Hiểu Đúng Về Tư Duy Chiến Lược Trong Marketing & Communication

Hiểu Đúng Về Tư Duy Chiến Lược Trong Marketing & Communication

Ngày nay, thương hiệu có thể tận dụng nhiều hình thức khác nhau từ người có sức ảnh hưởng, đa dạng các loại hình quảng cáo, đến các nhân vật ảo để tương tác với đối tượng mục tiêu. Dưới vai trò là người hoạch định chiến lược truyền thông cho thương hiệu, các marketer cần có một tư duy chiến lược rõ ràng trong việc ưu tiên và phối hợp sử dụng các cách thức, sao cho các hoạt động truyền thông được thực thi nhất quán, bổ trợ nhau hướng tới mục tiêu chung.

Vậy tư duy chiến lược là gì và vận dụng ra sao trong công việc marketing? Cùng AIM tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây!

I. Tư duy chiến lược (Strategic Mindset) là gì?

Khái niệm tư duy chiến lược

Tư duy chiến lược (strategic mindset) đơn giản là một quá trình suy nghĩ có chủ đích và hợp lý, tập trung vào việc phân tích các yếu tố và biến số quan trọng sẽ ảnh hưởng đến sự thành công lâu dài của một doanh nghiệp, một nhóm hoặc một cá nhân.

Tư duy và phân tích chiến lược sẽ dẫn đến một bộ mục tiêu, kế hoạch và ý tưởng mới rõ ràng cần thiết để tồn tại và phát triển trong một môi trường cạnh tranh, luôn thay đổi. Kiểu suy nghĩ này phải tính đến thực tế kinh tế, lực lượng thị trường và các nguồn lực sẵn có.

Hãy thử tưởng tượng, doanh nghiệp đang được định vị giá trị ở vị trí A, mục tiêu của doanh nghiệp là nâng cao giá trị tiến đến vị trí B. Có rất nhiều cách khác nhau để doanh nghiệp có thể di chuyển từ A đến B. Vậy đâu là cách hiệu quả và ít tốn kém nhất?

Quá trình xác định mục tiêu, lựa chọn phương hướng, xây dựng kế hoạch thực hiện để đạt mục tiêu đề ra chính là tư duy chiến lược. Đây là yếu tố đầu tiên để xây dựng và phát triển kế hoạch.

Tại sao bạn cần tư duy chiến lược, đặc biệt trong ngành Marketing & Communication?

  • Tất cả mọi thứ thường đều phức tạp

Ngành Marketing & Communication không chỉ đơn giản là việc quảng cáo hay truyền tải thông điệp đến khách hàng. Nó là sự phối hợp của nhiều hoạt động khác nhau, từ nghiên cứu thị trường, phân tích đối thủ cạnh tranh, xây dựng thương hiệu, đến phát triển nội dung và quản lý kênh truyền thông. Mỗi hoạt động đều có những phức tạp và thách thức riêng, đòi hỏi sự cân nhắc kỹ lưỡng và lập kế hoạch chi tiết.

  • Chiến lược là một ý kiến sáng suốt về cách giành chiến thắng

Chiến lược không chỉ là một kế hoạch hành động, mà còn là sự lựa chọn thông minh và sáng suốt về cách đạt được mục tiêu. Một chiến lược tốt giúp bạn xác định rõ ràng những gì cần làm, tại sao cần làm và làm thế nào để thực hiện hiệu quả nhất. Điều này giúp tiết kiệm thời gian, nguồn lực và tạo ra lợi thế cạnh tranh so với đối thủ.

II. Hoạch định chiến lược trong Marketing & Communication

Hoạch định chiến lược trong Marketing & Communication là quá trình lập kế hoạch và triển khai các hoạt động tiếp thị và truyền thông nhằm đạt được các mục tiêu kinh doanh của một tổ chức. Đây là một quy trình phức tạp, bao gồm các bước sau:

Bước 1: Phân tích tình hình hiện tại

Đánh giá thị trường

Để xây dựng một chiến lược hiệu quả, trước hết, cần hiểu rõ về thị trường mà doanh nghiệp đang hoạt động. Nghiên cứu thị trường giúp xác định nhu cầu và mong muốn của khách hàng, xu hướng thị trường, và các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua sắm của người tiêu dùng.

Đánh giá nội bộ

Đánh giá nội bộ giúp doanh nghiệp nhận diện được điểm mạnh và điểm yếu của mình. Điều này bao gồm việc phân tích các nguồn lực hiện có, quy trình hoạt động, năng lực của đội ngũ nhân viên và các yếu tố nội tại khác.

