Marketer Hồ Đông Thụ
Hồ Đông Thụ

CEO & Founder @ Think Digital & THINKDEMY

Self-Awareness and Personal Development: Giải mã hành trình “Tự nhận thức và Phát triển bản thân”

Self-Awareness and Personal Development: Giải mã hành trình “Tự nhận thức và Phát triển bản thân”

Có nhiều bạn làm việc được một thời gian đặt câu hỏi: “Em làm hoài không thấy phát triển?” hay “Em growth (phát triển) chậm quá?” Có rất nhiều nguyên nhân, nhưng một trong nguyên nhân phổ biến nhất có lẽ là bạn chưa chọn được một chiến lược phát triển bản thân phù hợp.

Trong bài viết hôm nay, chúng ta sẽ cùng đi qua các khía cạnh quan trọng của việc phát triển bản thân, từ việc thiết lập mục tiêu cụ thể đến việc áp dụng các phương pháp học hỏi và cải thiện hiệu suất công việc.

Bài viết nằm trong series Newsletter “EQ@Work” – chia sẻ các góc nhìn và gợi ý thực hành các kỹ năng nâng cao trí tuệ cảm xúc trong công việc, thúc đẩy hiệu suất cá nhân và sự hài lòng trong môi trường làm việc. Các bạn có thể theo dõi và đăng ký nhận bản tin “EQ@Work” tại đây.

Bàn về phát triển bản thân

Phát triển bản thân (Personal Development) là một quá trình cải thiện bản thân suốt đời trong các khía cạnh khác nhau của cuộc sống, bao gồm sức khỏe, tri thức, tinh thần, cảm xúc, mối quan hệ xã hội, cảm giác mãn nguyện, ý nghĩa.

Self-Awareness and Personal Development: Giải mã hành trình “Tự nhận thức và Phát triển bản thân”

Nói rộng hơn một chút về chiến lược phát triển bản thân, có thể bạn đã từng nghe qua các nguyên tắc dưới đây:

  • Nguyên tắc 80/20 (Pareto Principle): Nguyên tắc này cho rằng 80% kết quả thường đến từ 20% nỗ lực. Do đó, hãy tập trung vào những hoạt động mang lại giá trị cao nhất.
  • Vòng tròn ảnh hưởng (Circle of Influence): Được giới thiệu bởi Stephen Covey trong cuốn sách “7 thói quen hiệu quả”, vòng tròn ảnh hưởng giúp bạn tập trung vào những điều bạn có thể kiểm soát thay vì lo lắng về những thứ ngoài tầm kiểm soát.
  • Phản hồi liên tục (Continuous Feedback): Nhận phản hồi từ người khác để cải thiện bản thân liên tục.
  • Học tập suốt đời (Lifelong Learning): Cam kết học tập suốt đời bằng cách liên tục nâng cấp kiến thức của bản thân thông qua đọc sách, tham gia các khóa học trực tuyến, hội thảo, hoặc tìm kiếm cơ hội học hỏi mới.

Nhưng vấn đề là có thể bạn nghe vấn đề này một cách rời rạc và chưa biết cách phối hợp chúng, hoặc tại sao phải sử dụng chúng.

Để có một góc nhìn toàn diện hơn, mời các bạn tham khảo mô hình “Self-Awareness and Personal Development Process – Quá trình tự nhận thức và phát triển cá nhân” được trích dẫn từ bài nghiên cứu “What is the process of personal growth? Introducing the Personal Growth Process Model”.

Mô hình tự nhận thức và phát triển cá nhân

Tưởng tượng phát triển bản thân giống như việc tác động nhiều lực vào một chiếc bánh đà lớn. Mỗi lực đại diện cho một khía cạnh, đức tính hoặc kỹ năng mà bạn đang rèn luyện. Đó có thể là khả năng lãnh đạo, kỹ năng giao tiếp, hoặc thậm chí là tính kiên nhẫn. Ban đầu, bánh đà có thể rất nặng nề và khó chuyển động, nhưng khi bạn kiên trì tác động lực lên nó, chiếc bánh đà dần dần tích lũy đủ động năng. Khi bánh đà đạt đủ lực cần thiết, nó sẽ liên tục xoay và tạo ra động năng đẩy bạn không ngừng về phía trước.

