Hoa hậu Doanh nhân Châu Á khởi xướng nối điểm thị trường cho bà con vùng cao

Không còn chướng ngại về khoảng cách địa lý, bỏ qua các mức chi phí tăng cao, nông sản của bà con tại các vùng núi ở Quảng Trị như Lao Bảo, Hướng Hóa, Đakkrông, các vùng biên giới giáp Lào đang được tạo cơ hội "nhập cuộc vào phố". Đó là bước đầu thực hiện hóa ý tưởng tạo thu nhập cho các chị em miền núi quê mình và nâng tầm chất lượng dinh dưỡng trong sản phẩm bán cho người tiêu dùng của Hoa hậu doanh nhân Châu Á Lê Thanh Lộc.


Nhìn xa, trông rộng, thấu hiểu sâu

Đã từ lâu, các nông sản miền núi được biết đến là nguồn nguyên vật liệu đảm bảo độ sạch, tươi ngon và chất dinh dưỡng có trong đó. Bởi các hộ gia đình nơi đây thường trồng chủ yếu để ăn trực tiếp, trao đổi và không đưa vào mua bán. Các loại rau củ quả khá to, không thuốc vì họ sẽ dùng trong ba bữa mỗi ngày cũng như hoàn toàn không có khả năng xử lý các vấn đề về thuốc như các nông trại chuyên canh tác. Vậy nên, độ an toàn, tươi ngon cũng như độ tự nhiên miễn bàn cãi.

Tuy nhiên, tại sao nông sản sạch như thế dân cư nơi đây không đem bán lấy tiền? Một lý do rất đơn giản đó chính là tiền. Nghe có vẻ như một vòng luẩn quẩn nhưng chi phí để di chuyển xuống đồng bằng khá đắt đỏ, một vài hộ dân cư chia sẻ: "Thường nhờ đi bộ xuống bên dưới rồi đi nhờ xe để bán các loại trầm này kia, còn rau củ quả đi bộ thì sẽ bị hư hỏng vì nắng nóng, đường cũng dài. Nên chủ yếu đoàn nào lên chơi thì mới bán." Do đó, các loại nông sản sạch từ thiên nhiên này vẫn chưa có cơ hội được đưa vào thị trường.

Nhưng chờ thời không bằng gặp thời, trong lúc công tác thiện nguyện hàng quý của mình, Hoa hậu Doanh nhân Châu Á Lê Thanh Lộc đã nảy sinh ra một ý tưởng táo bạo. Bản thân làm trong ngành thực phẩm, hơn nữa còn là cái ngách khắt khe nhất, đòi hỏi phải kỹ lưỡng từng khâu, đảm bảo dinh dưỡng chất lượng cho những hệ tiêu hóa non nớt của trẻ, CEO Lê Thanh Lộc đã mạnh dạn đặt ra vấn đề.

Tại sao mình không dùng các nông sản của chị em đồng bào, nó rất sạch và hàm lượng dinh dưỡng hay độ tươi ngon thì khỏi phải bàn cãi?

Chị Lê Thanh Lộc cùng hội LH Phụ Nữ Hướng Hóa và hội LH Phụ Nữ Lao Bảo mang đến sản phẩm tiêu điểm để bà con hiểu hơn nông sản có giá trị cao như thế nào


Dám nghĩ dám làm minh chứng cho bản lĩnh người phụ nữ Quảng Trị

Sau khi đăng quang, chị đã thực hiện hóa điều mình hằng ấp ủ. Ngày 21/6 vừa qua, CEO Lê Thanh Lộc phối hợp với Zuna Edu và Thái Thu Trainer cùng sự hỗ trợ của hội LH phụ nữ Hướng Hóa, hội LH phụ nữ Lao Bảo đã tổ chức một buổi hội thảo "Tài chính nuôi con, sức khỏe vẹn tròn".

Nội dung cuộc hội thảo xoay quanh vấn đề nuôi con - thế hệ Alpha đầy thử thách, và cân bằng tài chính. Đây là đề tài vô cùng mới lạ đối với các bậc phụ huynh huyện miền núi. Hơn thế nữa, đối tượng buổi hội thảo mong muốn truyền đạt cũng chính là thế hệ Alpha của cư dân nơi đây, một phần nào đó để các cô cậu thiếu niên ở độ tuổi chín muồi có cái nhìn khác thế hệ trước để thay đổi tương lai theo mong muốn thực sự của mình, hạn chế kết hôn sớm mà không có sự chuẩn bị.

Coacher Johny Dũng đến từ ZUNA Edu


Theo đó, khi đã tiếp cận được cái nhìn tích cực lần đầu về tài chính, CEO Lê Thanh Lộc đã ngỏ lời với các chị em phụ nữ về ý định tìm kiếm nguồn nguyên liệu, đặc sản Khe Sanh phù hợp để đem vào hệ thống 100 cửa hàng Pika Pika của chị.
Bên cạnh đó, thông qua tính toán cân đối thu chi, chị cũng hiểu rõ việc thu thập các nông sản, đặc sản nơi đây cho bà con sẽ ít nhiều ảnh hưởng đến lợi nhuận hoạt động của tổng công ty. Tuy nhiên, để nâng cao chất lượng sản phẩm cho các bậc phụ huynh tin dùng Pika va mở ra con đường thu nhập mới tốt hơn cho các chị em đồng bào, điều này hoàn toàn đáng được thực thi.


Kỳ vọng tạo nên Butterfly Effect - Hiệu ứng cánh bướm

Khi một con bướm đập cánh, tác động của nó sẽ lan nhanh và rộng một cách bất ngờ. Đó cũng chính là điều CEO Lê Thanh Lộc mong muốn. Ý tưởng thay đổi tư duy tài chính, mức thu nhập và cải thiện đời sống chủ động cho các chị em đồng bào không chỉ dừng lại ở các huyện miền núi Quảng Trị. Chị mong rằng nó sẽ gây được ảnh hưởng đến các vùng đất khác, bởi có lẽ không phải mỗi chị, mà cả những doanh nghiệp lương thực thực phẩm khác đều sẽ kỳ vọng nền kinh tế Việt Nam không chỉ đi lên ở những vùng quy hoạch đô thị.

Các chị em miền núi thử sản phẩm dự trù được kết hợp trong tương lai

Vậy nên, muốn thay đổi kinh tế thì cần thay đổi từ con người. CEO Lê Thanh Lộc hy vọng trong thời gian sắp đến sẽ nhận được nhiều kết nối hơn nữa từ các thị xã, địa phương miền núi Quảng Trị.
Nguồn tư liệu: https://www.facebook.com/lethanhlocpika