Giải mã kênh Social Media phù hợp: Bí quyết thành công cho doanh nghiệp Vừa & Nhỏ (SMEs)

Mạng xã hội (Social Media) được xem là "ngôn ngữ" giao tiếp không thể thiếu, kết nối doanh nghiệp và khách hàng một cách hiệu quả. Tuy nhiên, hiện nay có rất nhiều kênh Social Media xuất hiện, nên việc lựa chọn kênh phù hợp chính là bài toán nan giải cho nhiều doanh nghiệp Vừa và Nhỏ (SMEs).

Bài viết này sẽ cùng bạn đi sâu vào phân tích các yếu tố then chốt để xác định kênh Social Media phù hợp nhất với doanh nghiệp của bạn, từ đó đưa ra quyết định sáng suốt, góp phần thúc đẩy chiến lược truyền thông đạt hiệu quả tối ưu.

Tại sao Social Media là kênh truyền thông phù hợp cho doanh nghiệp SMEs?

So với các kênh truyền thông truyền thống (quảng cáo truyền hình, báo chí,...) tốn kém, thì Social Media (Facebook, Tiktok, Instagram,...) mang đến giải pháp tiết kiệm chi phí hiệu quả cho Doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs), giúp tối ưu hóa ngân sách Marketing. Doanh nghiệp có thể dễ dàng tạo lập tài khoản miễn phí, tự tay sản xuất nội dung sáng tạo và triển khai các chiến dịch quảng cáo linh hoạt với ngân sách phù hợp.

Social Media - vùng đất hứa tiếp cận khách hàng, xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp

Hơn nữa, Social Media sở hữu lượng người dùng khổng lồ, mở ra cơ hội to lớn để tiếp cận khách hàng tiềm năng một cách hiệu quả. Đây là "vùng đất" lý tưởng để doanh nghiệp chia sẻ câu chuyện thương hiệu, xây dựng kết nối và tương tác trực tiếp với khách hàng. Đồng thời có thể bán hàng trực tiếp hoặc sử dụng các nền tảng này như cầu nối thu hút khách hàng đến website, cửa hàng.

Điểm nổi bật của Social Media chính là khả năng cung cấp các công cụ phân tích chi tiết, giúp doanh nghiệp theo dõi hiệu quả của từng chiến dịch truyền thông một cách dễ dàng. Nhờ vậy, các chủ doanh nghiệp có thể đo lường chính xác lượt tiếp cận, mức độ tương tác, tỷ lệ chuyển đổi, từ đó đánh giá hiệu quả chiến dịch và điều chỉnh chiến lược phù hợp để tối ưu hóa kết quả.

Những kênh Social Media phù hợp cho doanh nghiệp SMEs & ưu điểm của các kênh

Facebook: "Ông trùm" mạng xã hội với lượng người dùng khổng lồ

Facebook: "Ông trùm" mạng xã hội với lượng người dùng khổng lồ

Trước tiên, phải nhắc đến mức độ sở hữu lượng người dùng khổng lồ và đa dạng, Facebook giúp doanh nghiệp SMEs dễ dàng tiếp cận tệp khách hàng tiềm năng khổng lồ, biến họ thành những khách hàng trung thành. Nền tảng này mở ra cơ hội mở rộng thị trường, gia tăng nhận diện thương hiệu và thúc đẩy doanh nghiệp phát triển vượt bậc.

Bên cạnh đó, Facebook cung cấp hệ thống công cụ phân tích hoạt động người dùng chi tiết, giúp doanh nghiệp dễ dàng quan sát hành vi của người tiêu dùng dựa trên các yếu tố như độ tuổi, giới tính, sở thích, hành vi và vị trí địa lý. Nhờ vậy, doanh nghiệp dễ dàng xác định đúng khách hàng tiềm năng và xây dựng chiến lược truyền thông phù hợp, chạm đúng nhu cầu và thu hút sự quan tâm của khách hàng mục tiêu.

Instagram: Nền tảng "sống ảo" cho hình ảnh và video

Tỏa sáng như một "siêu sao" trong lĩnh vực chia sẻ hình ảnh và video bắt mắt, Instagram là nền tảng lý tưởng cho thương hiệu thể hiện bản sắc thương hiệu, chia sẻ câu chuyện kinh doanh và xây dựng hình ảnh chuyên nghiệp, uy tín trong mắt khách hàng.

Không chỉ vậy, Instagram còn cung cấp kho tàng tính năng đa dạng như Stories, Reels, IGTV, Livestream,... mở ra "vùng đất" sáng tạo nội dung phong phú, thu hút và tạo hiệu ứng lan truyền mạnh mẽ.

