Quảng Cáo Truyền Thống Là Gì? Đặc Điểm & Ý Tưởng Sáng Tạo Trong Quảng Cáo Truyền Thống

Quảng Cáo Truyền Thống Là Gì? Đặc Điểm & Ý Tưởng Sáng Tạo Trong Quảng Cáo Truyền Thống

Trong bối cảnh thị trường quảng cáo ngày càng phát triển và đa dạng, quảng cáo truyền thống vẫn có sức ảnh hưởng nhất định trong chiến lược marketing của các thương hiệu. Có thể nói, đây chính là nền tảng phát huy cho hầu hết các chiến dịch marketing hiện nay. Hãy cùng AIM tìm hiểu thêm về quảng cáo truyền thống trong bài viết dưới đây.

I. Quảng cáo truyền thống là gì?

Quảng cáo truyền thống

Quảng cáo truyền thống

Quảng cáo truyền thống là hình thức quảng bá sản phẩm, dịch vụ hoặc thương hiệu thông qua các phương tiện truyền thông truyền thống như truyền hình, báo chí, tạp chí, radio, và quảng cáo ngoài trời (OOH). Đây là những phương tiện đã xuất hiện từ lâu và có sức ảnh hưởng mạnh mẽ, rộng khắp.

Quảng cáo truyền thống có lịch sử phát triển hàng trăm năm. Từ những biển hiệu ngoài trời ở chợ, những tờ rơi in ấn thời kỳ đầu cho đến quảng cáo trên truyền hình và radio, quảng cáo truyền thống đã trải qua nhiều giai đoạn thay đổi và phát triển để thích nghi với sự tiến bộ của công nghệ và nhu cầu của thị trường.

Nói một cách đơn giản, AIM cần bạn nắm rõ 2 điểm cơ bản sau:

  • Đây là hình thức marketing thông qua các phương pháp bán hàng truyền thống, có thể là quảng bá sản phẩm qua TV, phát tờ rơi, báo đài,…
  • Các doanh nghiệp thực hiện sản xuất hàng trước rồi mới tiến hành tiếp thị sản phẩm. Đây là hình thức mà những doanh nghiệp sẽ tập trung phần lớn nguồn lực vào phân phối và bán hàng. Chỉ một phần kinh phí nhỏ được dành ra để marketing bán hàng sau sản xuất.

II. Đặc điểm các kênh quảng cáo truyền thống

Đặc điểm các kênh quảng cáo truyền thống

Đặc điểm các kênh quảng cáo truyền thống

1. Ưu điểm

  • Tiếp cận rộng rãi đối tượng khách hàng: Quảng cáo truyền thống có khả năng tiếp cận một lượng lớn khách hàng. Ví dụ, một TVC phát sóng trên kênh truyền hình quốc gia có thể tiếp cận hàng triệu người xem cùng lúc.
  • Độ tin cậy cao: Người tiêu dùng thường tin tưởng vào các kênh truyền thông truyền thống hơn so với các kênh quảng cáo mới như mạng xã hội. Quảng cáo trên truyền hình hay báo chí thường được coi là có độ tin cậy cao hơn.
  • Tạo dựng thương hiệu mạnh mẽ và bền vững: Quảng cáo truyền thống giúp xây dựng và củng cố hình ảnh thương hiệu trong tâm trí người tiêu dùng. Những quảng cáo được phát sóng đều đặn trên TV hay xuất hiện trên trang bìa tạp chí giúp tăng cường nhận diện thương hiệu.

2. Nhược điểm

  • Chi phí cao: Chi phí cho quảng cáo truyền thống thường rất cao, đặc biệt là quảng cáo trên truyền hình và các tờ báo, tạp chí uy tín. Điều này có thể là một thách thức lớn đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
  • Khó đo lường hiệu quả: Đo lường hiệu quả của các chiến dịch quảng cáo truyền thống thường phức tạp hơn so với quảng cáo kỹ thuật số. Các doanh nghiệp khó có thể đánh giá chính xác mức độ ảnh hưởng của một quảng cáo truyền hình hay một biển quảng cáo ngoài trời.
  • Hạn chế tương tác với khách hàng: Quảng cáo truyền thống thường mang tính một chiều và không cho phép tương tác trực tiếp với khách hàng. Điều này có thể khiến doanh nghiệp bỏ lỡ cơ hội thu thập phản hồi và tạo dựng mối quan hệ với khách hàng.

III. Các hình thức quảng cáo truyền thống phổ biến

1. TVC – Quảng cáo truyền hình

Quảng cáo TVC

Quảng cáo TVC

TVC (Television Commercial) là hình thức quảng cáo sử dụng video để giới thiệu sản phẩm hoặc thương hiệu. TVC thường được phát sóng trên các kênh truyền hình và có thể kéo dài từ vài giây đến vài phút. Hiện nay, TVC ngắn khoảng 6 giây đang trở thành xu hướng phổ biến. Quảng cáo TVC giúp thương hiệu gia tăng độ phủ sóng, kích thích và thúc đẩy quá trình mua hàng.

Đặc điểm

  • Nền tảng phát sóng: Truyền hình.
  • Thời lượng: Thông thường từ 15s – 45s; xu hướng hiện nay là TVC ngắn 6s.