Self-Awareness and Personal Development: Giải mã hành trình “Tự nhận thức và Phát triển bản thân”

Bản thân mình cũng là người thực hành quá trình tự nhận thức và phát triển bản thân này và mình thấy có khá nhiều khía cạnh cần lưu tâm, dưới đây mình chỉ tóm lược 4 khía cạnh (mà theo mình là quan trọng nhất) để giúp bạn hiểu rõ hơn về chính bản thân mình và cải thiện mọi khía cạnh trong cuộc sống

4 khía cạnh mình đề cập tới bao gồm:

  • Tự nhận thức (Self-awareness)
  • Chân thật với bản thân (Authenticity & sincerity with oneself)
  • Xây dựng bản tính, quy tắc hành xử dựa trên các nguyên lý (Building on principles)
  • Liên tục tự cải thiện (Self-improvement)

1. Tự nhận thức (Self-awareness)

Tự nhận thức (Self-awareness) là một khía cạnh quan trọng trong việc phát triển bản thân và quản lý cuộc sống cá nhân cũng như nghề nghiệp. Đây là khả năng nhận biết và hiểu rõ về cảm xúc, suy nghĩ, giá trị, động lực và hành vi của chính mình.

Các bạn có thể tham khảo mô hình Johari Window được phát triển bởi Joseph Luft và Harrington Ingham vào năm 1955. Đây là một công cụ hữu ích để hiểu về sự tự nhận thức và cách nó ảnh hưởng đến mối quan hệ với người khác.

Self-Awareness and Personal Development: Giải mã hành trình “Tự nhận thức và Phát triển bản thân”

  • Open Area (Khu vực mở)
    • Mô tả: Đây là phần thông tin về bản thân mà bạn biết và người khác cũng biết.
    • Ví dụ: Tính cách, kỹ năng, sở thích mà bạn thường chia sẻ với người khác.
    • Phát triển: Tăng cường giao tiếp và chia sẻ thông tin với người khác để mở rộng khu vực này.
  • Blind Area (Khu vực mù)
    • Mô tả: Đây là phần thông tin về bản thân mà bạn không biết nhưng người khác biết.
    • Ví dụ: Thói quen xấu mà bạn không nhận ra nhưng đồng nghiệp hoặc bạn bè thấy rõ.
    • Phát triển: Lắng nghe phản hồi từ người khác để khám phá những điều mình chưa nhận thức được.
  • Hidden Area (Khu vực giấu kín)
    • Mô tả: Đây là phần thông tin về bản thân mà bạn biết nhưng người khác không biết.
    • Ví dụ: Những nỗi sợ hãi, lo lắng hoặc mục tiêu cá nhân mà bạn không chia sẻ với ai.
    • Phát triển: Mở lòng hơn trong việc chia sẻ cảm xúc và suy nghĩ với những người tin tưởng.
  • Unknown Area (Khu vực chưa biết)
    • Mô tả: Đây là phần thông tin về bản thân mà cả bạn và người khác đều không biết.
    • Ví dụ: Tiềm năng chưa được khám phá hoặc những khía cạnh tiềm ẩn trong tính cách.
    • Phát triển: Khám phá bản thân qua trải nghiệm mới, học hỏi và tự phản tỉnh.

