4 Cách giúp bạn tìm được mentor phù hợp trong công việc
Đôi khi trên con đường sự nghiệp, chúng ta gặp phải những thách thức mà không biết phải làm thế nào để vượt qua. Trong những hoàn cảnh như vậy, việc có một người mentor bên cạnh có thể là điều quan trọng và quý giá. Mentor không chỉ là người cung cấp kiến thức và kinh nghiệm, mà còn là người đồng hành, hỗ trợ và động viên trong những thời điểm chúng ta bị mất phương hướng hoặc bị lung lây ý chí khi gặp khó khăn.
Để có thể tìm một mentor phù hợp trước hết bạn nên trả lời 4 câu hỏi sau đây:
Tại sao bạn cần phải có mentor? (Why)
Trước khi bắt đầu tìm kiếm mentor, hãy tự đặt câu hỏi cho bản thân về những gì bạn muốn học hỏi từ người hướng dẫn. Bạn cần phải biết rõ lý do và mục tiêu của mình trước khi bước vào quá trình mentoring. Nếu bạn không biết rõ điều này, có thể bạn sẽ lạc đường trong việc tìm kiếm mentor và không nhận ra giá trị thực sự mà họ mang lại.
Người “ấy” là ai? (Who)
Mentor không chỉ là người có kiến thức và kinh nghiệm sâu rộng trong lĩnh vực của mình, mà còn là người có khả năng tạo ra sự kết nối và ảnh hưởng đối với mentee. Họ không chỉ đưa ra lời khuyên mà còn giúp mentee hiểu rõ hơn về bản thân và con đường mà mình đang chọn.
Một mentor giỏi và có tâm là người biết cách tạo ra một môi trường an toàn và tích cực – nơi mà mentee có thể mở lòng, chia sẻ những ý tưởng, lo lắng hoặc mục tiêu của mình mà không sợ bị phê phán.
Bên cạnh đó, họ là người có sự cam kết và tận tâm đối với sự phát triển của mentee. Họ dành thời gian và năng lượng để hỗ trợ, động viên. Đồng thời, Mentor còn là người tạo điều kiện cần thiết để mentee có cơ hội phát triển kỹ năng và đạt được mục tiêu cá nhân/nghề nghiệp của mình. Họ thúc đẩy sự tự tin, sức mạnh và ý chí để mentee có thể vượt qua mọi thách thức, đạt được thành công trong sự nghiệp và cuộc sống.
Trên đây chính là toàn bộ các đặc điểm của một mentor có tầm và có tâm. Những người này có thể là người thân trong gia đình, thầy/cô, bạn bè, các anh/chị đi trước, một chuyên gia trong lĩnh vực của bạn… và cũng có thể là người sếp hiện tại của bạn.
Làm thế nào để nhận biết một mentor có tâm? (How)
Một mentor có tâm theo định nghĩa của chúng tôi, đó là người ngoài việc có kiến thức sâu rộng và kinh nghiệm dày dặn, thì phải là người sẵn sàng hỗ trợ và dẫn dắt mentee của mình đi theo con đường chính thống và tích cực.
Tinh thần trách nhiệm cũng là một phẩm chất thường thấy ở một mentor có tâm. Trong quá trình mentoring, mentor sẽ luôn dõi theo và hỗ trợ mentee của mình. Có khi sẽ rất hạnh phúc và tự hào khi nhìn thấy mentee thành công, nhưng cũng có những thời điểm mệt mỏi và muốn từ bỏ. Tuy nhiên, một mentor có tâm sẽ hiểu rõ rằng, quá trình mentoring không phải lúc nào cũng dễ dàng. Lúc này, tinh thần trách nhiệm giúp mentor tập trung, kiên nhẫn, không từ bỏ và quyết tâm đồng hành cùng mentee trong hành trình phát triển.
Họ ở đâu? (Where)
Nếu bạn đang cần một mentor cho riêng mình, hãy chủ động tìm kiếm trên các diễn đàn, hội nhóm về mentoring hoặc tiếp cận những người có tên tuổi và kinh nghiệm trong lĩnh vực bạn đang theo đuổi. Trong công ty, bạn có thể trao đổi với cấp trên hoặc đồng nghiệp để xây dựng mối quan hệ mentoring. Điều này sẽ giúp bạn nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ, kiến thức và kinh nghiệm một cách hiệu quả.
Những hình thức mentoring thường thấy trong doanh nghiệp
Mentoring 1:1
Mentoring 1:1 là hình thức cố vấn truyền thống và thường thấy kinh doanh; trong đó chỉ có một mentor và một mentee tham gia. Với kinh nghiệm dày dặn và chuyên môn vững vàng, mentor sẽ hướng dẫn cá nhân hoá và hỗ trợ mentee phát triển cả về sự tự tin, kiến thức chuyên môn lẫn kỹ năng.
Mentoring theo nhóm
Mentoring theo nhóm (group mentoring) là hình thức cố vấn trong đó một mentor làm việc với một nhóm mentee, thường từ 4-6 người. Phương pháp này phổ biến trong các trường học, tổ chức và chương trình hỗ trợ giới trẻ, giúp tiết kiệm thời gian và tài nguyên so với mentoring 1:1.
Group mentoring cung cấp cơ hội cho mentee học hỏi từ nhiều nguồn kiến thức và kinh nghiệm đa dạng, tạo ra môi trường thúc đẩy sự trao đổi ý kiến. Mô hình này tận dụng sự kết nối giữa mentor có chuyên môn cao và các mentee, khuyến khích sự học hỏi và phát triển chung trong nhóm.
Mentoring dựa trên đào tạo
Đây là mô hình cố vấn dựa trên một chương trình đào tạo cụ thể, trong đó mentor sẽ là người trực tiếp dẫn dắt, truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm đến với một cá nhân hoặc một nhóm/đội ngũ.
Mentoring cho cấp quản lý/điều hành
Mentoring cho cấp quản lý/điều hành là một hình thức hỗ trợ đặc biệt dành cho những người đang giữ vai trò quản lý hoặc điều hành trong một tổ chức. Trong mô hình này, các nhà lãnh đạo được gán với một mentor, để được hướng dẫn, cho lời khuyên và sự hỗ trợ cần thiết.
Đây là hình thức giúp cải thiện kỹ năng quản lý, tăng cường khả năng đưa ra quyết định và xử lý tình huống phức tạp, đồng thời thúc đẩy sự phát triển cá nhân và chuyên môn của người điều hành.
Nguồn tham khảo: https://duonggiaphat.vn/mentor-la-gi/