Lưu ý khi sản xuất TVC

  • Mục tiêu sản xuất TVC: Xác định rõ mục tiêu (nhận diện thương hiệu, giới thiệu sản phẩm, xây dựng brand love,…).
  • Đối tượng người xem: Hiểu rõ chân dung khách hàng mục tiêu (độ tuổi, giới tính, sở thích,…).
  • Cách truyền tải TVC: Tone và mood (mạnh mẽ, hứng khởi, nhẹ nhàng, tình cảm).
  • Kịch bản và storyboard: Chỉ mô tả những gì người xem thấy, tóm tắt câu chuyện, 5 giây đầu tiên để thu hút khán giả.

2. Print Ads – Quảng cáo In

Print Ads là hình thức quảng cáo sử dụng hình ảnh và chữ viết để truyền tải thông điệp trên các phương tiện in ấn như báo, tạp chí. Đây là một hình thức quảng cáo truyền thống rất phổ biến ngay cả ở thời hiện đại – được thể hiện dưới dạng quảng cáo trên nền tảng kỹ thuật số (social post, Facebook Ads, Google Ads,…)

Đặc điểm

  • Hình ảnh và câu chữ: Là “linh hồn” của quảng cáo, cần truyền đạt thông điệp một cách nhanh chóng và hiệu quả.
  • Không gian hạn chế: Thông điệp phải được truyền tải đầy đủ trong một không gian giới hạn và trong một vài giây.

3. Out-of-home (OOH) – Quảng cáo ngoài trời

OOH - Quảng cáo ngoài trời

OOH – Quảng cáo ngoài trời

OOH (Out-of-home) là hình thức quảng cáo tiếp cận với con người khi họ ra khỏi nhà. Đây là hình thức quảng cáo có thể nhìn thấy ở khắp mọi nơi, từ các biển quảng cáo lớn cho đến các poster nhỏ ở trạm xe buýt.

Các dạng phổ biến

  • Quảng cáo tấm lớn: Biển quảng cáo một cột, biển quảng cáo ốp tường…
  • Quảng cáo tầm thấp: Biển nhà chờ xe bus, biển hộp đèn, trạm thông tin….
  • Quảng cáo trên phương tiện công cộng: Xe buýt, máy bay, tàu hỏa….
  • Quảng cáo theo địa điểm cụ thể: Rạp chiếu phim, sân bay, bệnh viện….

Ý tưởng sáng tạo cho OOH

  1. Sử dụng công nghệ số: Màn hình LED, billboard kỹ thuật số giúp thay đổi nội dung linh hoạt và tạo ấn tượng mạnh.
  2. Tương tác trực tiếp với khách hàng: Các biển quảng cáo tương tác cho phép khách hàng tham gia và trải nghiệm sản phẩm ngay tại chỗ.
  3. Tận dụng các yếu tố môi trường xung quanh: Quảng cáo kết hợp với môi trường xung quanh để tạo nên những trải nghiệm độc đáo và khó quên.

IV. Khác biệt giữa quảng cáo truyền thống và quảng cáo hiện đại (digital ads)

Người tiêu dùng ngày nay phụ thuộc rất nhiều vào các phương tiện kỹ thuật số để nghiên cứu sản phẩm. Theo HubSpot Research, khoảng 77% khách hàng nghiên cứu trực tuyến một thương hiệu trước khi tương tác với thương hiệu đó. Trong khi đó, 51% người tiêu dùng cho biết họ sử dụng Google để nghiên cứu sản phẩm trước khi mua.

Chính vì vậy, các doanh nghiệp hiện tại thường chú trọng, tập trung đầu tư ngân sách, nguồn lực marketing cho quảng cáo hiện đại trên các nền tảng digital, dù có thể các loại hình truyền thống vẫn được sử dụng. Quảng cáo truyền thống và quảng cáo hiện đại đều có những ưu và nhược điểm riêng. Sự kết hợp cả hai hình thức này trong chiến lược marketing sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu hóa hiệu quả quảng cáo và tiếp cận đúng đối tượng khách hàng một cách hiệu quả nhất.

Sau đây là bảng so sánh tham khảo giữa quảng cáo hiện đại và quảng cáo truyền thống.

Quảng Cáo Truyền Thống Là Gì? Đặc Điểm & Ý Tưởng Sáng Tạo Trong Quảng Cáo Truyền Thống

V. Kết Luận

Trong thời đại số, sự kết hợp giữa quảng cáo truyền thống và quảng cáo kỹ thuật số đang trở nên phổ biến. Doanh nghiệp có thể tận dụng ưu điểm của cả hai hình thức để đạt được hiệu quả tối đa. Ví dụ, một TVC có thể được phát sóng trên truyền hình và sau đó được chia sẻ trên các kênh kỹ thuật số như YouTube, Facebook để tiếp cận nhiều đối tượng hơn.

Dù quảng cáo kỹ thuật số đang ngày càng chiếm ưu thế, quảng cáo truyền thống vẫn giữ vai trò quan trọng trong chiến lược marketing của nhiều doanh nghiệp. Sự kết hợp linh hoạt và sáng tạo giữa các hình thức quảng cáo truyền thống và kỹ thuật số sẽ là chìa khóa để các doanh nghiệp đạt được thành công trong tương lai.

Bạn có muốn thử sức sáng tạo ở các loại hình quảng cáo truyền thống như TVC, print ads,…cho một dự án thực tế? Vậy thì đến ngay với REAL PROJECT – chương trình đào tạo đặc biệt kết hợp giữa học và thực hành dành cho các newbie marketer. Bật mí: Bạn sẽ được một mentor chuyên gia hướng dẫn và được tuyển dụng ngay sau dự án hoàn thành.

Điền form tư vấn của AIM tại đây để được hỗ trợ nhé!