Kỷ nguyên số bùng nổ, doanh nghiệp cần gì hơn chiến dịch Marketing đơn thuần?

Kỷ nguyên số bùng nổ mở ra vô số cơ hội cho doanh nghiệp, nhưng đồng thời cũng đặt ra những thách thức cam go trong việc khẳng định thương hiệu. Vượt qua ranh giới của những chiến lược Marketing truyền thống như chạy quảng cáo, đăng bài social... doanh nghiệp cần hướng đến việc xây dựng chiến lược Branding chuẩn chỉnh. Đây chính là “kim chỉ nam” giúp doanh nghiệp không chỉ tồn tại mà còn phát triển mạnh mẽ, tạo dựng niềm tin và xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng.

1. Vai trò của Branding đối với doanh nghiệp thời kỷ nguyên số

Branding không chỉ là logo hay khẩu hiệu, mà còn là linh hồn tạo nên sự khác biệt và thành công cho doanh nghiệp trong kỷ nguyên số. Trong môi trường cạnh tranh gay gắt, Branding đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng nhận thức và nâng cao giá trị thương hiệu, giúp khách hàng dễ dàng nhận diện và ghi nhớ thương hiệu, sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh.

Không những thế, Branding mạnh mẽ giúp doanh nghiệp tương tác và kết nối tốt hơn với khách hàng thông qua các kênh truyền thông số, từ đó thúc đẩy sự chia sẻ và gia tăng lòng trung thành của khách hàng.

Đặc biệt, trong kỷ nguyên số, nơi thông tin bùng nổ và khách hàng có vô số lựa chọn, Branding chính là yếu tố then chốt giúp doanh nghiệp tạo dựng sự khác biệt và thu hút khách hàng. Một thương hiệu mạnh mẽ sẽ sở hữu lượng khách hàng trung thành có khả năng chống chọi với những biến động thị trường và duy trì lợi thế cạnh tranh lâu dài.

Branding không chỉ là xây dựng thương hiệu, mà còn là “kim chỉ nam” giúp doanh nghiệp phát triển bền vững và có sức hút.

2. Thách thức Branding của doanh nghiệp trong thời kỹ thuật số

Cạnh tranh gay gắt khiến doanh nghiệp phải không ngừng sáng tạo nội dung độc đáo và hấp dẫn để thu hút sự chú ý của khách hàng. Khách hàng ngày càng có yêu cầu cao về trải nghiệm cá nhân hóa và dịch vụ chất lượng, đòi hỏi doanh nghiệp phải đáp ứng kịp thời và hiệu quả.

Đặc biệt, nhiều doanh nghiệp hiện nay đang “nhầm lẫn” về việc xây dựng hình ảnh thương hiệu. Đa phần các các doanh nghiệp chỉ đang tập trung chạy quảng cáo liên tục mà bỏ qua việc xây dựng nền tảng thương hiệu vững chắc. Hậu quả là thương hiệu dễ dàng bị sao chép, khách hàng mục tiêu không ghi nhớ, thông điệp truyền thông thiếu nhất quán, dẫn đến hiệu quả chiến lược tiếp thị giảm sút, gây tổn thất về tài chính và uy tín cho doanh nghiệp.

3. Chiến lược Branding hiệu quả như thế nào?

Chiến lược Branding được tạo ra để hoàn thành các mục tiêu cụ thể của doanh nghiệp. Đó có thể là các mục tiêu kinh doanh hay những mục tiêu về truyền thông.

Nhằm giúp các bạn hiểu rõ hơn về cách chiến lược được áp dụng, hãy cùng B-Rise theo dõi các chiến lược Branding tiêu biểu sau đây.

Fenty Beauty

Thành công của Fenty Beauty phần lớn nhờ vào chiến lược tiếp thị toàn diện và việc sử dụng công nghệ một cách sáng tạo. Bằng cách hợp tác với các nhà bán lẻ lớn như Sephora và Ulta Beauty, thương hiệu đã tăng khả năng hiển thị và khả năng tiếp cận khách hàng.