Để đánh giá chính xác tình hình hiện tại của công ty bạn, hãy thử tiến hành phân tích SWOT để liệt kê các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và mối đe dọa hiện tại của công ty. Từ vị trí thuận lợi này, bạn có thể xác định những cơ hội nào có sẵn và có thể đạt được.

Bước 2: Xác định mục tiêu

Đặt mục tiêu theo mô hình SMART

Mô hình mục tiêu SMART

Mô hình mục tiêu SMART

Mục tiêu SMART giúp doanh nghiệp xác định rõ ràng những gì cần đạt được, đo lường tiến độ và hiệu quả của các hoạt động, đảm bảo tính khả thi và tập trung vào các yếu tố quan trọng:

  • S – Specific (simple, sensible, significant): Tính cụ thể trong mục tiêu cần được đảm bảo; như tăng bao nhiêu doanh số, chỉ số brand love tăng bao nhiêu, chiến dịch hướng đến bao nhiêu impression,…
  • M – Measurable (meaningful, motivating): Mục tiêu phải có khả năng đo lường bằng các công cụ. Bạn không thể đặt ra các mục tiêu mơ hồ như ‘sản xuất một video viral’ mà không biết rõ cách đo lường “viral” ra sao.
  • A – Achievable (attainable, agreed): Mục tiêu cần tính khả thi, có thể đạt được. Hay các hoạt động chiến lược có thể thực hiện trong khả năng, tiềm lực để đạt được mục tiêu đó.
  • R – Relevant (reasonable, realistic and resourced, results-based): Mục tiêu phải có tính thiết thực, phù hợp với giá trị cốt lõi của thương hiệu.
  • T – Time-bound (time-based, time limited, time/cost limited, timely, time-sensitive): Mục tiêu cần được thiết lập trong các khoảng, mốc thời gian cụ thể để có cơ sở đo lường hiệu quả và mang tính tập trung cao.

Bước 3: Xây dựng chiến lược

Dựa trên các mục tiêu đã xác định, doanh nghiệp cần lựa chọn chiến lược tiếp cận phù hợp. Điều này có thể bao gồm việc phát triển sản phẩm mới, xâm nhập vào thị trường mới, hoặc tối ưu hóa các kênh tiếp thị số.

Ngoài ra, yếu tố quan trọng không kém trong một chiến dịch truyền thông là xác định thông điệp chính. Thông điệp chính là những giá trị cốt lõi mà doanh nghiệp muốn truyền tải đến khách hàng. Định vị thương hiệu giúp xác định vị trí của doanh nghiệp trong tâm trí khách hàng so với đối thủ cạnh tranh.

Bước 4: Lập kế hoạch triển khai

  • Xác định các hoạt động cụ thể: Để thực hiện chiến lược, doanh nghiệp cần xác định các hoạt động cụ thể như chiến dịch quảng cáo, chương trình khuyến mãi, tổ chức sự kiện, hoạt động trên các nền tảng truyền thông xã hội, v.v.
  • Phân bổ ngân sách: Ngân sách cần được phân bổ hợp lý cho từng hoạt động dựa trên mức độ ưu tiên và tiềm năng mang lại hiệu quả.

Bước 5: Triển khai và điều chỉnh

Doanh nghiệp cần thực hiện các hoạt động theo kế hoạch đã đề ra, đảm bảo mọi thứ diễn ra đúng tiến độ và đạt được mục tiêu đã đặt ra. Việc theo dõi tiến độ và đánh giá hiệu quả của các hoạt động giúp doanh nghiệp nhận biết được những gì đang hoạt động tốt và những gì cần điều chỉnh.

Sau khi thực hiện các hoạt động, doanh nghiệp cần đo lường và đánh giá hiệu quả của chiến lược so với các mục tiêu ban đầu. Dựa trên kết quả đánh giá, doanh nghiệp cần điều chỉnh chiến lược và kế hoạch để cải thiện hiệu quả và đạt được các mục tiêu một cách tốt nhất.

III. Sơ Đồ Thực Hành Tư Duy Chiến Lược – Case Study Strategic Communication Planning

Tư duy chiến lược trong thực hành

Sơ đồ tư duy chiến lược

Sơ đồ tư duy chiến lược (Nguồn: Khóa học Strategic Communication Planning – AIM Academy)

Về mặt chiến lược trong truyền thông (strategic communication), tư duy chiến lược luôn bắt đầu từ việc xác định giá trị, nguồn lực và vị trí của thương hiệu trong tổng quan thị trường đang tham gia.

Tiếp theo, cần xác định mục tiêu kinh doanh và mục tiêu truyền thông của thương hiệu. Sau đó, liệt kê những thách thức đang ngăn cản thương hiệu. Dựa trên thách thức vừa liệt kê, tiến hành phân tích đối thủ cạnh tranh, insight khách hàng để giúp thương hiệu giải quyết khó khăn và đạt được mục tiêu. Cuối cùng, xác định giải pháp và lên kế hoạch cho chiến dịch truyền thông.

