyền thông như tờ rơi, catalogue cho đến việc phối hợp sản xuất các video quảng cáo, bộ phận Creative luôn là những người đồng hành tin cậy, giúp các chiến dịch marketing đạt được thành công.
Lời kết
Như vậy, phòng marketing chính là trái tim của mọi doanh nghiệp. Với sự phối hợp nhịp nhàng của các bộ phận, phòng marketing không chỉ giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu kinh doanh mà còn tạo ra những giá trị bền vững cho xã hội. Trong tương lai, với sự phát triển của công nghệ, phòng marketing chắc chắn sẽ còn đóng vai trò quan trọng hơn nữa trong việc định hình xu hướng tiêu dùng và tạo ra những trải nghiệm đáng nhớ cho khách hàng. Cảm ơn bạn đã quan tâm bài viết!
Nguồn bài viết - Công ty Dương Gia Phát