Sinh trắc học (NFC) có ảnh hưởng User Acquisition ngân hàng số?

Các chuyên gia cho rằng các biện pháp xác thực giao dịch truyền thống như mật khẩu và mã xác thực một lần (OTP) ngày càng dễ bị tấn công. Mặt khác, xác thực bằng sinh trắc học, có những đặc điểm độc nhất của mỗi người, hoàn toàn có thể hạn chế tối đa khả năng làm giả, gian lận của đối tượng xấu.

Giải pháp này cho phép cơ quan quản lý, tổ chức cung cấp dịch vụ xác định được chính xác chủ tài khoản, người thực hiện giao dịch, người thụ hưởng. Điều này không chỉ bảo vệ tài khoản của khách hàng mà còn giúp ngân hàng giảm thiểu rủi ro gian lận.

NFC (Near Field Communication) là công nghệ giao tiếp tầm ngắn sử dụng sóng vô tuyến để truyền dữ liệu giữa hai thiết bị nằm trong phạm vi gần nhau (khoảng 4cm). Ưu điểm của NFC là tốc độ truyền dữ liệu nhanh chóng, không cần ghép nối phức tạp và hoạt động tốt trong môi trường có nhiều nhiễu.

Ý nghĩa của ứng dụng công nghệ NFC

Ứng dụng NFC tại ngân hàng ở Việt Nam

NFC đang được ứng dụng rộng rãi tại các ngân hàng ở Việt Nam với nhiều tính năng tiện lợi cho khách hàng, bao gồm:

Thanh toán không tiếp xúc: Khách hàng có thể sử dụng điện thoại hoặc thẻ có hỗ trợ NFC để thanh toán cho các giao dịch tại cửa hàng, thay vì sử dụng thẻ ATM hoặc tiền mặt. Thanh toán NFC giúp tiết kiệm thời gian và an toàn hơn so với các phương thức thanh toán truyền thống.

Rút tiền không thẻ: Khách hàng có thể rút tiền mặt tại ATM mà không cần sử dụng thẻ ATM bằng cách sử dụng điện thoại có hỗ trợ NFC.

Kiểm tra số dư và giao dịch: Khách hàng có thể kiểm tra số dư tài khoản, lịch sử giao dịch và thực hiện các giao dịch đơn giản như chuyển khoản, thanh toán hóa đơn... ngay trên điện thoại bằng ứng dụng ngân hàng có hỗ trợ NFC.

Xác thực danh tính: NFC được sử dụng để xác thực danh tính khách hàng khi thực hiện các giao dịch quan trọng như mở tài khoản mới, vay vốn...

Kết nối với các thiết bị khác: NFC cũng được sử dụng để kết nối điện thoại với các thiết bị khác như máy POS, máy ATM, loa thông minh...

Theo ý kiến của nhiều chuyên gia, Quyết định số 2345 là giải pháp công nghệ đột phá đối với công tác an ninh, an toàn trong giao dịch trực tuyến, trong bối cảnh tội phạm công nghệ cao ngày càng diễn biến phức tạp với nhiều thủ đoạn lừa đảo tinh vi, đặc biệt là thao túng tâm lý.

Cơ sở ứng dụng NFC theo quy định của Chính phủ

Theo ông Phạm Anh Tuấn, Vụ trưởng, Vụ Thanh toán (Ngân hàng Nhà nước), cùng với sự phát triển nhanh chóng của thanh toán không dùng tiền mặt, trong những năm qua, ngành ngân hàng cũng phải đối mặt đối với rủi ro, thách thức không nhỏ về đảm bảo an ninh, an toàn, bảo mật trong thanh toán; đặc biệt trong bối cảnh tội phạm công nghệ ngày càng gia tăng để lừa đảo chiếm đoạt tiền và tài khoản của người dân với nhiều thủ đoạn tinh vi, phức tạp.

DỄ DÀNG TRUY VẾT ĐỐI TƯỢNG LỪA ĐẢO

Vụ trưởng Vụ Thanh toán cho biết hiện nay, các đối tượng lừa đảo thường mạo danh cơ quan chức năng, người thân của khách hàng hoặc giả mạo tổ chức, doanh nghiệp; lợi dụng các kênh truyền thông liên lạc phổ biến như điện thoại, mạng xã hội, tin nhắn SMS… để lừa đảo. Hiện có 2 hình thức lừa đảo phổ biến.

