Suy thoái kinh tế, CMO cần tối ưu ngân sách Marketing

*Các số liệu trong bài viết được lấy từ khảo sát thường niên của Gartner đối với các CMO năm 2023.

Với ngân sách Marketing trong ngành tài chính đã bị cắt giảm đáng kể, các CMO (Chief Marketing Officer) đã phải quyết liệt trong việc lựa chọn nơi phân bổ chi tiêu của mình.

Thời đại dư giả cho ngân sách Marketing đã qua dưới sự tác động của nền kinh tế. Và theo các giám đốc Marketing ngành tài chính, ngân sách tiếp thị tính theo tỷ lệ phần trăm doanh thu của công ty đã giảm xuống mức tương đương thời đại dịch, từ 10,4% vào năm 2022 xuống còn 7,5% vào năm 2023. Và đầu tư vào phương tiện truyền thông trong thời kỳ suy thoái thực sự có thể giúp cho một thương hiệu tiết kiệm ngân sách.

Mặc dù vậy, theo khảo sát thường niên của Gartner đối với các CMO cho thấy ngân sách Marketing trong các ngành khác vẫn tương đối ổn định. Dưới đây là một số điểm chính trong tình hình Marketing ngành Tài chính:

1. Các CMO trong ngành dịch vụ tài chính đang làm việc nhiều hơn, thậm chí ở mức độ cao hơn so với các đối tác của họ ở các ngành khác. Điều này là do ngân sách tiếp thị của họ đã giảm từ 10,4% trong năm 2022 xuống còn 7,5% trong năm 2023.

2. Áp lực không chỉ đến từ việc ngân sách bị cắt giảm, mà còn từ sự gia tăng chi phí thực thi. Chi phí để thực hiện các chiến dịch Marketing và vận hành đã tăng lên, trong khi ngân sách cho Marketing lại giảm xuống.

3. Các CMO trong ngành dịch vụ tài chính nhận thấy rằng họ ít minh bạch hơn các ngành khác khi giải thích cho lãnh đạo cấp cao hơn các yếu tố đóng góp vào việc tăng giá, chỉ có 20% làm điều này.

4. Về cấu trúc kênh phân phối cho các chiến dịch Marketing, các công ty dịch vụ tài chính ưu tiên các kênh Digital hơn các kênh truyền thống. Trong năm 2023, 60,9% ngân sách tiếp thị sẽ được phân bổ cho các kênh số, trong khi chỉ có 39,1% sẽ được phân bổ cho các kênh truyền thống.

5. Trong các kênh số, quảng cáo trên Social Media (13,4%) và SEO (10,6%) trở thành các kênh ưu tiên hàng đầu, thay thế cho email marketing (6,1%) so với năm 2022.

Suy thoái là thời kỳ đầy thách thức đối với các doanh nghiệp ở mọi lĩnh vực. Phản ứng theo bản năng có thể là thắt chặt và cắt giảm chi tiêu, trong đó ngân sách Marketing thường là khoản đầu tiên bị cắt giảm.

Nhưng liệu đây có thực sự là giải pháp tốt nhất? Trong bối cảnh hiện tại, HyperLead đề xuất đến CMO hai hướng giải quyết. Thứ nhất là, sử dụng phương pháp Organic Marketing (Team in - house), sử dụng nguồn lực sẵn có để tối ưu chi phí và tận dụng các nền tảng Digital Marketing. Hãy cùng HyperLead tìm hiểu lợi ích phương pháp Organic Marketing - tập trung vào việc thu hút khách hàng một cách tự nhiên, không sử dụng các hình thức quảng cáo trả phí: SEO, Content Marketing, Social Media Marketing, Email Marketing, Influencer Marketing.

1. Khả năng đưa sản phẩm tài chính đến với khách hàng trong thị trường khốc liệt

Trong ngành tài chính, sự cạnh tranh luôn rất khốc liệt, đặc biệt trong thời kỳ suy thoái khi mà niềm tin của khách hàng vào hệ thống tài chính có thể bị lung lay. Nhiều công ty tài chính rút lui khỏi thị trường, cắt giảm các nỗ lực quảng cáo và tiếp thị. Tuy nhiên, điều này lại mở ra cơ hội cho những công ty muốn duy trì hoặc thậm chí tăng cường sự hiện diện của mình trên thị trường. Bằng cách sử dụng các phương pháp Organic Marketing, các tổ chức tài chính giữ cho thương hiệu tài chính của mình hiện diện thường xuyên, đảm bảo rằng khách hàng tiềm năng tìm thấy doanh nghiệp giữa sự ồn ào, từ đó giúp cải thiện niềm tin và độ nhận diện của thương hiệu.

