Ngân sách Booking KOC/KOL đầu tư bao nhiêu là đủ? Nên phân bổ ra sao?

Trong quá trình phát triển gian hàng và kinh doanh trên sàn TMĐT như TikTok và Shopee, việc hợp tác cùng những người có sức ảnh hưởng để PR sản phẩm hay tiếp thị liên kết là không thể thiếu. Vì vậy, booking KOC/KOL là một giải pháp đầy tiềm năng mà doanh nghiệp nào cũng nên triển khai trên TikTok và Shopee.

Booking KOC/KOL giúp doanh nghiệp tăng nhận diện thương hiệu, uy tín sản phẩm trong mắt người tiêu dùng, tăng tỷ lệ chuyển đổi và doanh thu thông qua các short video review cũng như các phiên livestream của các KOC/KOL uy tín.

Tuy nhiên đối với những doanh nghiệp chưa có nhiều kinh nghiệm triển khai booking thì vấn đề băn khoăn nhất sẽ là: Nên đầu tư ngân sách bao nhiêu, nên phân bổ ra sao, đầu tư mà hiệu quả không tốt là do đâu?

Hãy cùng tìm hiểu về cách cân đối ngân sách Booking KOC/KOL thông qua bài viết dưới đây của UpBase!

Thời điểm tốt nhất để triển khai Booking KOC/KOL đối với doanh nghiệp Ecom

Thời điểm triển khai booking KOC/KOL luôn phải bám sát kế hoạch vận hành sàn tổng thể của doanh nghiệp. Doanh nghiệp nên tiến hành booking ở hai giai đoạn:

  1. Giai đoạn mới xây gian hàng: Song song với việc xây dựng gian hàng là việc listing tệp KOC phù hợp theo kế hoạch đã định sẵn. Khi gian hàng đã chuẩn hoá, có thể tiến hành booking các KOC đã listing.
  2. Khi gian hàng đã hoạt động ổn định: Đối với gian hàng hoặc sản phẩm đã launching một thời gian và có độ phủ nhất định, brand nên thúc đẩy hoạt động booking short video và livestream vào các ngày camp. Để đảm bảo kế hoạch, cần booking KOLs và tham gia các phiên keylive của KOLs thuộc top ngành hàng trước ngày camp một tháng. Video truyền thông hay review sản phẩm của KOC/KOLs cũng cần on air trước ngày live một tuần để đạt hiệu ứng tốt hơn.

Ngân Sách Booking KOC/KOL phụ thuộc vào những yếu tố nào?

Ngân sách booking tuỳ thuộc vào kế hoạch tổng thể về cơ cấu chi phí doanh thu của gian hàng. Nếu phần trăm cơ cấu doanh thu của gian hàng đến từ live >50%, sẽ đầu tư ngân sách vào booking KOC/KOL livestream. Tương tự với short video. Brand quyết định triển khai booking phụ thuộc vào chi phí và mục tiêu triển khai booking là gì.

Định hướng booking để branding hay performance cũng ảnh hưởng đến ngân sách đầu tư. Doanh nghiệp cần theo dõi hoạt động của đối thủ để phân tích và đưa ra quyết định về việc làm truyền thông.

Các bước lên kế hoạch ngân sách Booking

Trước tiên, doanh nghiệp cần xác định rõ sản phẩm muốn thúc đẩy booking cũng như điểm mạnh yếu của sản phẩm đó để từ đó lên định hướng nội dung booking và list những KOC/KOL phù hợp. Đồng thời, cần nghiên cứu thị trường và đối thủ: họ đang triển khai content gì? Đang booking các KOC/KOLs nào? Số lượng và tần suất KOC on air trên nền tảng? Họ có sử dụng hình ảnh KOLs nào làm đại sứ thương hiệu không?

Để ra quyết định chính xác về plan và ngân sách cho hoạt động booking, brand cần xác định rõ kỳ vọng doanh thu và chi phí thúc đẩy để có kế hoạch phù hợp theo từng giai đoạn.

Nên dồn ngân sách nhiều nhất vào giai đoạn nào?

Thông thường, brand nên dồn ngân sách vào giai đoạn đầu, tức là giai đoạn mới launching sản phẩm mới và gian hàng mới xây dựng để phủ thị trường và chuẩn bị tài nguyên cho các hoạt động khác như TikTok Ads và Shopee Ads. Booking số lượng lớn KOC và KOL trong giai đoạn đầu sẽ tạo nên hiệu ứng truyền thông mạnh mẽ, giúp brands phủ sóng sản phẩm trên nền tảng và thu hút được sự quan tâm chú ý của khách hàng mục tiêu, đồng thời tạo niềm tin và thôi thúc mua hàng.

