Hữu xạ tự nhiên hương là chưa đủ, thương hiệu giáo dục cần làm gì để khác biệt?
Sự phân mảnh trong hệ thống mô hình giáo dục Việt Nam ngày càng rõ ràng. Tuy nhiên, các chương trình đào tạo hiện nay vẫn chưa có nhiều điểm khác biệt hay sáng tạo. Trong khi đó, nhu cầu của sinh viên không chỉ dừng lại ở kiến thức, họ còn tìm kiếm những trải nghiệm ý nghĩa, những mối quan hệ dài hạn tại nơi mình theo học. Vậy nhà trường nên thay đổi từ đâu, làm Marketing giáo dục như thế nào? Cùng trò chuyện với anh Nguyễn Hữu Đăng Khoa - một thầy giáo Sài Gòn đang sinh sống và làm việc tại Hà Nội với hơn 13 năm kinh nghiệm giảng dạy và tư vấn marketing trong lĩnh vực giáo dục.
Podcast 18 giờ 01 là kênh audio về Marketing và kinh doanh do Adsota Agency sản xuất. 18 giờ 01 mở ra không gian kết nối, chia sẻ những câu chuyện thực tế, những góc nhìn đa chiều về tiếp thị từ các chuyên gia hàng đầu trong nhiều lĩnh vực. Từ đó, đem đến những thông tin, giải pháp thực chiến có thể vận dụng linh hoạt cho các thương hiệu hiện nay.
Insight của người học và phụ huynh đang có những thay đổi như thế nào?
Tại thời điểm hơn 10 năm về trước, học Đại học được coi là học đại. Đa phần sinh viên, học sinh cấp 3 trước đây đều không thực sự biết mình muốn gì, không hiểu rõ về ngành học mình lựa chọn và nhu cầu của thị trường lao động do thiếu kỹ năng phân tích thông tin. Chính vì thế, họ lựa chọn việc hoàn thiện ước mơ, mong muốn của cha mẹ, dễ bị áp lực, tự ti với những người xung quanh, thiếu định hướng, động lực và không cảm thấy hạnh phúc khi đi học, đi làm.
Trải qua hơn một thập kỷ, thị trường giáo dục đã chứng kiến sự chia nhỏ rõ rệt với ba nhóm đối tượng chính. Thứ nhất là những người dám mơ lớn (big dreamer); đây là những Gen Z, Gen Alpha có mong muốn thay đổi thế giới sau khi ra trường. Thứ hai là nhóm trống rỗng, họ hoàn toàn không biết nên làm gì cho tương lai của bản thân. Cuối cùng là nhóm ở giữa hai nhóm trên.
Nhìn chung, cho dù ở nhóm nào, giờ đây việc đi học Đại học không còn chỉ để tích lũy kiến thức, phục vụ kiếm tiền mà còn để xây dựng năng lực cốt lõi, giúp sinh viên trở thành những nhân viên xuất sắc, mang đến những giá trị tích cực cho cộng đồng xung quanh. Bên cạnh đó, phụ huynh cũng chuyển đổi từ người ra quyết định thành người đồng hành. Họ không còn can thiệp quá lớn vào những lựa chọn về ngành, trường, những đam mê và cảm xúc của con cái nữa. Vì thế, họ sẵn sàng chi tiền nhiều hơn vì họ hiểu rằng giáo dục chính là khoản đầu tư sinh lời bền vững cho con cái.
Thương hiệu giáo dục cần thay đổi chiến lược Marketing như thế nào?
Thị trường giáo dục đang kể những câu chuyện quá giống nhau như chương trình học thực tiễn, giảng viên nhiều kinh nghiệm, rèn luyện kỹ năng mềm, v.v mà không làm nổi bật được USP (Unique selling point) của bản thân. Vì thế, không nên chỉ đầu tư xây dựng chương trình đào tạo chất lượng mà các đơn vị giáo dục cần tạo ra những giá trị bền vững, duy trì mối quan hệ giữa nhà trường, sinh viên và phụ huynh. Sự khác biệt trong trải nghiệm dịch vụ giáo dục này sẽ nâng tầm vị thế cho thương hiệu của nhà trường.