Nghe phức tạp phải không? Chính vì thế, AIM mang đến cho bạn một sơ đồ đơn giản hơn – bạn có thể thực hành hằng ngày:

  1. Xác định ‘Current state’ và ‘Ambition’: Bạn đang ở đâu? Bạn muốn trở thành ai hay muốn đến chỗ nào? Lý do là gì? Một lưu ý nho nhỏ: hãy đi từ bản thân (current state) trước!
  2. Xác định vấn đề (Problem Identification): Bạn đang gặp trở ngại/thử thách gì trong việc đạt được ‘ambition’? (kinh phí eo hẹp, chưa đủ nguồn lực,…)
  3. Xác định insight: Đây là lúc bạn khám phá sâu hơn về bản thân, thấu hiểu những điều có khả năng giúp bạn vượt qua được thử thách
  4. Tìm ra hướng đi (Direction): Cuối cùng, bạn xác định cách thức vượt qua trở ngại/vấn đề, đề ra từng bước hay giai đoạn cụ thể,…

Tư duy chiến lược không khó thực hiện như bạn nghĩ. Hãy kiên nhẫn và chăm chỉ thực hành từng bước nhé!

Case Study: Share The Load – Ariel

Case study Share The Load – agency BBDO, client Ariel

Bối Cảnh

Chiến dịch “Share The Load” của Ariel tại Ấn Độ là một ví dụ điển hình về tư duy chiến lược trong Marketing & Communication. Chiến dịch này nhằm mục đích thay đổi nhận thức và hành vi của người tiêu dùng về vai trò của giới tính trong công việc gia đình, đặc biệt là việc giặt giũ.

Mục Tiêu

Mục tiêu của chiến dịch là nâng cao nhận thức về sự bình đẳng giới, khuyến khích các ông bố và chồng chia sẻ công việc giặt giũ với vợ và con gái. Đồng thời, chiến dịch cũng nhằm tăng doanh số bán hàng và cải thiện hình ảnh thương hiệu Ariel như một sản phẩm hỗ trợ bình đẳng giới.

Chia sẻ với trang Contagious, Josy Paul, chủ tịch kiêm giám đốc sáng tạo của BBDO Ấn Độ, cho biết: “Với phong trào Ariel #ShareTheLoad, mục tiêu là khơi dậy những cuộc trò chuyện có ý nghĩa giúp thúc đẩy sự thay đổi tích cực và giải quyết tình trạng bất bình đẳng. Ariel là một trong những thương hiệu đầu tiên nêu lên chủ đề bình đẳng trong gia đình. #ShareTheLoad không chỉ là một chiến dịch mà còn là một phong trào.”

Chiến Lược

Ariel đã sử dụng một thông điệp mạnh mẽ và cảm động để truyền tải giá trị của chiến dịch. Thông điệp chính là “Why is laundry only a mother’s job?” (Tại sao giặt giũ chỉ là công việc của mẹ?). Chiến dịch sử dụng video quảng cáo cảm động, truyền tải câu chuyện về sự bất công trong phân chia công việc gia đình, kêu gọi các ông bố và chồng chia sẻ trách nhiệm.

Vì chiến dịch gần như đã phát triển thành một “phong trào”, vậy nên BBDO đã thực hiện chiến lược dài hơi với ý tưởng chủ đạo #ShareTheLoad – cụ thể là 8 năm và hiện tại vẫn đang tiếp diễn:

  • Vào năm 2015, BBDO bắt đầu phong trào bằng cách đặt ra một câu hỏi thích đáng: “Why is laundry only a mother’s job?” – Câu hỏi này đã khơi dậy cuộc trò chuyện về sự bất bình đẳng trong hộ gia đình và đưa chủ đề này lên hàng đầu.
  • Năm 2016, với thông điệp “Dads share the load”, agency sáng tạo hướng đến việc xác định những điều kiện tạo ra tình trạng bất bình đẳng được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
  • Năm 2019, cơ quan bắt đầu hành động, kêu gọi các bậc cha mẹ hãy nuôi dạy con trai như cách họ đã nuôi dạy con gái để thế hệ tương lai được bình đẳng hơn.
  • Vào năm 2020, BBDO nhấn mạnh giấc ngủ không đều là dấu hiệu cho thấy sự bất bình đẳng trong các hộ gia đình.
  • Vào năm 2022, với “See Equal”, thương hiệu đã khơi dậy cuộc trò chuyện xoay quanh lý do tại sao đàn ông không coi vợ mình là bình đẳng khi họ có thể trở thành đối tác bình đẳng với bạn cùng phòng.
  • Năm 2023, với “See the signs”, BBDO muốn nêu bật tác động lâu dài của việc phân bổ công việc nhà không đồng đều đối với các mối quan hệ.