Việc nhận ra sự tồn tại của 4 vùng nhận thức này trong tâm trí, sẽ giúp bạn tìm ra cách phát triển sự tự nhận thức của mình thông qua các gợi ý sau:

  • Tự phản tỉnh hàng ngày: Dành thời gian mỗi ngày để suy ngẫm về cảm xúc, hành động và kết quả của mình.
  • Đặt câu hỏi cho chính mình: Hỏi những câu hỏi sâu sắc như “Tại sao mình lại cảm thấy như vậy?” hay “Hành động này có phù hợp với giá trị của mình không?”.
  • Nhận phản hồi từ người khác: Tìm kiếm ý kiến từ bạn bè, gia đình hoặc đồng nghiệp để có cái nhìn khách quan hơn về bản thân.
  • Thực hành chánh niệm (mindfulness): Áp dụng các kỹ thuật chánh niệm như thiền định để tăng cường khả năng tập trung vào hiện tại và hiểu rõ hơn về cảm xúc của mình.

Self-Awareness and Personal Development: Giải mã hành trình “Tự nhận thức và Phát triển bản thân”

Bên cạnh tự nhận thức (Self-awareness) là yếu tố cốt lõi; các bạn cũng có thể mở rộng thêm việc khám phá thế giới nội tâm mình thông qua một vài gợi ý dưới đây.

Khám phá bản thân (Self-discovery)

Để hiểu rõ bản thân và phát triển sự tự nhận thức, hãy dành thời gian để tự tìm hiểu mình. Điều này bao gồm việc khám phá giá trị, niềm tin và cảm xúc của bạn. Tự hỏi bản thân: “Điều gì thực sự quan trọng đối với tôi?”. Ví dụ, có thể bạn coi trọng sự trung thực, cởi mởsự đồng cảm.

Để làm điều này, hãy thường xuyên viết nhật ký, tham gia các hoạt động tự suy ngẫm hoặc tham gia các buổi tư vấn tâm lý nếu cần thiết. Lưu ý đến những thay đổi nhỏ trong tính cách và hành vi của bạn theo thời gian, từ đó hiểu sâu hơn về những yếu tố đã ảnh hưởng đến bạn.

Self-Awareness and Personal Development: Giải mã hành trình “Tự nhận thức và Phát triển bản thân”

Nhận diện nguồn gốc của mối quan hệ hiện tại (Identify the Roots of Current Relationship Issues)

Tự nhận thức không chỉ giúp bạn tự hiểu rõ bản thân mà còn trợ giúp trong việc xác định nguồn gốc của những vấn đề trong mối quan hệ của bạn. Hãy xem xét cách mà các đặc điểm tính cách và hành vi của bạn có thể đang ảnh hưởng đến người khác.

Self-Awareness and Personal Development: Giải mã hành trình “Tự nhận thức và Phát triển bản thân”

Trong 10 nguyên nhân phổ biến dẫn đến những mâu thuẫn trong mối quan hệ có thể kể đến như thiếu niềm tin, sự kiện nhẫn, mâu thuẫn về sở thích và các hệ thống niềm tin.

Ví dụ, liệu sự thiếu kiên nhẫn của bạn có khiến đối phương cảm thấy bị áp lực hay tổn thương không? Hoặc có tồn tại việc bạn thiếu tôn trọng ý kiến của người khác, dẫn đến những tranh cãi không đáng có?

Tóm lại, việc tự nhận thức có thể giúp bạn không chỉ hiểu rõ hơn về bản thân mình mà còn ảnh hưởng tích cực đối với các mối quan hệ xung quanh. Nhờ đó, bạn sẽ có khả năng tạo dựng và duy trì các mối quan hệ lành mạnh và bền vững hơn.

Sau khi đã hiểu rõ bản thân, giờ là lúc bạn bước tới khía cạnh số 2.

2. Authentic Self – Chân thực với bản thân

Authentic Self” – chân thực với bản thân – hiểu đơn giản là sống đúng với bản chất, giá trị và niềm tin của mình mà không bị ảnh hưởng bởi áp lực xã hội hay mong đợi từ người khác. Đây là một phần quan trọng trong việc phát triển cá nhân và đạt được hạnh phúc bền vững.

Self-Awareness and Personal Development: Giải mã hành trình “Tự nhận thức và Phát triển bản thân”

Để có thể chân thực với bản thân, chúng ta sẽ cần hiểu và thực hành 5 khía cạnh quan trọng dưới đây.