Theo các chuyên gia, mầm mống chính của tội phạm lừa đảo thời gian qua là vấn nạn mua bán, cho thuê tài khoản ngân hàng và sử dụng tài khoản không chính chủ.

Thứ nhất, thao túng tâm lý của người dân; đánh vào lòng tham, nỗi sợ hãi hay tình cảm rồi đe dọa để yêu cầu người dân trực tiếp chuyển tiền.

Thứ hai, lừa đảo chiếm đoạt thông tin đăng nhập và xác thực giao dịch qua ứng dụng ngân hàng điện tử.

Tuy nhiên, kể từ 1/7/2024, việc triển khai các giải pháp an toàn, bảo mật trong thanh toán trực tuyến và thanh toán thẻ ngân hàng theo Quyết định 2345/QĐ-NHNN có hiệu lực thi hành, sẽ giúp ngăn chặn hiệu quả vấn nạn này.

Vụ trưởng Vụ Thanh toán cho biết dữ liệu mà các ngân hàng sử dụng để xác thực sinh trắc học phải đáp ứng 1 trong 3 yêu cầu.

Một là, dữ liệu sinh trắc học của chính khách hàng đó lưu trong chíp của thẻ căn cước công dân.

Hai là, dữ liệu được xác thực tài khoản định danh điện tử (VneID) của chính khách hàng đó.

Ba là, dữ liệu sinh trắc học được lưu trong cơ sở dữ liệu sinh trắc học về khách hàng đã được ngân hàng thu thập và kiểm tra, “làm sạch” với căn cước công dân gắn chip, VneID…

Theo Quyết định 2345/QĐ-NHNN, khách hàng chuyển khoản từ 10 triệu đồng trở lên mỗi giao dịch hoặc chuyển khoản 20 triệu đồng/ngày phải xác thực sinh trắc học. Cùng đó, Quyết định 2345/QĐ-NHNN cũng yêu cầu khách hàng xác thực bằng dấu hiệu nhận dạng sinh trắc học khi lần đầu thực hiện giao dịch trên thiết bị mới đồng thời có thông báo về việc khách hàng đăng nhập lần đầu ứng dụng Internet Banking/Mobile Banking.

Hiện trạng áp dụng NFC của các ngân hàng tại Việt Nam

Theo Quyết định số 2345/QĐ-NHNN của Ngân hàng Nhà nước về triển khai các giải pháp an toàn, bảo mật trong thanh toán trực tuyến và thanh toán thẻ ngân hàng có hiệu lực từ ngày 1/7, khách hàng bắt buộc xác thực sinh trắc học khi thực hiện chuyển tiền trực tuyến trên 10 triệu đồng/lần hoặc tổng số tiền giao dịch từ 20 triệu đồng/ngày trở lên. Ngoài ra, khi khách hàng kích hoạt dịch vụ ngân hàng số lần đầu hoặc đổi thiết bị sử dụng ứng dụng ngân hàng số... cũng cần thực hiện xác thực sinh trắc học.

Tính đến 04/07, Ngân hàng Nhà nước cho biết đến nay, đã có gần 17 triệu người thực hiện xác thực sinh trắc học theo quy định mới, trong đó, nhiều ngân hàng đã có trên 1 triệu khách xác thực.

Tính đến hết ngày 5/7, các ngân hàng đã đối chiếu làm sạch khoảng 19 triệu tài khoản: “Đây là con số rất lớn. Vì vậy, trong ngày 1/7 có những trục trặc nhất định do đông người vào thử hệ thống. Song từ ngày 2-5/7, hệ thống hoạt động bình thường”. Trong đó, đỉnh điểm có 26,3 triệu giao dịch - con số lớn nhất trong 10 ngày gần đây - nhưng hoạt động vẫn thông suốt, và có 8,35% giao dịch trên 10 triệu.

Nhiều ngân hàng có trên 1 triệu khách cập nhật dữ liệu

Ông Pranav Seth, Giám đốc Khối chuyển đổi Ngân hàng số Techcombank, cho biết hiện đã có hơn 2,1 triệu khách hàng Techcombank xác thực dữ liệu sinh trắc học thành công theo quy định mới. Trước đó, cập nhật của đại diện Techcombank cho biết đến ngày 1/7, ngân hàng ghi nhận hơn 1,4 triệu khách hàng cập nhật dữ liệu sinh trắc học trên ứng dụng Techcombank Mobile, chiếm hơn 80% khách hàng thường xuyên thực hiện giao dịch có giá trị trên 10 triệu đồng/lần.

