Customer Behavior trong lĩnh vực Tài chính, Ngân hàng

Trong công bố những Nghiên cứu hành vi thanh toán của người tiêu dùng 2023 của Visa - công ty công nghệ thanh toán điện tử hàng đầu thế giới. Cho thấy, xu hướng chuyển đổi sang các phương thức điện tử hiện đại ngày càng được ưa chuộng tại Việt Nam và có 90% người dùng Việt quan tâm đến ngân hàng số.

Có 56% số người dùng Việt tham dự khảo sát mang theo tiền mặt ít hơn khi thanh toán. Trong đó gần một nửa người dùng Việt Nam áp dụng các phương thức thanh toán điện tử và Gen Z là thế hệ tiên phong. Báo cáo cũng chỉ ra rằng các động lực chính trong sự chuyển dịch này là: Tốc độ, và sự Tiện lợi.

Người tiêu dùng đang ưa chuộng các ứng dụng ngân hàng số và các phương thức thanh toán số mới hơn như ví điện tử, thanh toán bằng mã QR, nền tảng thanh toán thương mại điện tử và thẻ ghi nợ hoặc thẻ tín dụng ví di động. Trong bài viết này, HyperLead cập nhật một vài xu hướng hành vi của khách hàng trong lĩnh vực Tài chính, Ngân hàng.

1. Sự chuyển dịch kỹ thuật số

Khách hàng ngày càng chuyển hướng sang sử dụng các kênh kỹ thuật số, không chỉ bởi sự tiện lợi mà còn do tác động từ đại dịch COVID-19. Đại dịch đã thúc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi này khi nhiều người buộc phải sử dụng dịch vụ trực tuyến. Các ngân hàng cần đầu tư mạnh mẽ vào công nghệ để đáp ứng nhu cầu này, bao gồm việc nâng cấp ứng dụng di động, cải thiện giao diện người dùng, và đảm bảo an toàn bảo mật thông tin.

2. Trải nghiệm khách hàng cá nhân hóa

Khách hàng hiện nay mong đợi các trải nghiệm cá nhân hóa từ các ngân hàng. Sự phát triển của Big Data và trí tuệ nhân tạo (AI) đã cho phép các ngân hàng thu thập và phân tích dữ liệu khách hàng để tạo ra các dịch vụ và sản phẩm phù hợp với nhu cầu riêng biệt của từng người. Việc này không chỉ tăng cường sự hài lòng của khách hàng mà còn giúp ngân hàng xây dựng mối quan hệ lâu dài và bền vững hơn.

3. Lòng trung thành của người tiêu dùng

Sự gia tăng của các fintech và ngân hàng kỹ thuật số đã tạo ra sự cạnh tranh khốc liệt với các ngân hàng truyền thống. Những đơn vị mới này thường cung cấp các dịch vụ nhanh chóng, phí thấp, và trải nghiệm người dùng tối ưu hơn, khiến khách hàng dễ dàng chuyển đổi.

Để duy trì và phát triển lòng trung thành của khách hàng, các ngân hàng cần phải liên tục đổi mới, cải thiện trải nghiệm kỹ thuật số, giảm thiểu các phức tạp trong giao dịch và cung cấp các dịch vụ cá nhân hóa. Đồng thời, các chương trình khách hàng thân thiết và cam kết với phát triển bền vững cũng đóng vai trò quan trọng trong chiến lược duy trì khách hàng.

3. Xu hướng Digital Banking trên đà chuyển đổi số

Digital Banking trở thành xu hướng chủ đạo, không chỉ là nỗ lực của công nghệ mà quan trọng hơn hết là còn thích ứng trước hành vi, sở thích của khách hàng và các ngân hàng truyền thống ở Việt Nam đang chuẩn bị đẩy mạnh đổi để đáp ứng. Bên cạnh đó, chuyển đổi số trở thành ưu tiên quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm của Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 13. Chính phủ đã phê duyệt Chương trình "Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030".

Sử dụng kênh thanh toán và Digital Banking tiếp tục có xu hướng mạnh mẽ. Mục đích cuối cùng là lấy khách hàng làm trung tâm, cung cấp trải nghiệm giao dịch liền mạch và cá nhân hóa. Theo đó, Digital Banking phát triển mạnh mẽ nhờ sự tiện lợi và truy cập 24/7, chi phí thấp hơn, công nghệ tiên tiến, và sự thay đổi hành vi tiêu dùng. Đại dịch COVID-19 thúc đẩy nhu cầu dịch vụ trực tuyến, trong khi công nghệ AI và dữ liệu lớn cải thiện trải nghiệm khách hàng. Digital Banking còn mở rộng dịch vụ đến các khu vực chưa có ngân hàng, đáp ứng tốt nhu cầu chưa được giải quyết của thế hệ trẻ.

Trên chặng đường đổi mới này, HyperLead đồng hành cùng các ngân hàng thúc đẩy quá trình diễn ra mạnh mẽ bằng cách giúp khách hàng của mình tiếp cận các khách hàng tiềm năng trong môi trường kỹ thuật số, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ.

Đọc bài viết của HyperLead tại đây.

Hãy liên hệ với các kênh sau hoặc để lại thông tin, HyperLead sẽ liên hệ với bạn.
Email: [email protected]
Hotline: 0981066640