Lộ trình nghề nghiệp dân ngành Branding
Ngành Branding đang chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ trên toàn cầu. Theo báo cáo "Future of Jobs" của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (World Economic Forum), nhu cầu về các nhân sự Branding đã tăng 35% trong vòng 5 năm qua. Điều này cho thấy người làm "Branding" ngày càng một đắt giá trong một thế giới cạnh tranh khốc liệt.
Do đó, bài viết này, mình sẽ chia sẻ về hành trình và lộ trình gợi ý với các bạn tâm sự nghiệp trong ngành phát triển và xây dựng sự nghiệp. Những kỹ năng công việc, checklist chuẩn bị tương ứng ở từng giai đoạn.
Lộ trình phát triển trong ngành Branding ở từng giai đoạn
-
Vị trí bắt đầu: Thực tập sinh thương hiệu (Brand Marketing Intern)
Phụ cấp hỗ trợ: (2M -3M - 4M) + thưởng (Tùy từng công ty)
Những việc cần làm: Hỗ trợ các dự án, nghiên cứu thị trường, tham gia brainstorm ý tưởng, hỗ trợ team các công việc thực thi liên quan tư liệu truyền thông, social media, hỗ trợ đề xuất proposals...
Những kỹ năng cần có: Tìm hiểu về thương hiệu, Nghiên cứu thương hiệu, các công cụ marketing/ branding, khả năng giao tiếp và làm việc nhóm.
Ở giai đoạn ban đầu, bạn có thể Apply intership ở các doanh nghiệp Agency (T&A OGILVY, Sao Kim Branding, Clover Brand Consultancy,...) hay tại Client các chương trình trình Management trainee ( LOREAL, HEINEKEN, SUNTORY PEPSICO...).
Hãy luôn giữ tinh thần ham học hỏi, hiếu học và chủ động từ những công việc nhỏ nhất. Xây nền móng vững chắc cho sự nghiệp sau này của bạn.
Vào nghề Branding với vị trí thực tập sinh là nền tảng cơ bản
2. Chuyên viên Branding (Branding Executive)
Tiếp theo: Junior (Thường ở vị trí Branding Executive, Marketing Executive) : Chuyên viên thương hiệu
-
Bậc Junior: 7 - 10 triệu/ tháng + thưởng (Tùy từng công ty)
-
Bậc Senior: 11 - 15 triệu/ tháng + thưởng (Tùy từng công ty)
Công việc ở giai đoạn này, bạn sẽ:
- Xây dựng/ đề xuất và triển khai chiến dịch Branding công ty dựa trên nghiên cứu thị trường và phân tích đối thủ cạnh tranh
- Lập kế hoạch xây dựng thương hiệu toàn diện, bao gồm định vị thương hiệu, xây dựng thông điệp, hình ảnh và giá trị cốt lõi.
- Phát triển bản sắc thương hiệu (brand identity) xuyên suốt tất cả các kênh tiếp xúc với khách hàng.
- Lên ý tưởng và triển khai các chiến dịch truyền thông để tăng cường nhận biết thương hiệu.
- Sử dụng đa dạng các kênh truyền thông (truyền thông xã hội, báo chí, sự kiện,...) để tiếp cận khách hàng mục tiêu.
- Phát triển nội dung & hình ảnh thương hiệu (80% content strategy, Planning, Copywriting & Storytelling, 20% design photo & edit video),
- Phối hợp Tổ chức các sự kiện event, talkshow,...
- Phối hợp Phân tích và lên đề xuất Proposals
- Đo lường hiệu quả của các chiến dịch và đưa ra báo cáo.
Ở trong giai đoạn này, bạn đã "cứng" hơn về mặt chuyên môn thông qua việc tham gia nhiều dự án lớn nhỏ trong doanh nghiệp. Khả năng chịu áp lực cũng từ đó tăng lên. Trong giai đoạn này, hãy cố gắng "mài sắc" chuyên môn thông qua cả kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm thông qua khả năng phân tích, nghiên cứu thông tin, quản lý dự án. Sau khi chuyên tâm rèn luyện giai đoạn này, bạn sẽ rất bất ngờ vì sự tiến bộ của bản thân.
Trong giai đoạn này, cũng đừng quên kết nối với nhiều anh chị trong ngành. Bạn sẽ học hỏi được nhiều từ họ, cũng như tạo tiền đề cho sự phát triển sự nghiệp sau này.
Hạng mục công việc của vị trí chuyên viên thương hiệu
3. Trợ lý Trưởng nhãn hàng (ABM) (15M - 20M) Tùy từng công ty
Đây là vị trí bắt đầu mà bạn có năng lực đòi hỏi level cũng cao hơn. Nhưng đồng thời, cũng tạo bước đệm để bạn triển. Đầu mục công việc thường bao gồm:
Thiết lập và triển khai các kế hoạch truyền thông marketing
-
Hỗ trợ lập kế hoạch marketing chi tiết cho chương trình truyền thông thương hiệu
-
Xây dựng và triển khai các chương trình thúc đẩy doanh thu, quảng bá nhãn hàng, bao gồm: các chương trình triển lãm, hội chợ, các kênh digital....
-
Nghiên cứu thị trường
-
Thường xuyên cập nhật thông tin về thị trường, đối thủ, xu hướng sản phẩm, xu hướng truyền thông đưa ra các đề xuất, đóng góp ý kiến cho các chương trình, kế hoạch, định hướng của nhãn hàng.