  • Hiểu rõ bản thân: Bắt đầu bằng việc tự nhận diện những giá trị, niềm tin và đặc điểm riêng của bạn. Điều này giúp bạn hiểu sâu hơn về chính mình và tạo nền tảng cho sự tự tin.
  • Chấp nhận và đối mặt (Acceptance and confrontation): Thật thà với chính mình về những khuyết điểm và trở ngại cá nhân. Chấp nhận rằng có thể bạn đã gây ra một số vấn đề trong mối quan hệ.
  • Tránh tự lừa dối (Avoid self-deception): Đừng biện minh hoặc đổ lỗi cho người khác hay hoàn cảnh; thay vào đó, hãy chịu trách nhiệm và nhìn nhận chân thực các hành động của bạn.
  • Lòng trắc ẩn với bản thân (Self-compassion): Lòng trắc ẩn với bản thân là một khái niệm quan trọng trong tâm lý học và phát triển cá nhân, giúp chúng ta đối xử với chính mình bằng sự tử tế và hiểu biết khi gặp khó khăn hoặc thất bại.
  • Xem bản sắc là điểm mạnh: Nhận ra rằng bản sắc và nền tảng cá nhân của bạn mang lại cho bạn một góc nhìn độc đáo, tận dụng những đặc điểm riêng biệt này để đóng góp vào công việc và tạo ra giá trị cho bản thân và tổ chức của mình.

Self-Awareness and Personal Development: Giải mã hành trình “Tự nhận thức và Phát triển bản thân”

3. Xây dựng bản tính, quy tắc hành xử dựa trên các nguyên lý (Building character & values on principles)

Nhà vật lý học và hiền triết thiên tài Albert Einstein, từ khi 4 tuổi, ông đã rất tò mò khi thấy chiếc kim la bàn luôn chỉ về hướng Bắc.

Self-Awareness and Personal Development: Giải mã hành trình “Tự nhận thức và Phát triển bản thân”

Khi lớn lên, Einstein đã hiểu được rằng sự hoạt động của chiếc kim la bàn chịu sự chi phối của các nguyên lý từ trường địa cầu – một trong những nguyên lý phổ quát và trường tồn điều khiển cả hành vi của vạn vật trong vũ trụ.

Bạn hành động, các nguyên lý sẽ trả lời kết quả.

Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta có thể kiểm soát những hành động của mình, nhưng không thể kiểm soát được hoàn toàn kết quả nhận được từ những hành động đó. Các nguyên lý, quy luật tự nhiên kiểm soát chúng.

Ví dụ, nếu bạn ném một quả bóng lên không trung, bạn có thể kiểm soát được việc ném bóng như thế nào, nhưng bạn không thể kiểm soát được bóng sẽ rơi xuống đất ở đâu, vì lực hấp dẫn của trái đất, một trong những nguyên lý tự nhiên, sẽ chi phối kết quả cuối cùng.

Hoặc như việc bạn gieo hạt giống vào một vườn. Bạn có thể kiểm soát việc bạn gieo hạt giống nào, và bạn gieo chúng ở đâu. Nhưng sau khi hạt giống được gieo, nó sẽ mọc lên hay không, và nếu có thì sẽ trở thành cây gì – tất cả đều do các nguyên lý tự nhiên quyết định.

Chính vì vậy, trong cuộc sống và công việc, việc xây dựng bản tính và quy tắc hành xử dựa trên các nguyên lý cơ bản là vô cùng quan trọng.

Những nguyên lý này có thể bao gồm sự trung thực, công bằng, tôn trọng lẫn nhau, trách nhiệm và lòng nhân ái. Việc hiểu rõ và thấm nhuần các nguyên lý này sẽ là nền tảng vững chắc để xây dựng bản tính và quy tắc hành xử.