Tương tự, bà Đoàn Hồng Nhung, Giám đốc Khối bán lẻ Vietcombank, cho biết tính đến 10h hôm nay (4/7), đã có gần 1,9 triệu khách hàng Vietcombank hoàn thành xác thực dữ liệu sinh trắc học.

Về phía BIDV, lãnh đạo nhà băng này cho biết tính đến cuối ngày 3/7, ngân hàng đã ghi nhận hơn 1,7 triệu khách hoàn thành xác thực dữ liệu sinh trắc học. Trong đó, phần lớn là khách hàng tự thực hiện thông qua thiết bị di động có kết nối NFC. Số lượng khách hàng phải thực hiện xác thực trên kênh quầy chỉ chiếm dưới 10%, tương đương 166.000 khách.

BVBank cho biết đến 1/7 đã có hơn 30% khách hàng của BVBank đã tiến hành xác thực khuôn mặt. "Trong quá trình cài đặt, khách hàng cần thay đổi thông tin giấy tờ tùy thân, có thể gọi video call đến bộ phận hỗ trợ 24/7 để được hỗ trợ.

Tại Agribank, Phó tổng giám đốc Lê Hồng Phúc cho biết Ngân hàng Nông nghiệp cũng là một trong những nhà băng đã ghi nhận trên 1 triệu khách hàng hoàn thành xác thực dữ liệu sinh trắc học và số lượng này vẫn tăng nhanh qua từng ngày. "Bình quân mỗi ngày có khoảng 200.000 khách hàng của Agribank hoàn thành cập nhật dữ liệu, trong đó 8-10% khách hàng thực hiện trên kênh quầy, còn lại là khách tự cập nhật qua thiết bị di động", ông Phúc thông tin.

Những khó khăn khi áp dụng sinh trắc học (bằng phương thức NFC)

Đối với người dùng ứng dụng ngân hàng

Phải thực hiện sinh trắc học tại quầy với ngân hàng

Đối với với những trường hợp không có căn cước công dân gắn chíp hoặc là người nước ngoài hoặc sử dụng điện thoại không hỗ trợ NFC, khách hàng phải thực hiện đăng ký 1 lần duy nhất thông tin sinh trắc học tại quầy với ngân hàng, sau đó khách hàng có thể thực hiện giao dịch thông qua ứng dụng Mobile Banking/ Internet Banking, không phải ra quầy.

Có một thực tế cho thấy khá nhiều người chưa có căn cước công dân gắn chip thì rất có thể chưa có dữ liệu tại Bộ Công an và nếu vậy, cũng không có dữ liệu tại ngân hàng. Vì vậy, dù có ra quầy ngân hàng đăng ký như hướng dẫn tại Quyết định 2345 thì vẫn chưa thể hoàn thiện xác thực. Với trường hợp này, theo các cán bộ ngân hàng, vẫn tiến hành làm thủ tục xác thực tại ngân hàng, sau này khi hoàn thiện căn cước công dân sẽ bổ sung sau. Tuy nhiên, số lượng đối tượng khách hàng ở dạng này là không nhiều.

Xuất hiện hiện tượng nghẽn mạng cục bộ

Trong 10 ngày đầu triển khai Quyết định 2345, xuất hiện hiện tượng nghẽn mạng cục bộ đối với ứng dụng của một số ngân hàng. Nhiều khách hàng phàn nàn việc chuyển tiền món nhỏ từ ngân hàng A tới ngân hàng B, bên A báo thành công nhưng đầu nhận của ngân hàng B cả nửa ngày mới báo có. Các ngân hàng lý giải hiện tượng này do nhu cầu cập nhật thông tin sinh trắc học tăng đột biến trong ngày đầu quy định có hiệu lực đã khiến hệ thống bị gián đoạn ở nhiều thời điểm.

Thiết bị điện thoại không hỗ trợ NFC

Nếu điện thoại chưa hỗ trợ bổ sung thông tin sinh trắc học, do không có tính năng kết nối không dây chuẩn NFC (kết nối không dây trong tầm ngắn) nên không thể thực hiện được việc đọc thông tin trên thẻ căn cước công dân (CCCD).