Số lượng KOC và ngân sách trung bình cho một KOC

Số lượng KOC và ngân sách trung bình sẽ cần bám sát kế hoạch tổng thể. Ví dụ, với ngành hàng H&B:

  • Sản phẩm AOV cao nên book KOL để tăng độ nhận diện và uy tín, lựa chọn 1-2 bạn KOL có brand name và sức ảnh hưởng cao trong ngành làm đẹp (ngân sách trung bình khoảng 60-80 triệu/bạn). Sau đó booking thêm tệp KOC tầm trung để phủ thêm thương hiệu (trung bình 5-10 triệu/bạn).
  • Sản phẩm AOV thấp thì vẫn nhắm vào hai tệp chính là KOLs và KOC, nhưng phân khúc thấp hơn. KOLs booking tầm giá 30-40 triệu. KOC khoảng 2-3 triệu/bạn.

Lưu ý, đây chỉ là con số ví dụ chung. Mỗi brand sẽ có định hướng booking riêng phụ thuộc vào plan tổng thể, cơ cấu chi phí và doanh thu theo từng chiến dịch.

Đầu tư Booking nhưng kết quả không tốt là do đâu?

Khi đã đầu tư ngân sách cho booking nhưng hiệu quả không như kỳ vọng, brands cần xem lại định hướng content và hình ảnh KOC, tệp KOC có phù hợp không. Nội dung content đã hấp dẫn chưa, đã đánh đúng vào insight của khách hàng và thể hiện rõ giá trị sản phẩm chưa, cách tiếp cận đó có phù hợp với tệp khách hàng mục tiêu của brands không?

Làm thế nào để đo lường hiệu quả của chiến dịch Booking

Hiệu quả của chiến dịch booking được thể hiện rõ ràng nhất qua doanh thu. Tuy nhiên, brands cũng cần đánh giá thêm dựa vào các chỉ số thành phần như lượt view, lượt xem sản phẩm, traffic vào gian hàng, click giỏ hàng hay lượt mua sản phẩm. Đối với các chiến dịch Booking thuần Branding thì có thể xem xét qua mức độ tương tác và thảo luận.

Casestudy chiến dịch Booking thành công mà UpBase từng triển khai

Đến nay, UpBase đã hỗ trợ vận hành sàn TMĐT cho hơn 200 brands đa ngành hàng và triển khai nhiều chiến dịch booking KOC/KOL để phủ sóng thương hiệu và thúc đẩy chuyển đổi cho gian hàng. Một số chiến dịch tiêu biểu có thể kể đến:

Chiến dịch booking cho brand Astalift:

Brand với sản phẩm collagen nội địa Nhật như Astalift uy tín tại Nhật Bản nhưng nhận diện ở Việt Nam chưa cao, AOV cao, thuộc ngành hàng thực phẩm chức năng khá hạn chế trên TikTok Shop. UpBase triển khai booking cả tệp KOL lớn và KOC để phủ. KOLs hợp tác với các bạn có uy tín trong ngành H&B như Hanna Olala, Trinh Mew, An Phương Trương... Astalift cũng hợp tác với ca sĩ, diễn viên nổi tiếng như Liêu Hà Trinh, Hương Giang Idol, Misthy.

Chiến dịch booking cho brand Meracine:

Sản phẩm dầu cá omega 3, AOV khoảng 200k. UpBase hướng đến tệp KOC như: KOC cho mắt cận như Ney, KOC tệp tập gym như Lê Đức Huy, KOC tệp dinh dưỡng như Ly healthy.

Tất cả các hoạt động booking UpBase đều theo kế hoạch tổng thể. Booking hiện tại chỉ là một trong các hoạt động trong chuỗi các hoạt động kết hợp với nhau. Triển khai booking riêng rẽ sẽ có hiệu ứng truyền thông thấp và không đạt kỳ vọng về doanh thu và chi phí.

Để biết thêm những kiến thức hữu ích về booking KOC/KOL và vận hành sàn thương mại điện tử, hãy follow UpBase để không bỏ lỡ những nội dung chuyên sâu hàng tuần. Hoặc liên hệ ngay để được tư vấn chi tiết về dịch vụ vận hành sàn End-to-End của UpBase!