Chiến lược Branding của Fenty Beauty – Cá nhân hóa trải nghiệm người dùng.

Bằng cách kết hợp với những influencer nổi tiếng trên YouTube, TikTok... xây dựng những content hướng dẫn làm đẹp, Fenty Beauty đã tạo ra cảm giác về cộng đồng và tính xác thực, góp phần nâng cao mức độ phổ biến và sự tương tác của người tiêu dùng.

Chiến lược Branding của Fenty Beauty – Review thực tế của người nổi tiếng và Influencer.

Tác động của Fenty Beauty con vượt ra ngoài lĩnh vực mỹ phẩm, khơi dậy “Hiệu ứng Fenty”, thách thức các thương hiệu khác đón nhận sự đa dạng. Chiến lược truyền thông xã hội tận dụng việc ra mắt sản phẩm sáng tạo và nội dung hấp dẫn, đã đóng vai trò then chốt trong thành công của Fenty Beauty.

Ngoài ra, việc giới thiệu công cụ tìm màu được hỗ trợ bởi AI của Fenty cũng đặt ra tiêu chuẩn mới trong ngành làm đẹp, đồng thời nâng cao trải nghiệm của khách hàng và thể hiện cam kết của thương hiệu về tính toàn diện​.

Chiến lược Branding của Fenty Beauty – Giới thiệu công cụ tìm màu nền được hỗ trợ bởi AI.

Tóm lại, chiến lược của Fenty Beauty là một bài học quý giá về cách một thương hiệu có thể đạt được thành công to lớn bằng cách tập trung vào tính bao trùm, giá trị cốt lõi, chiến lược tiếp thị chân thực, sáng tạo trong việc sử dụng công nghệ và sự hợp tác với các influence.

Samsung

Chiến dịch mới nhất của Samsung mô tả cách mà Galaxy AI đóng vai trò phiên dịch theo thời gian thực cho một vận động viên trượt băng trẻ tuổi, giúp anh ấy kết bạn mới trên khắp thế giới. Chiến dịch có tiêu đề “The Next Big Thing Is You”, giải quyết thách thức mà thế hệ Millennials và Gen Z phải đối mặt với rào cản ngôn ngữ khi đi du lịch. Theo nghiên cứu của GWI Global, 81% du khách cảm thấy bị hạn chế do không biết nhiều ngôn ngữ.

Quảng cáo lấy bối cảnh là bài hát “Can I Kick It?” của A Tribe Called Quest, cho thấy nhân vật chính tham gia nhiều nhóm bạn quốc tế khác nhau trong các hoạt động và dùng Galaxy AI để phiên dịch. Chiến dịch này nhằm mục đích giới thiệu khả năng dịch thuật của Galaxy AI, qua đó khẳng định khả năng thúc đẩy tính toàn diện và kết nối toàn cầu của tính năng này.

Giữa vô số thương hiệu cạnh tranh, nổi bật và tạo dựng vị thế riêng biệt đòi hỏi những chiến lược sáng tạo và phù hợp, nhất là trong thời kỳ kỷ nguyên số. Do đó, đầu tư vào Branding không chỉ là lựa chọn mà là nhu cầu cấp thiết cho mọi doanh nghiệp trong kỷ nguyên số.

B-RISE: Your Brand Transformation Partner

B-Rise Agency mang đến giải pháp quảng cáo truyền thông tích hợp với tinh thần Marketing Tinh Gọn, dành riêng cho các doanh nghiệp Việt Nam, Mỹ, Anh và Nhật Bản.

Đội ngũ lãnh đạo dày dặn kinh nghiệm, xuất thân từ các công ty quảng cáo hàng đầu với thành tích với nhiều giải thưởng danh giá trong nước và quốc tế cùng bạn đưa thương hiệu vươn xa hơn nữa.

Thông tin chi tiết về dịch vụ, vui lòng truy cập trang https://b-rise.asia

* Nguồn: B-Rise Agency