Dữ liệu khuôn mặt không trùng khớp

Sau rất nhiều lần thử chụp nhiều hình ảnh bằng điện thoại iPhone xịn sò, ứng dụng vẫn không chấp nhận hình ảnh. Do đó, phải thực hiện lại hoặc tới quầy giao dịch gần nhất để được hỗ trợ

Ứng dụng ngân hàng liên tục bị lỗi

Không chỉ gặp khó khăn khi cung cấp thông tin sinh trắc học, nhiều người dùng còn phản ánh tình trạng ứng dụng ngân hàng bị quá tải, không truy cập được trong sáng 1-7, làm ảnh hưởng đến nhiều giao dịch của họ. "Dịch vụ không thực hiện trong lúc này. Quý khách vui lòng thử lại sau", "Yêu cầu của quý khách đến hệ thống tạm thời gián đoạn. Vui lòng thử lại sau"... là những thông báo nhiều người dùng nhận được khi mở app ngân hàng trong 01/07

Đối với hệ thống các ngân hàng

Phó thống đốc Ngân hàng cho biết có 10% trong 19 triệu lượt thực hiện xác minh sinh trắc học được ngân hàng hỗ trợ thực hiện tại quầy. Đó là những trường hợp khách hàng không có CCCD gắn chip, chỉ có CMT và CCCD cũ hoặc điện thoại không có chip NFC và bắt buộc phải đến ngân hàng để hỗ trợ. Ông cho biết đã có văn bản hướng dẫn bổ sung để giải quyết trong tình huống không có CCCD gắn chip, CMT…

Ảnh hưởng của xác thực sinh trắc học (bằng phương thức NFC) đến Performance New User Acquisition của các ngân hàng như thế nào?

Đối với các chiến dịch, dự án của các Ngân hàng mà HyperLead đang hợp tác với mục tiêu thu hút User mới vào ứng dụng ngân hàng, NFC đã ảnh hưởng không nhỏ đến trải nghiệm tạo tài khoản ngân hàng mới của người dùng trên ứng dụng ngân hàng số.

Con số ước tính khoảng 40% tỷ lệ người dùng drop tạo tài khoản mới đối với app có thực hiện NFC trong giai đoạn này so với trước đây, chỉ eKYC và thực hiện login hoặc phát sinh giao dịch.

Một số gợi ý giúp cải thiện Performance User Acquisition của ngân hàng số hiện nay

NFC hiện đang được bắt buộc áp dụng theo quy định của Chính phủ, điều đó đồng nghĩa, các ngân hàng buộc phải thuyết phục và chuyển đổi khách hàng thực hiện khi sử dụng ngân hàng mà không có sự lựa chọn nào khác. Việc bây giờ là phải cải thiện tình trạng NFC để quá trình này diễn ra mượt mà hơn trên các ứng dụng ngân hàng, không ảnh hưởng đến hiệu quả tiếp cận và chuyển đổi người dùng mới sử dụng ứng dụng ngân hàng. Dưới đây là một số gợi ý dành cho các ngân hàng, đặc biệt nếu bạn đang là giám đốc của khối chuyển đổi ngân hàng số, giám đốc truyền thông & marketing cho ngân hàng số, hãy lưu ý:

Nâng cao nhận thức về NFC:

  • Giáo dục khách hàng: Cung cấp thông tin chi tiết về NFC, cách thức hoạt động và lợi ích của nó cho người dùng thông qua các kênh truyền thông như website, ứng dụng di động, chi nhánh ngân hàng, v.v.
  • Tạo tài liệu hướng dẫn dễ hiểu: Hướng dẫn người dùng cách sử dụng NFC cho các mục đích khác nhau như thanh toán, truy cập tài khoản, xác thực danh tính, v.v.
  • Cung cấp video hướng dẫn: Sử dụng video để minh họa cách sử dụng NFC một cách trực quan và dễ hiểu.

Đơn giản hóa quy trình NFC:

  • Tối ưu hóa giao diện người dùng: Thiết kế giao diện người dùng đơn giản, dễ sử dụng và trực quan cho các chức năng NFC trên ứng dụng di động và đầu đọc thẻ.
  • Giảm thiểu số bước thao tác: Tối giản quy trình NFC để người dùng có thể thực hiện các giao dịch nhanh chóng và dễ dàng.
  • Hỗ trợ nhiều ngôn ngữ: Cung cấp các chức năng NFC bằng nhiều ngôn ngữ để đáp ứng nhu cầu của người dùng đa dạng.