-
Triển khai các hoạt động nghiên cứu thị trường nhằm phục vụ cho kế hoạch phát triển thương hiệu và hoạch định chiến lược thương hiệu.
-
Phát triển sản phẩm mới
-
Đề xuất phương án phát triển sản phẩm mới theo nhu cầu của khách hàng và thị trường
-
Tham gia cải tiến sản phẩm như: bao bì, công thức, thông số kỹ thuật, chức năng mới... để đảm bảo đáp ứng được thị hiếu khách hàng
Đây là giai đoạn bạn đã tích lũy kinh nghiệm. Các kỹ năng về việc nghiên cứu về ngành (Tìm hiểu về thị trường, đối thủ cạnh tranh, xu hướng tiêu dùng) cũng đã nhạy bén hơn bởi góc nhìn thực tế. Giai đoạn này, bạn nên quan sát cách làm việc, ra quyết định của Trưởng nhãn hàng để học hỏi kinh nghiệm. Đồng thời, tham gia các khóa học, hội thảo: Nâng cao kiến thức về marketing, thương hiệu, các công cụ phân tích dữ liệu.
Hạng mục công việc vị trí Trợ lý nhãn hàng
4. Trưởng nhãn hàng (20M - 25M - 30M - 45M++) tùy công ty
Chúc mừng bạn đã lên tới vị trí mà bạn mong muốn và đạt mục tiêu hướng tới. Nhưng đồng thời cũng "lên vai" nhiều trách nhiệm hơn:
Từ 1 đến 3 năm kinh nghiệm: 25-35 triệu VNĐ
Từ 3 đến 5 năm kinh nghiệm: 35-50 triệu VNĐ
Từ 5 năm kinh nghiệm trở lên: 45-80 triệu VNĐ
Các công việc chính:
-
Theo dõi xu hướng thị trường, khảo sát ý kiến người tiêu dùng và tìm hiểu chiến dịch của đối thủ
-
Phân tích thị trường để định vị thương hiệu và xác định insight của khách hàng mục tiêu
-
Lập kế hoạch và triển khai chiến lược Branding tổng thể cho một sản phẩm hoặc thương hiệu
-
Hoạch định chiến lược định vị và xâm nhập thị trường
-
Đảo bảo sự hoà hợp giữa tính cách thương hiệu với tầm nhìn, sứ mệnh, mục tiêu và chiến lược của công ty
-
Lên ý tưởng cho các chiến dịch truyền thông cho thương hiệu
-
Giám sát các hoạt động marketing và quảng cáo để đảo bảo tính nhất quán với chiến lược sản phẩm
-
Dự kiến các rủi ro để có biện pháp xử lí kịp thời
-
Theo dõi và báo cáo hiệu quả của chiến dịch
KPI công việc bao gồm:
-
Brand Awareness: social engagement, direct traffic tới website và branded search volume
-
Brand Perception via social listening and market research
Hạng mục công việc của Trưởng Nhãn hàng (Brand Manager)
Ở giai đoạn này, không chỉ tự tin về chuyên môn, bạn còn cần xây dựng đội ngũ, tuyển dụng đào tạo nhân sự trong team. Đồng thời, phân công trong thành viên trong team đảm bảo phát huy tối đa khả năng hướng tới mục tiêu dự án.
Trong giai đoạn này, bạn cũng thường xuyên làm việc với các "Sếp lớn". Việc thuyết trình, bảo vệ dự án, báo cáo, meeting, lên kế hoạch định hướng chiến lược và đảm bảo thực thi là điều tất yếu.
Vậy sau vị trí Brand Manager sẽ là gì? Tùy theo định hướng và tình hình thực tế, bạn có thể đạt mục tiêu khác như CMO, CEO,... hoặc làm chủ việc kinh doanh của mình. Mỗi người sẽ có những định hướng căn cứ theo bản thân, nguyện vọng, và sự phát triển thời cuộc.
5. Đặc thù làm Branding tại Agency và Client
Đặc thù làm việc tại Agency: được làm việc với nhiều khách hàng khác nhau, từ các thương hiệu lớn đến các startup. Điều này giúp bạn có cái nhìn đa chiều về thị trường và rèn luyện khả năng thích ứng nhanh. Song song với áp lực về thời gian, kiến thức, học cách làm việc từ khách hàng từ dễ tính đến khó tính.
Đặc thù khi làm tại Client: cần hiểu rất rõ về sản phẩm, dịch vụ và thị trường của công ty mình. Sát vào chuyên môn, phục vụ đặc thù cho 1 ngành. Các quyết định đều hướng tới mục tiêu kinh doanh của công ty.
6. Yếu tố quan trọng của người làm Branding:
Đối với mình, dù ở môi trường nào, bạn cũng cần có sự sâu sắc trong cuộc sống, quan sát những gì diễn ra. Có cho mình Phản xạ phân tích. Tại sao là thông điệp đó? Biểu tượng đó? Hướng đến ai? Giải quyết câu chuyện gi? Insight là gì? để đánh trúng đích cho dự án. Đồng thời, học cách làm đúng trước khi làm hay. Luôn ở tâm thế ham học hỏi. Hiểu rõ cái Why - mục đích học để làm nghề ở bất kỳ môi trường nào.
Hành trình làm Branding cũng sẽ có khó khăn ngọt bùi. Nhưng cũng đầy kỷ niệm được chắp cánh bởi những dự án, kinh nghiệm thực tế, bài học cuộc sống. Mong bạn đủ kiên trì, nhẫn nại bền bỉ trên hành trình Branding nhiều màu sắc.