Doanh nghiệp có đang tận dụng tối đa sức mạnh của Retail Media?
Doanh nghiệp không ngừng cải tiến phương thức để thu hút sự chú ý và giữ chân người tiêu dùng lâu hơn. Không chỉ ở phía nhà sản xuất, nhãn hàng, các nhà bán lẻ đều đang trải qua những thay đổi sâu sắc trong việc tương tác với khách hàng mục tiêu. Retail Media là một khía cạnh của những thay đổi cấp tiến này khi ứng dụng cách tiếp cận và các giải pháp công nghệ tiên tiến để giúp thương hiệu kết nối với khách hàng ngay giai đoạn quyết định mua hàng.
Retail Media là khái niệm không mới trong Marketing, mô tả việc các nhà bán lẻ sử dụng các nền tảng để cung cấp các dịch vụ quảng cáo cho thương hiệu. Nhìn rộng hơn, Retail media tạo ra một hệ sinh thái hợp tác, nơi các thương hiệu và nhà bán lẻ tận dụng lợi thế của nhau để đạt được mục tiêu tối đa hóa doanh số bán hàng.
Retail Media sẽ bùng nổ sức mạnh trong vài năm tới?
Thống kê về tỷ trọng của Retail Media so với tổng chi tiêu cho Digital. Nguồn: eMarketer
Retail Media chứng minh sức hút toàn cầu, ước tính đạt 140.04 tỷ đô vào năm 2024 và tiếp tục tăng 21.6% đạt 165.94 tỷ đô trong năm tới.
Tại Việt Nam, những ông lớn “sừng sỏ”trong ngành mỹ phẩm, personal care, FMCG (sản phẩm có giá trị cao như sữa, tã,...), FMCG (Food, Beverage) cũng đầu tư ngân sách khổng lồ vào Retail Media mỗi năm. Phổ biến nhất trong cách triển khai Retail Media của các thương hiệu này chính là bố trí booth, POSM, TV, và đội ngũ PG trong các cửa hàng bán lẻ, nơi khách hàng đang có cảm xúc mua sắm và khả năng chi tiêu cao nhất, để triển khai các chiến dịch phát mẫu dùng thử (sampling), mời khách hàng tham gia mua hàng nhận quà (trade/promotion campaign). Có thể thấy rõ Retail Media tại Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ cùng với sự phủ sóng của các chuỗi cửa hàng tiện lợi và chuỗi bán lẻ mỹ phẩm.
Thế nhưng, liệu doanh nghiệp tại thị trường Việt Nam có đang thực sự tận dụng hết tiềm năng của Retail Media để phục vụ các mục tiêu kinh doanh?
Trên thực tế, hình thức quảng cáo bằng cách bố trí booth, POSM, TV cung cấp hình ảnh thương hiệu, các thông tin chung về chương trình khuyến mại vốn chỉ là cung cấp trải nghiệm 1 chiều, mang tính bủa vây thị giác hơn là tạo ra các trải nghiệm giá trị cho khách hàng.
Việc triển khai đội ngũ PG cũng chỉ có thể diễn ra ở quy mô vài chục cửa hàng vì lý do chi phí và việc vận hành phần lớn là thủ công, thông thường PG sẽ phải tự quản lý mọi công đoạn trong chiến dịch, từ việc tiếp cận khách hàng, giới thiệu sản phẩm, mời khách hàng tham gia, kiểm tra, ghi nhận thông tin đến việc tự quản lý mẫu thử, quà tặng.
Nhãn hàng không thực sự tiếp cận được nguồn dữ liệu khách hàng và nắm bắt được cụ thể hành trình mua hàng tại các cửa hàng bán lẻ. Điều này khiến việc đo lường hiệu quả các chiến dịch Retail Media không rõ ràng, không có cơ sở dữ liệu để chủ động tương tác sâu sắc hơn với người tiêu dùng.
Đến lúc Retail Media cần được nâng cấp
Đội ngũ The Master Channel nhận ra tiềm năng xa hơn của mạng lưới Retail Media khi có sự kết hợp Retailer với Brand và ứng dụng The Master Channel. Đó là lúc khái niệm Retail Media cần nâng cấp để mang lại giá trị lớn hơn cho cả nhãn hàng và chuỗi bán lẻ.
Khi triển khai các chiến dịch Retail Media kết hợp The Master Channel, lợi ích mang đến cho Brand là rất rõ ràng:
-
Các chiến dịch được số hóa toàn diện, dễ dàng triển khai đồng thời tại hàng trăm cửa hàng bán lẻ.
-
Tiết kiệm tối đa chi phí quản lý hàng hóa, nhân sự PG,... nhờ kết hợp các nguồn lực sẵn có của Retailer.
-
Khả năng tiếp cận trực tiếp khách hàng tham gia chiến dịch và có công cụ chăm sóc sau đó qua kênh tương tác “The Master Channel”.
-
Khuếch đại lợi thế lớn nhất của Retail Media đó chính là tiếp cận khách hàng đúng thời điểm nhu cầu mua sắm cao nhất, ngay lập tức mang lại doanh số bán hàng cho Brand.
-
Và đặc biệt, chi phí chỉ tính trên mỗi khách hàng tham gia chiến dịch, follow OA của thương hiệu.
Liên hệ PangoCDP để được tư vấn chi tiết về việc triển khai Retail Media ứng dụng The Master Channel cho doanh nghiệp!