Những tác động tích cực nào mà một thương hiệu mạnh có thể tạo ra cho doanh nghiệp?

Thương hiệu không chỉ là biểu tượng hay tên gọi mà còn là tài sản vô hình quý giá, góp phần quan trọng vào sự phát triển bền vững và gia tăng giá trị của doanh nghiệp. Một thương hiệu mạnh có thể ảnh hưởng sâu rộng đến nhiều khía cạnh, từ hiệu suất cổ phiếu, khả năng thích ứng chiến lược kinh doanh, đến việc thâm nhập và mở rộng thị trường.

Bài viết này sẽ phân tích vai trò của thương hiệu mạnh trong việc thúc đẩy hiệu suất cổ phiếu và đảm bảo sự bền vững trong kinh doanh, với các ví dụ điển hình từ Apple, Walmart, Tesla, Starbucks và McDonald’s. Qua đó, chúng ta sẽ thấy rõ cách thương hiệu tạo ra giá trị kinh tế đo đếm được cho doanh nghiệp.

Thương hiệu mạnh thúc đẩy hiệu suất cổ phiếu và việc này có thể được đo lường chứ không chỉ là giá trị vô hình

Một trong những ví dụ tiêu biểu thể hiện giá trị sức mạnh thương hiệu phải kể đến là ngành tài chính chứng khoán. Theo Brand Finance, một công ty tư vấn định giá doanh nghiệp và chiến lược đã theo dõi giá trị của các công ty có thương hiệu hàng đầu thế giới trong hơn mười năm, một chiến lược đầu tư dựa trên các công ty tập trung vào thương hiệu (những nơi giá trị thương hiệu chiếm tỷ lệ cao trong tổng giá trị doanh nghiệp) sẽ dẫn đến một lợi nhuận gần gấp đôi so với trung bình cho toàn bộ S&P 500.

Apple là ví dụ nổi bật về mối liên hệ giữa thương hiệu mạnh và hiệu suất cổ phiếu. Trong nhiều năm liên tiếp, Apple đã giữ vững vị trí là công ty giao dịch đại chúng có giá trị nhất trên thế giới, với vốn hóa thị trường đạt 2,7 nghìn tỷ USD tính đến ngày 2/9/2022. Sự trỗi dậy của Apple không chỉ là kết quả của các đột phá công nghệ mà còn là kết quả của việc xây dựng một thương hiệu mạnh mẽ mà khách hàng có thể gắn bó và tin tưởng.

Dù có những lo ngại về khả năng duy trì vị thế số một trên thị trường, Apple vẫn là minh chứng cho thấy một thương hiệu mạnh có thể ảnh hưởng tích cực đến giá trị cổ phiếu, làm gia tăng sự tin tưởng và đầu tư của cổ đông. Điều này không chỉ phản ánh sức mạnh tài chính của Apple mà còn là minh chứng cho sức ảnh hưởng lớn của thương hiệu đến giá trị cổ phiếu.

Apple vs the S&P 500 since the iPhone’s introduction.
Nguồn: Refinitiv Datastream

Mặc dù không phải là yếu tố duy nhất bảo đảm cho hiệu suất cổ phiếu, nhưng một thương hiệu mạnh sẽ giúp giảm thiểu rủi ro đầu tư, bảo vệ danh mục đầu tư. Rủi ro ít hơn mang lại sự tự tin thị trường cao hơn và sự ủng hộ tăng từ khán giả tài chính, từ đó kích thích và khuyến khích thêm đầu tư. Các công ty có thương hiệu mạnh thường có “sức đề kháng” tốt hơn trong những đợt suy thoái kinh tế, tạo ra cho các nhà đầu tư một mức độ dự đoán ổn định và đáng tin cậy hơn. Sự chắc chắn hơn về doanh thu và lợi nhuận cho phép nhà đầu tư tự tin hơn trong việc dự đoán lợi nhuận kinh tế.

Từ đó cho thấy thương hiệu là một loại tài sản quan trọng mang lại lợi nhuận đo đếm được cho một doanh nghiệp và các cổ đông. Kể từ năm 2010, điều này đã được hỗ trợ bởi một tiêu chuẩn định giá thương hiệu toàn cầu (ISO 10668), bao gồm một số phương pháp và cách tiếp cận định giá chấp nhận được.