Self-Awareness and Personal Development: Giải mã hành trình “Tự nhận thức và Phát triển bản thân”

Giống như hình ảnh minh họa ở trên, việc bạn chú trọng xây dựng bản tính dựa trên các nguyên lý đúng đắn sẽ giúp hình thành bản tính và nhân cách (Characteristics) của bạn một cách vững chắc, gồm nhiều yếu tố.

  • Habits (Thói quen): Các thói quen hàng ngày của con người.
  • Thoughts (Suy nghĩ): Những suy nghĩ nội tâm, cách tư duy của con người.
  • Values (Giá trị): Những giá trị cốt lõi mà con người tin tưởng và theo đuổi.
  • Competence (Năng lực): Khả năng, kỹ năng và kiến thức của con người.
  • Believes (Niềm tin): Niềm tin và quan điểm cá nhân.
  • Emotions (Cảm xúc): Tình cảm, cảm xúc bên trong của con người.
  • Character (Nhân cách): Tính cách, bản chất thực sự của con người.

Chính từ những yếu tố nền tảng này, sẽ quyết định nên cách hành xử, hành vi hàng ngày và cả những gì chúng ta nhận về.

Chính vì thế, hành trình phù hợp nhất để phát triển bản thân là xác định từng bước các yếu tố Be (Bạn là ai?), Do (Bạn sẽ làm gì?), Have (Bạn có được gì?).

Self-Awareness and Personal Development: Giải mã hành trình “Tự nhận thức và Phát triển bản thân”

Hình thành chiếc “la bàn nội tâm” (Inner Compass) của bạn.

La bàn nội tâm được ví như một công cụ dẫn đường bên trong con người, giúp họ định hướng hành động và quyết định trong cuộc sống. Nó bao gồm các giá trị, niềm tin và quan niệm cá nhân mà mỗi người đã xây dựng và theo đuổi.

Self-Awareness and Personal Development: Giải mã hành trình “Tự nhận thức và Phát triển bản thân”

Khi đã có một chiếc la bàn nội tâm vững chắc, bạn sẽ dễ dàng hơn trong việc đưa ra quyết định và hành động hàng ngày. Điều này không chỉ giúp bạn sống một cuộc sống ý nghĩa hơn mà còn tạo ra sự tin tưởng từ những người xung quanh.

4. Liên tục tự cải thiện (Self-improvement)

Trải qua 3 quá trình (1) Tự nhận thức, (2) Chân thật với bản thân, (3) Định hình bản tính, thì quá trình (4) Liên tục tự cải thiện sẽ giúp bạn bước vào một vòng xoắn đi lên để liên tục củng cố và cải thiện bản thân dựa trên các nền móng vững chắc ở 3 quá trình trước đó.

Liên tục tự cải thiện (Self-improvement) hiểu đơn giản là sự cam kết cải thiện những khía cạnh tiêu cực của bản tính và phát huy những điểm mạnh. Hãy thử các phương pháp như thực hành kiên nhẫn, học cách lắng nghe chủ động hoặc phát triển sự bao dung.

Self-Awareness and Personal Development: Giải mã hành trình “Tự nhận thức và Phát triển bản thân”

Hình ảnh này minh họa một vòng xoáy liên tục của việc tự cải thiện bản thân, được gọi là “The Upward Spiral” (Vòng xoáy đi lên). Vòng xoáy này bao gồm ba giai đoạn chính: Learn (Học hỏi), Commit (Cam kết) và Do (Thực hiện). Các giai đoạn này lặp đi lặp lại và liên tục nâng cao bản thân.

Sự tự chủ (Autonomy)

Một yếu tố không kém phần quan trọng trong quá trình liên tục cải thiện bản thân đó là sự tự chủ (Autonomy). Sự tự chủ đề cập đến khả năng kiểm soát cuộc sống của mình và đưa ra các quyết định dựa trên giá trị và niềm tin cá nhân.