Instagram: Nền tảng "sống ảo" cho hình ảnh và video (hình ảnh minh hoạ)

Đặc biệt, là thành viên của gia đình Meta, Instagram giúp doanh nghiệp dễ dàng mở rộng tệp khách hàng tiềm năng thông qua tính năng quảng cáo chéo với các nền tảng trong cùng hệ sinh thái.

Youtube: "Gã khổng lồ" nội dung video dài

YouTube - nền tảng video trực tuyến khổng lồ, nổi bật với nội dung video dài. Nơi mà video được xem là kênh truyền thông "chuyên nghiệp" đòi hỏi sự đầu tư kỹ lưỡng về cả nội dung lẫn hình thức. Vì vậy, khi doanh nghiệp xây dựng nội dung truyền thông trên Youtube, khách hàng sẽ "ngầm hiểu" về tính chuyên nghiệp của thương hiệu. Từ đó, dễ dàng xây dựng uy tín với khách hàng.

"Gã khổng lồ" nổi tiếng thứ 2 trên thế giới với 2 tỷ lượt truy cập mỗi tháng. Đặc biệt, YouTube Ads mang đến cho doanh nghiệp nhiều lợi thế vượt trội nhờ định dạng quảng cáo linh hoạt như video ngắn, quảng cáo hiển thị, quảng cáo overlay,... giúp doanh nghiệp tiếp cận đúng tệp khách hàng tiềm năng một cách hiệu quả.

TrueView In-stream ads sẽ được hiển thị ở các vị trí: video Youtube, các trang web đối tác và ứng dụng từ GDN (Mạng hiển thị của Google)

Non-skippable in stream Ads

Non-skippable in stream Ads thường kéo dài từ 15 – 20 giây, người dùng không thể nhấp skip để bỏ qua quảng cáo sau 5 giây đầu tiên.

Overlay (Quảng cáo banner)

Overlay (Quảng cáo banner) không nằm trong bộ quảng cáo của Youtube mà thuộc quảng cáo GDN.

Tiktok - Nền tảng video ngắn "thống trị" toàn cầu

Mặc dù Youtube thống trị mảng video dài, TikTok lại bứt phá với thế mạnh nội dung ngắn gọn, dễ dàng thu hút và níu chân người dùng lâu hơn trên nền tảng mạng xã hội. TikTok đề cao tính sáng tạo, khuyến khích người dùng kết hợp âm nhạc, hiệu ứng và bộ lọc độc đáo để tạo nên những video hấp dẫn và lan tỏa mạnh mẽ. Do đó, doanh nghiệp cần đầu tư vào các nội dung thu hút nhanh chóng để bắt kịp xu hướng và thu hút sự chú ý của người dùng trên TikTok.

Điểm nổi bật của TikTok là thuật toán thông minh, cá nhân hóa trải nghiệm người dùng cao. Nền tảng sẽ đề xuất những nội dung tương tự với sở thích của người dùng, giúp doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận đúng đối tượng mục tiêu mà không lo "phí phạm" ngân sách cho những nhóm người dùng không quan tâm.

Tiktok - Nền tảng video ngắn "thống trị" toàn cầu

TikTok Shop là một tính năng mới được tích hợp vào nền tảng TikTok, nơi mà doanh nghiệp có thể tạo cửa hàng trực tuyến, cho phép người dùng mua sắm trực tiếp thông qua các video và livestream. Ngoài ra, tính năng livestream bán hàng cho phép doanh nghiệp tương tác trực tiếp với khách hàng, trả lời câu hỏi, và thúc đẩy doanh số bán hàng ngay trong thời gian thực.

Threads - Tự do thể hiện ý kiến, nơi bạn được lắng nghe

Sở hữu giao diện trực quan cùng khả năng cá nhân hóa trải nghiệm người dùng, khả năng đề xuất nội dung phù hợp với sở thích từng người dùng, từ đó thu hút sự chú ý hiệu quả, tăng khả năng ghi nhớ thương hiệu và thúc đẩy hành động mua hàng.

Hơn nữa, tính năng quảng cáo chéo cho phép doanh nghiệp liên kết và đồng bộ hóa nội dung trên nhiều nền tảng mạng xã hội, tiếp cận lượng người dùng khổng lồ, tối ưu hóa hiệu quả chiến dịch marketing và gia tăng mức độ nhận diện thương hiệu một cách nhanh chóng.