Thương hiệu mạnh mang lại nhiều lựa chọn hơn và đảm bảo sức bền tốt hơn trong một nền kinh tế cạnh tranh

Trong các thị trường tự do hóa, thương hiệu mạnh cung cấp phương tiện cạnh tranh bằng cách cho phép khách hàng mục tiêu trong thị trường phân biệt một đối thủ cạnh tranh này với một đối thủ khá, thương hiệu khuyến khích và hỗ trợ cạnh tranh dựa trên các giá trị công thêm khác ngoài những yếu tố mặc định như giá cả, chất lượng và độ uy tín.

Walmart là một ví dụ điển hình cho thấy thương hiệu mạnh có thể mang lại nhiều lựa chọn hơn và đảm bảo sự bền vững trong kinh doanh. Walmart đã tích hợp dữ liệu thu thập được từ cả hoạt động trực tuyến và tại cửa hàng để nâng cao khả năng dự đoán và quản lý chuỗi cung ứng của mình, giúp công ty đáp ứng nhanh chóng và linh hoạt các nhu cầu thay đổi của thị trường. Nhờ đó, doanh thu thương mại điện tử của Walmart đã tăng trưởng ấn tượng, ví dụ như tăng 74% trong quý đầu năm 2020 và 37% trong quý đầu năm tài chính 2022​ (Digital Commerce 360).

Doanh thu thương mại điện tử của Walmart đã tăng 74% trong quý đầu năm 2020.
Nguồn: Locus

Chiến lược này không chỉ giúp Walmart giải quyết các thách thức hậu cần mà còn củng cố vị thế cạnh tranh của họ trong thị trường bán lẻ đang không ngừng thay đổi. Bằng cách cung cấp một loạt các sản phẩm và dịch vụ qua nhiều kênh bán hàng, Walmart đã chứng minh rằng thương hiệu mạnh mẽ không chỉ là tài sản vô hình mà còn là một lợi thế cạnh tranh thiết thực, giúp doanh nghiệp phát triển bền vững trong một nền kinh tế cạnh tranh gay gắt.

Kết quả là, hầu hết các ngành công nghiệp trong các nền kinh tế tự do hóa cung cấp ngày càng nhiều sự lựa chọn cho khách hàng từ đó tạo ra giá trị kinh tế tốt hơn và thậm chí hiệu suất tốt hơn so với các nền kinh tế không chú trọng vào đầu tư thương hiệu.

Thương hiệu mạnh giúp nền kinh tế thích nghi nhanh chóng và phát triển mạnh mẽ

Thị trường luôn đòi hỏi các thương hiệu phải trong trạng thái sẵn sàng thay đổi và thích ứng liên tục, thường việc thích ứng được tăng tốc thông qua sự thay đổi của khoa học công nghệ. Các thương hiệu mạnh đóng vai trò giúp cho thị trường thích nghi nhanh chóng hơn vì họ tạo ra tính tương tác linh hoạt hơn giữa người mua và người bán.

Các công ty như Tesla đã minh chứng rõ ràng cho khả năng này. Tesla, với chiến lược bán hàng trực tiếp và đột phá trong lĩnh vực xe điện, đã tạo ra một mô hình bán lẻ mới mà nhiều hãng ô tô truyền thống đang bắt chước. Việc này không chỉ giúp Tesla phát triển mà còn thúc đẩy cả ngành công nghiệp ô tô chuyển đổi và hiện đại hóa​ (CleanTechnica)​.

Tesla đã tạo ra một mô hình bán lẻ mới mà nhiều hãng ô tô truyền thống đang bắt chước.
Nguồn: Reuters

Thông qua các hoạt động xây dựng thương hiệu cho những sản phẩm cải tiến mới ra mắt, các thương hiệu mạnh vô hình chung đang đóng vai trò “giáo dục” giúp người tiêu dùng vượt qua những nỗi lo về sự không chắc chắn khi mua những món hàng mới ra mắt. Đồng thời cũng kích cầu tăng trưởng trong việc phát minh sáng chế cải tiến liên tục giữa các đối thủ cạnh tranh và người tiêu dùng sẽ là người cuối cùng hưởng lợi từ cuộc chiến cải tiến sản phẩm và dịch vụ của các thương hiệu mạnh.