Self-Awareness and Personal Development: Giải mã hành trình “Tự nhận thức và Phát triển bản thân”

Ví dụ bên dưới tập trung vào khái niệm “Personal Autonomy” (Sự tự chủ cá nhân) và nhấn mạnh rằng “It’s Your Choice” (Đó là sự lựa chọn của bạn). Hình ảnh được chia thành bốn lĩnh vực chính, mỗi lĩnh vực bao gồm các yếu tố cụ thể liên quan đến sự tự chủ cá nhân:

  • Personal and Health (Cá nhân và Sức khỏe)
  • Personal and Health (Cá nhân và Sức khỏe)
  • Privacy and Security (Quyền riêng tư và An ninh)
  • Other Essentials (Các yếu tố cần thiết khác)

Self-Awareness and Personal Development: Giải mã hành trình “Tự nhận thức và Phát triển bản thân”

Và yếu tố cuối cùng đó là sự bền bỉ (Resilience)

Resilience, sự bền bỉ, tinh thần vượt khó, sức bật tinh thần, được định nghĩa là khả năng của một người duy trì mục đích cốt lõi và sự chính trực của mình khi đối mặt với nghịch cảnh, khó khăn.

Self-Awareness and Personal Development: Giải mã hành trình “Tự nhận thức và Phát triển bản thân”

Bạn đã bao giờ tự hỏi tại sao có một số người vẫn giữ được bình tĩnh khi đối mặt với một thảm họa trong khi những người khác lại không thể?

Bởi vì họ sở hữu cái mà các nhà tâm lý học gọi là “sức bật tinh thần”, tức khả năng chấp nhận – vượt qua với những vấn đề và trở ngại.

Thay vì rơi vào tuyệt vọng hoặc trốn chạy khỏi vấn đề, những người có sức bật tinh thần tốt đối mặt với những khó khăn trong cuộc sống mà vẫn ngẩng cao đầu.

Điều này không có nghĩa là họ không biết sợ hãi, mà vấn đề là họ biết đối mặt – vượt qua – chinh phục nỗi sợ, để trở nên bình thản, và đưa ra giải pháp.

  • Như câu thoại của Thor trong phần “Thor: Ragnarok”: “Ta không chạy trốn vấn đề, ta quay lại và đấm vào mặt nó”.
  • Như Nelson Mandela nói về dũng cảm: “Người dũng cảm không phải là người không biết sợ, vấn đề là họ biết vượt qua nỗi sợ để bình thản đưa ra giải pháp”.
  • Hay như George S. Patton JR: “Tôi không đánh giá một người thông qua việc anh ta leo cao bao nhiêu, mà bằng xem cách anh ta nảy cao bao nhiêu khi chạm đáy”.

Tạm kết

Phát triển bản thân không phải là một quá trình dễ dàng, nhưng thông qua việc tập trung vào 4 khía cạnh quan trọng này, chúng ta có thể đạt được sự tiến bộ đáng kể và hoàn thiện bản thân mình.

Tự nhận thức giúp chúng ta hiểu rõ hơn về chính mình, đâu là điểm mạnh, đâu là điểm yếu để từ đó có thể điều chỉnh hành vi và quyết định cho phù hợp. Chân thật với chính mình đồng nghĩa với việc sống đúng với giá trị của bản thân, không cố gắng trở thành ai đó khác mà chúng ta không phải.

Khi mà chúng ta xây dựng bản tính và quy tắc hành xử dựa trên các nguyên lý, chúng ta tạo ra một nền tảng vững chắc để hướng dẫn mọi hành động và quyết định. Cuối cùng, bước quan trọng không kém là liên tục tự cải thiện. Quá trình này không bao giờ kết thúc; luôn luôn có điều gì đó mới để học hỏi, để phát triển.

Phát triển bản thân có thể là một hành trình dài và đầy thách thức, nhưng nó cũng đem lại những phần thưởng quý giá không tưởng.

Và hành trình này không chỉ làm cho bạn tốt hơn, mà còn làm cho người thân, thế giới xung quanh bạn trở nên tươi đẹp hơn.

Thật xứng đáng để thử phải không?

* Bài viết gốc: Series EQ@Work – LinkedIn