Cuộc cách mạng trong môi trường giáo dục thời đại mới sẽ được quyết định bởi mức độ gắn kết, tương tác, thấu hiểu giữa các đối tượng trong đó. Nhà trường nên trao quyền cho sinh viên nhiều hơn, để người học nói lên tiếng nói của bản thân và cùng nhau đồng sáng tạo, đồng thiết kế chương trình giáo dục. Tại Mỹ, mô hình này được áp dụng tại nhiều trường Đại học và đã có những thành công nhất định. Không chỉ dừng lại ở việc điền khảo sát chất lượng đào tạo sau mỗi kỳ học, sinh viên được chia sẻ về những điều họ muốn tìm hiểu, được đề xuất những thay đổi cần có trong quá trình học. Từ đó, họ cảm thấy được lắng nghe, được thấu hiểu và thỏa mãn những nhu cầu của bản thân. Bên cạnh đó, chương trình đào tạo cũng nên được cá nhân hóa nhiều hơn, chứ không đơn giản chỉ khác nhau ở ngôn ngữ giảng dạy hay giảm tải, phát triển thêm một vài môn học mới.
Công nghệ đang ảnh hưởng đến bức tranh giáo dục như thế nào?
Sự bùng nổ của trí tuệ nhân tạo, các công cụ, công nghệ mới đã phần nào thay đổi bản chất của giáo dục. Giờ đây, giảng viên đã mất tính độc quyền trong việc giảng dạy. Họ phải đầu tư chất xám, thời gian nhiều hơn để đem lại những giá trị có ý nghĩa, thực tế hơn những gì AI có thể làm. Tuy nhiên, công nghệ cũng không thể thay thế được thầy cô, bởi vì chúng không có cảm xúc. Nếu không có cảm xúc thì không thể hiểu được người học.
Bên cạnh đó, không thể phủ nhận việc áp dụng công nghệ vào lĩnh vực giáo dục giúp việc dạy và học trở nên thú vị hơn, mang đến những trải nghiệm mới lạ và phát triển các kỹ năng cho sinh viên. Trong đó, có thể nhắc đến việc nâng cao thói quen hỏi và đáp, khả năng phân tích, tổng hợp thông tin, v.v. Đặc biệt, ứng dụng gamification (trò chơi hóa) trong hoạt động giảng dạy cũng trở nên phổ biến hơn và mang lại hiệu quả tích cực. Trước những thay đổi đó, nhà trường và giảng viên cần đào tạo cho học viên không chỉ tiếp thu công nghệ mà còn làm chủ công nghệ và tạo ra công nghệ để sẵn sàng thích nghi với những thay đổi trong tương lai.
Tóm lại, đối diện với bức tranh giáo dục vốn có nhiều nét tương đồng như hiện nay, chỉ phụ thuộc vào “hữu xạ tự nhiên hương” là chưa đủ, mang đến sự khác biệt cũng chưa đủ, nhà trường cần tạo ra sự độc đáo. Sự độc đáo đó không nên chỉ là một chương trình đào tạo ngắn hạn, một ứng dụng tiện lợi nào đó mà cần là những giá trị bền vững, lâu dài cho học viên.
Nghe Podcast bản đầy đủ tại đây.
Về Adsota,
Adsota là đơn vị "may đo" giải pháp tiếp thị toàn diện cho thương hiệu, giúp tối ưu nguồn lực và tăng nhận diện hiệu quả nhờ sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa sáng tạo và công nghệ.
Với đội ngũ dày kinh nghiệm tư vấn chiến lược & triển khai Performance Marketing, là đối tác DUY NHẤT của Facebook Gaming tại Việt Nam, sở hữu 60 triệu+ insights người tiêu dùng trẻ tại Đông Nam Á, Adsota tự tin là đơn vị hàng đầu cung cấp giải pháp Marketing tổng thể, cam kết đem lại kết quả vượt trội trong các hoạt động xây dựng thương hiệu và tối đa hiệu quả kinh doanh.