Xuyên suốt hành trình triển khai qua từng năm, big idea #ShareTheLoad luôn được duy trì, dù ở mỗi năm thương hiệu đều chọn cách chiến lược tiếp cận (strategic approach) khác nhau dựa trên bối cảnh, thời điểm và mục tiêu.

“Trọng tâm của chúng tôi là mang lại sự thay đổi nhanh hơn nhiều, vì vậy cuộc trò chuyện cần diễn ra không ngừng nghỉ và mang tính quốc gia.” – Josy Paul, Chief Creative Officer BBDO Ấn Độ

Triển Khai

Chiến dịch được triển khai rộng rãi trên các kênh truyền thông xã hội, truyền hình và các kênh truyền thông truyền thống khác. Ariel cũng hợp tác với các influencer và người nổi tiếng để lan tỏa thông điệp.

Ngoài ra, Ariel cùng BBDO còn tiến hành hợp tác với các tổ chức cá nhân có cùng chí hướng để truyền bá rộng rãi hơn. Trọng tâm của thương hiệu là mang lại sự thay đổi nhanh hơn nhiều, vì vậy cuộc trò chuyện về bất bình đẳng được diễn ra không ngừng nghỉ và mang quy mô quốc gia, với tất cả các điểm tiếp xúc ở đa kênh hoạt động cùng nhau.

Khởi nguồn của ý tưởng lớn và cách Ariel giữ sự nhất quán xuyên suốt

Josy Paul, Chief Creative Officer của BBDO Ấn Độ đã chia sẻ rằng: “Mục đích không thay đổi theo mùa. Bạn cần phải nhất quán.”

Để giữ tính nhất quán của cả hành trình 8 năm, BBDO đã thu thập các sắc thái và hiểu biết phù hợp nhất với mục tiêu tạo ra những cuộc trò chuyện có ý nghĩa giúp thúc đẩy thay đổi tích cực và giải quyết tình trạng bất bình đẳng. Nguồn thông tin là sự kết hợp giữa dữ liệu định lượng thông qua nghiên cứu, hiểu biết định tính thông qua việc lắng nghe liên tục và dữ liệu cảm xúc với các cuộc thảo luận chuyên sâu với người tiêu dùng và các chuyên gia.

Kế tiếp, họ gói gọn những hiểu biết sâu sắc này bằng một ngôn ngữ thúc đẩy sự cởi mở và thúc đẩy hành động cùng một lúc. Chọn phong cách kể chuyện mang tính đại diện nhất cho xã hội – bởi vì điều đó cũng sẽ đảm bảo rằng cuộc trò chuyện sẽ tiếp tục và đạt đến những tầm cao mới hơn. Đại diện BBDO cho biết, để tìm ra câu chuyện phù hợp và kích thích tư duy nhất, có thể thực sự khơi dậy một cuộc trò chuyện giúp mang lại sự thay đổi là cả một quá trình kỳ công với sự hợp tác từ rất nhiều bên liên quan.

IV. Tạm kết

Giờ bạn đã hiểu tổng quan về tư duy chiến lược trong chiến dịch truyền thông. Tuy nhiên, vẫn còn một hành trình dài để có thể vận dụng thành thạo tư duy này, đặc biệt trong bối cảnh ngành Marketing & Communication vô cùng rộng lớn.

Vậy nên, để trở thành một Planner thực thụ, hay một marketer có khả năng tư duy chiến lược bài bản, bạn cần một bộ kiến thức & kỹ năng hoàn chỉnh ở các ngách khác nhau – và ở AIM đã có sẵn 3 bộ chương trình dành cho bạn:

  • MARKETING MANAGEMENT – Chương trình quản trị marketing từ cơ bản đến nâng cao, bao gồm framework, nghiên cứu thị trường, phân tích dữ liệu và ra quyết định kinh doanh.
  • CREATIVE COMMUNICATION – Chương trình truyền thông sáng tạo bài bản, giúp tìm kiếm sự thăng hoa trong ý tưởng mà không xa rời chiến lược thương hiệu.
  • DIGITAL MARKETING – Chương trình digital marketing toàn diện, từ tổng quan đến chuyên sâu, áp dụng đa nền tảng.

Chỉ với một trong số bộ ba chương trình trên, bạn đã có thể trở thành một marketer chuyên nghiệp sở hữu chứng chỉ được bảo chứng quốc tế, và sở hữu cơ hội làm việc tại các tập đoàn danh giá trong nước!

Điền form nhận tư vấn, AIM sẽ liên hệ hỗ trợ bạn ngay theo nhu cầu!