2. Xây dựng lòng tin thông qua nội dung giá trị

Trong thời buổi kinh tế khó khăn, khách hàng thường tìm kiếm các nguồn thông tin và sản phẩm tài chính đáng tin cậy. Bằng cách cung cấp nội dung có giá trị thông qua các bài viết, podcast và phương tiện truyền thông xã hội, các tổ chức không chỉ cung cấp thông tin hữu ích mà còn giúp khách hàng hiểu rõ hơn về các sản phẩm và dịch vụ tài chính. Điều này giúp xây dựng mối liên hệ và lòng tin với khách hàng, yếu tố rất quan trọng trong lĩnh vực tài chính , và có thể chuyển thành lòng trung thành lâu dài.

3. Giữ chân khách hàng hiện tại

Giữ chân khách hàng hiện tại trong ngành tài chính là yếu tố quan trọng khi chi phí để giữ chân một khách hàng hiện tại thường thấp hơn rất nhiều so với chi phí để thu hút khách hàng mới. Bằng cách duy trì các phương pháp Email Marketing sẽ giúp trấn an khách hàng hiện tại rằng doanh nghiệp luôn cam kết phục vụ họ, đặc biệt trong thời kỳ khó khăn. Điều này không chỉ giúp nâng cao tỷ lệ giữ chân khách hàng mà còn tăng cường mối quan hệ lâu dài và bền vững.

Thứ hai là, lựa chọn các đơn vị Outsource uy tín, tối ưu Cost, tăng ROI, và trong trường hợp CMO hướng đến những mục tiêu lớn như: Tăng số lượng User mới, Install, eKYC, Transaction… Một số lợi ích khi tìm kiếm các đơn vị Outsource.

  • Tiếp cận đội ngũ có tính chuyên môn cao, cam kết về kết quả đầu ra.
  • Tăng cường và tập trung vào hiệu suất.
  • Tăng khả năng tiếp cận công nghệ tiên tiến và tối ưu hóa quá trình Marketing, cải thiện trải nghiệm tổng thể của khách hàng được liền mạch - yếu tố đặc biệt quan trọng mà các CMO ngành tài chính muốn hướng đến.

Song song với điều này HyperLead cũng liệt kê một số tiêu chí đánh giá các đơn vị Outsource:

  • Kinh nghiệm và chuyên môn: Marketing trong ngành tài chính, ngân hàng có những đặc thù riêng trong lĩnh vực. Chính vì vậy mà CMO có thể cân nhắc lựa chọn các Agency đã từng triển khai các campaign về ngành, sẽ tốn hơn nếu có Agency hoạt động riêng trong lĩnh vực.
  • Chi phí và ROI: So sánh chi phí dịch vụ với ROI (Return on Investment) mà đơn vị outsource cam kết mang lại. Đơn vị có chi phí hợp lý nhưng mang lại ROI cao sẽ là lựa chọn tối ưu trong bối cảnh thực tế.
  • Khả năng cung cấp các báo cáo và phân tích một cách minh bạch: Điều này giúp CMO đo lường hiệu quả của chiến dịch, theo dõi tiến độ và đưa ra các điều chỉnh một cách kịp thời.

Tại HyperLead, giải pháp Marketing được thiết kế dành riêng cho ngành Tài chính, Ngân hàng. Đi từ việc phân tích insight khách hàng, chuyên môn sáng tạo, ứng dụng công nghệ trong chiến lược dữ liệu và Affiliate Marketing. Từ đó giúp các tổ chức tài chính, ngân hàng tăng trưởng doanh thu, mang về kết quả thực. Tìm hiểu giải pháp của HyperLead tại đây.

Từ các số liệu trên, với tình trạng hiện tại ngân sách Marketing bị cắt giảm, các CMO bắt đầu sử dụng các phương pháp Organic Marketing, tập trung nguồn lực vào những kênh mang lại ROI cao nhất. Trong đó, sự ưu tiên cho các kênh Digital cũng cho thấy tầm quan trọng của chuyển đổi số trong lĩnh vực để tạo ra những cơ hội mới tại ngành.

Trong bối cảnh hình kinh tế hiện tại khi ngân sách Marketing bị cắt giảm, doanh nghiệp tập trung vào bán hàng. Theo đó các CMO, không chỉ riêng ngành tài chính, ngân hàng đang tìm kiếm các giải pháp hữu ích hơn với mục đích tiết kiệm chi phí. Hy vọng bài viết sẽ mang đến cho CMO những lời giải phù hợp cho tổ chức của mình.

Đọc chi tiết bài viết của HyperLead tại đây.

Hãy liên hệ với các kênh sau hoặc để lại thông tin, HyperLead sẽ liên hệ với bạn.
Email: [email protected]
Hotline: 0981066640