Thương hiệu mạnh thúc đẩy tăng trưởng vượt qua biên giới địa lý và văn hóa

Thương hiệu giúp doanh nghiệp vượt qua các rào cản địa lý và văn hóa. Các thương hiệu toàn cầu là tài sản to lớn cho quốc gia chủ nhà. Thương hiệu rất quan trọng trong việc đạt được thành công ở nước ngoài và là một nguồn lực cạnh tranh quốc tế đáng kể. Mặt khác, các thương hiệu trong nước mạnh cũng hữu ích vì chúng có thể cung cấp một phản ứng hiệu quả, tập trung vào người tiêu dùng đối với sự cạnh tranh từ nước ngoài. Ở cấp độ địa phương, các thương hiệu mạnh sẽ thu hút nhân viên và đối tác kinh doanh đến với cộng đồng, kích thích nền kinh tế qua các khu vực địa phương.

Starbucks là ví dụ điển hình cho thấy cách thức thương hiệu mạnh có thể thâm nhập và phát triển tại thị trường mới như Trung Quốc, đồng thời thích ứng với văn hóa địa phương mà vẫn duy trì bản sắc thương hiệu. Starbucks đã triển khai các chiến lược sáng tạo để thích nghi với thị trường Trung Quốc, bao gồm việc tạo ra các không gian cà phê kết hợp với văn hóa địa phương và tăng cường trải nghiệm khách hàng thông qua công nghệ số.

Số lượng cửa hàng của Starbucks tại Trung Quốc.
Nguồn: Statista

Tính đến cuối năm 2020, Starbucks đã có hơn 4.700 cửa hàng tại Trung Quốc, trở thành thị trường lớn thứ hai của công ty sau Mỹ. Tăng trưởng doanh thu tại thị trường Trung Quốc đã đạt mức 17% trong năm tài chính 2020​​ (HBS Working Knowledge)​.

Ngoài ra, theo báo cáo của Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO), các nền kinh tế đang phát triển như Trung Quốc đang đầu tư mạnh vào thương hiệu để tăng cường khả năng cạnh tranh. Báo cáo BrandZ năm 2017 chỉ ra rằng có 13 trong số 100 thương hiệu hàng đầu toàn cầu đặt tại Trung Quốc, tăng từ chỉ một mười hai năm trước. Mặc dù một số thương hiệu Trung Quốc có thể chưa toàn cầu hóa hoàn toàn, nhưng chắc chắn chúng đang tăng giá trị và sẽ thay đổi bức tranh cạnh tranh toàn cầu​​.

Thương hiệu mạnh đảm bảo doanh nghiệp chịu trách nhiệm về hành động của mình

Sở hữu một thương hiệu mạnh cũng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp phải có trách nhiệm lớn lao với khách hàng của mình trong việc giữ gìn uy tín thương hiệu, cụ thể là thương hiệu cần có trách nhiệm cao nhất với tất cả hành động của họ trong việc kinh doanh & cam kết với khách hàng. Các công ty có thương hiệu nổi tiếng được người tiêu dùng và các nhà báo giám sát để đánh giá xem họ có tuân thủ theo luật lệ và kỳ vọng của xã hội hay không, cho dù đó là tiêu chuẩn kế toán, bảo vệ môi trường hay đạo đức.

Kết luận

Thương hiệu mạnh không chỉ thúc đẩy hiệu suất cổ phiếu mà còn tạo ra lợi nhuận kinh tế đo đếm được cho doanh nghiệp. Ví dụ tiêu biểu như Apple, công ty giao dịch đại chúng có giá trị nhất thế giới, cho thấy thương hiệu có thể gia tăng giá trị cổ phiếu và tạo ra sự ổn định tài chính. Các công ty có thương hiệu mạnh thường có khả năng chống chịu tốt hơn trong những đợt suy thoái kinh tế, giúp nhà đầu tư dự đoán lợi nhuận kinh tế một cách đáng tin cậy. Điều này khẳng định rằng thương hiệu là một tài sản quan trọng và là yếu tố không thể thiếu trong chiến lược phát triển của doanh nghiệp.

Nội dung bài viết trích từ eBook “Branding Full Funnel – Giải pháp phát triển thương hiệu toàn diện”. Tải eBook đầy đủ tại đây.