Threads - Tự do thể hiện ý kiến, nơi bạn được lắng nghe

Threads - Tự do thể hiện ý kiến, nơi bạn được lắng nghe

Đâu là kênh Social Media “tốt nhất" cho doanh nghiệp SMEs?

Mỗi kênh Social Media đều có những tính năng riêng biệt, đáp ứng các mục tiêu doanh nghiệp khác nhau. Thế nên, thay vì lựa chọn một kênh Social Media “tốt nhất" thì doanh nghiệp nên lựa chọn kênh phù hợp nhất với những tiêu chí đặt ra. Để tìm ra đâu là kênh Social Media phù hợp cho doanh nghiệp thì cần trả lời các câu hỏi:

  • Đối tượng khách hàng của bạn là ai?

  • Mục tiêu truyền thông của bạn là gì?

  • Nội dung bạn muốn chia sẻ là gì? (video, hình ảnh, bài viết, livestream)

  • Ngân sách và nguồn lực bạn có là bao nhiêu?

  • Đối thủ cạnh tranh của bạn đang sử dụng những kênh nào?

Vào thời điểm mới thành lập, Là Nhà mong muốn tiếp cận đến nhiều khách hàng và tăng nhận diện cho thương hiệu, nên Là Nhà đã lựa chọn Facebook để làm bước đệm đầu tiên để “giao tiếp" với khách hàng mới. Facebook, với tính năng quảng cáo chi tiết và khả năng tiếp cận rộng rãi, đã giúp Là Nhà tiếp cận được đúng đối tượng khách hàng mục tiêu. Kết quả là Là Nhà đã thu về 80% doanh số từ quảng cáo Facebook và 20% từ giới thiệu.

Tuy nhiên, doanh nghiệp nên phối hợp hài hòa giữa các kênh với nhau để tăng khả năng thành công. Ví dụ điển hình về chiến lược này là thương hiệu Nội thất Là Nhà - dự án thực tế do B-Rise thực hiện.

Case Study Nội thất Là Nhà

Case Study: Nội thất Là Nhà - nền tảng Facebook

Sau khi đã xây dựng được cơ sở khách hàng vững chắc trên Facebook, Là Nhà tiếp tục mở rộng sang Instagram để tận dụng hình ảnh và video ngắn, tạo nội dung trực quan hơn nhằm thu hút thêm sự chú ý từ khách hàng trẻ. Đồng thời, Là Nhà sử dụng YouTube để chia sẻ các video dài hơn về quy trình sản xuất, câu chuyện thương hiệu, và các dự án thực tế, giúp khách hàng hiểu sâu hơn về sản phẩm và giá trị mà Là Nhà mang lại, và ngầm khẳng định về tính chuyên môn của doanh nghiệp qua những câu chuyện được kể bằng video.

Case Study: Nội thất Là Nhà - nền tảng Youtube

Bằng cách phối hợp giữa các kênh Social Media, Là Nhà không chỉ tăng cường sự hiện diện thương hiệu mà còn tạo ra một hệ sinh thái truyền thông mạnh mẽ, hỗ trợ lẫn nhau và tối ưu hóa hiệu quả tiếp thị. Chiến lược này minh chứng rằng việc chọn lựa và phối hợp nhiều kênh Social Media một cách thông minh có thể mang lại kết quả vượt trội cho doanh nghiệp.

Mạng xã hội là kênh truyền thông hiệu quả và tiết kiệm chi phí, mang lại lợi ích to lớn cho doanh nghiệp SMEs. Nhờ sự đa dạng và dễ tiếp cận, các nền tảng mạng xã hội giúp doanh nghiệp kết nối trực tiếp với khách hàng tiềm năng, xây dựng thương hiệu, quảng bá sản phẩm và dịch vụ một cách hiệu quả. Tuy nhiên, để tối ưu hóa hiệu quả truyền thông, doanh nghiệp cần lựa chọn kênh phù hợp và phân bổ hợp lý với mục tiêu cụ thể của mình.

B-RISE: Your Brand Transformation Partner

B-Rise Agency mang đến giải pháp quảng cáo truyền thông tích hợp với tinh thần Marketing Tinh Gọn, dành riêng cho các doanh nghiệp Việt Nam, Mỹ, Anh và Nhật Bản.

Đội ngũ lãnh đạo dày dặn kinh nghiệm, xuất thân từ các công ty quảng cáo hàng đầu với thành tích với nhiều giải thưởng danh giá trong nước và quốc tế cùng bạn đưa thương hiệu vươn xa hơn nữa.

---

Thông tin chi tiết về dịch vụ, vui lòng truy cập trang web https://b-rise.asia