Cải thiện độ tin cậy của NFC:

  • Đảm bảo kết nối ổn định: Đảm bảo kết nối NFC ổn định và đáng tin cậy giữa thiết bị di động và đầu đọc thẻ.
  • Giảm thiểu lỗi: Kiểm tra kỹ lưỡng các chức năng NFC để giảm thiểu lỗi và sự cố trong quá trình sử dụng.
  • Cung cấp hỗ trợ kịp thời: Cung cấp hỗ trợ kịp thời cho người dùng khi gặp sự cố trong việc sử dụng NFC.

Mở rộng phạm vi ứng dụng NFC:

  • Kết hợp NFC với các dịch vụ khác: Kết hợp NFC với các dịch vụ ngân hàng khác như chuyển khoản, nạp tiền, thanh toán hóa đơn, v.v. để mang đến trải nghiệm liền mạch cho người dùng.
  • Hỗ trợ NFC trên nhiều thiết bị: Hỗ trợ NFC trên nhiều thiết bị di động và đầu đọc thẻ khác nhau để đáp ứng nhu cầu đa dạng của người dùng.
  • Phát triển các ứng dụng sáng tạo: Phát triển các ứng dụng sáng tạo sử dụng NFC để mang lại giá trị gia tăng cho người dùng.

Đảm bảo bảo mật NFC:

  • Áp dụng các biện pháp bảo mật tiên tiến: Sử dụng các biện pháp bảo mật tiên tiến để bảo vệ dữ liệu và giao dịch của người dùng khi sử dụng NFC.
  • Nâng cao nhận thức về bảo mật: Giáo dục người dùng về các mối đe dọa bảo mật liên quan đến NFC và cách thức bảo vệ bản thân.
  • Cung cấp các tùy chọn bảo mật linh hoạt: Cho phép người dùng tùy chỉnh cài đặt bảo mật NFC phù hợp với nhu cầu của họ.

Trong chuỗi bài về Sinh trắc học áp dụng cho các ngân hàng, HyperLead sẽ chia sẻ thêm về “Các cách xác thực sinh trắc học (quét NFC) nhanh chóng và hiệu quả” trên website HyperLead nhé!

Bằng cách áp dụng những gợi ý trên, các ngân hàng có thể giúp cải thiện đáng kể trải nghiệm NFC cho người dùng, từ đó tăng cường sự hài lòng của khách hàng và thúc đẩy sử dụng dịch vụ ngân hàng.

Tuy gặp nhiều khó khăn khi áp dụng NFC cho cả các ngân hàng cùng như khách hàng dùng ứng dụng ngân hàng, vì tương lai giao dịch minh bạch, uy tín, hạn chế những rủi ro lừa đảo, gian lận, chúng ta cùng chung tay nỗ lực để thúc đẩy toàn bộ người dân Việt Nam hoàn thành NFC và giao dịch thuận tiện trên các ứng dụng ngân hàng số!

HyperLead nhận biết trong giai đoạn này các ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn không chỉ thuyết phục khách hàng hiện tại thực hiện NFC mà còn tiếp cận, chuyển đổi khách hàng mới thực hiện NFC.

HyperLead với kinh nghiệm hơn 6 năm hoạt động tại thị trường Việt Nam, đồng hành cùng hơn 100 ngân hàng, tổ chức tài chính trong câu chuyện giúp các ngân hàng chuyển đổi số, tiếp cận và thu hút người dùng mới cũng như giữ chân khách hàng trải nghiệm trên các ứng dụng này. HyperLead sẵn sàng lắng nghe, hỗ trợ, đồng hành cùng các ngân hàng đối mặt, giải quyết và vượt qua những thử thách trên hành trình chuyển đổi số đầy gian nan.

Đọc chi tiết bài viết trên website HyperLead TẠI ĐÂY

HyperLead – Performance Solution As A Service hướng đến phục vụ các khách hàng Ngân hàng, Công ty, Tổ chức tài chính với các giải pháp từ Branding, Performance, Affiliate, Lead Gen, Lead Nurture, User Acquisition, User Retention giúp khách hàng đạt được mục tiêu tăng trưởng khách hàng, doanh thu.

Nếu bạn đang gặp khó khăn khi User Acquisition trong giai đoạn NFC, hãy liên hệ ngay HyperLead để được tư vấn sâu hơn về bộ giải pháp toàn diện.

Hãy liên hệ vào các kênh sau hoặc để lại thông tin, HyperLead sẽ liên hệ bạn.