Marketer PangoCDP x The Master Channel
PangoCDP x The Master Channel

Build and Warm the Master Channel @ PangoCDP

Chiến lược Gamifying The Master Channel cho on-trade marketing

On-trade kết hợp trải nghiệm khách hàng và game chính là công thức thành công cho chiến lược trade marketing ngành Bia.

Trade marketing là một chiến lược phổ biến giúp các doanh nghiệp ngành Bia tăng cường sự hiện diện của thương hiệu trong các hoạt động “gặp dịp” của người tiêu dùng, khuyến khích họ dùng thử và truyền tải được bầu không khí cũng như tinh thần của thương hiệu.

Khác với off-trade (kênh phân phối thông qua cửa hàng bán lẻ, siêu thị, kênh bán trực tuyến...), on-trade (nơi người tiêu dùng tiêu thụ sản phẩm tại chỗ) mang đến cho doanh nghiệp ngành Bia cơ hội tương tác trực tiếp với khách hàng trong không gian sống động bằng các trải nghiệm gắn kết thương hiệu sâu sắc.

Dựa trên ý tưởng đầu tư vào trải nghiệm để nâng cấp mối quan hệ với khách hàng, chiến lược game hóa các hoạt động tại kênh on-trade trên The Master Channel ra đời giúp các thương hiệu bia “chinh phục” người tiêu dùng.

1. On-trade

On-trade đề cập đến các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nhà hàng, quán bar, quán cafe, khách sạn... Các điểm on-trade này cung cấp một không gian tương tác xã hội, nơi mọi người có thể gặp gỡ và giao tiếp trực tiếp với nhau. Điều này mở ra cơ hội cho việc chia sẻ trải nghiệm, giới thiệu sản phẩm và tạo ra hiệu ứng lan tỏa cho thương hiệu.

Khác với những trải nghiệm có phần “chớp nhoáng” ở siêu thị hay các điểm bán lẻ, các điểm on-trade thường tạo ra môi trường vui vẻ, giải trí và thư giãn cho khách hàng, thu hút và giữ chân họ trong thời gian dài. Đây là cơ hội tuyệt vời để nhãn hàng “thâm nhập” và ở lại tâm trí người tiêu dùng nếu có chiến lược phù hợp.

Các điểm on-trade mở ra nhiều cơ hội cho việc chia sẻ trải nghiệm, giới thiệu sản phẩm và tạo ra hiệu ứng lan tỏa cho thương hiệu.

2. Trải nghiệm

Các chiến lược on-trade marketing nhắm đến mục tiêu mang sản phẩm đến gần hơn với người tiêu dùng bằng nhiều phương thức: dùng thử sản phẩm, tận hưởng không gian mang âm hưởng đặc trưng của thương hiệu, thúc đẩy khách hàng tương tác với thương hiệu... Tất cả những hoạt động này, tựu trung lại, đều hướng đến câu chuyện trải nghiệm khách hàng. Đối với một sản phẩm đặc thù như bia, thương hiệu càng tạo được trải nghiệm độc đáo, ấn tượng trong “cuộc vui”, thì khách hàng càng có xu hướng trở nên thân thuộc với “chất” của thương hiệu. Từ cảm giác gắn kết, họ dễ trở thành khách hàng trung thành hơn.

Đó là lí do mà tại những điểm on-trade, chúng ta dễ dàng thấy nỗ lực của doanh nghiệp trong việc tạo sức ảnh hưởng của mình thông qua các ấn phẩm trưng bày như bảng hiệu, PG, các sự kiện hoành tráng... Các hoạt động hoạt náo tại điểm on-trade thường kết hợp với việc phát mẫu thử hoặc trả thưởng khi khách hàng sử dụng sản phẩm.

3. Game

Quay trở lại câu chuyện trải nghiệm tại các điểm on-trade, việc tạo ra một hoạt động vui vẻ với game làm tiền đề cho hoạt động phát mẫu thử, trả thưởng nhằm thu hút tương tác đa chiều là chiến lược hoàn toàn hợp lý.

Ứng dụng game trong hoạt động on-trade marketing giúp tạo niềm hứng thú và tương tác tích cực với khách hàng, làm tăng trải nghiệm và tạo giá trị về nhận diện cho thương hiệu bia. Đồng thời, nó cũng mang đến sự khác biệt khi nhắc nhớ về thương hiệu trên thị trường.

Ứng dụng game trong hoạt động on-trade marketing giúp tạo niềm hứng thú và tương tác tích cực với khách hàng, làm tăng trải nghiệm và tạo giá trị về nhận diện cho thương hiệu bia.

Các giá trị của game đối với hoạt động marketing chung của một doanh nghiệp đã được đề cập ở đầu chương. Dưới đây là giá trị cụ thể của game đối với các hoạt động on-trade marketing.

  • Tạo sự hứng thú và tương tác: Game là một công cụ mạnh mẽ để tạo hứng thú và kích thích khách hàng tham gia. Chơi game mang tính giải trí và thú vị, khách hàng có xu hướng tham gia tích cực và tương tác với thương hiệu bia.
  • Tăng cường nhận diện thương hiệu: Khi sử dụng game trong hoạt động on-trade marketing, thương hiệu bia có cơ hội gắn kết và tăng cường nhận diện thương hiệu. Game có thể được thiết kế với các yếu tố nhận diện thương hiệu, giúp hình ảnh thương hiệu xuất hiện liên tục và phủ sóng trong suốt quá trình chơi game.
  • Xây dựng quan hệ: Game tạo ra cơ hội để xây dựng mối quan hệ với khách hàng. Khách hàng có thể chơi game cùng nhau hoặc cạnh tranh với nhau, tạo ra một không gian kết nối và giao lưu. Điều này giúp thương hiệu bia tạo dựng mối quan hệ chặt chẽ và gắn kết với khách hàng.
  • Mang đến trải nghiệm độc đáo và giá trị: Game trong hoạt động on-trade marketing có thể tạo ra trải nghiệm độc đáo và giá trị cho khách hàng. Chơi game mang lại niềm vui, thử thách và phần thưởng, giúp khách hàng có trải nghiệm tốt và nhận được lợi ích từ việc tham gia vào hoạt động của thương hiệu bia.
  • Khả năng lan tỏa cao: Game có khả năng tạo sự lan tỏa và chia sẻ thông qua mạng xã hội. Khách hàng có thể chia sẻ thành tích, kỷ lục hoặc trải nghiệm của mình trong game với người khác, tạo hiệu ứng lan tỏa giúp thương hiệu tiếp cận đến nhiều người hơn.
  • Tăng tính cạnh tranh: Với trải nghiệm độc đáo và thú vị mà game mang lại, thương hiệu có thể thu hút sự chú ý của khách hàng hơn đối thủ cạnh tranh ngay tại điểm on-trade.

Game hóa các hoạt động tại kênh on-trade: Chiến lược gia tăng trải nghiệm khách hàng giúp doanh nghiệp ngành Bia thúc đẩy doanh số

Game hóa các hoạt động tại on-trade được phát triển dựa trên 3 yếu tố: on-trade, trải nghiệm và game kết hợp với một nền tảng dữ liệu khách hàng để duy trì và nâng cấp mối quan hệ gắn kết giữa thương hiệu và người tiêu dùng.

On-trade + trải nghiệm khách hàng + game = Công thức thành công cho chiến lược trade marketing ngành Bia.

Hãng bia H đã thành công trong việc sử dụng chiến lược game hóa các hoạt động tại on-trade. Nhãn hàng triển khai một chuỗi game trải nghiệm cho phép khách hàng tại quán nhậu/nhà hàng/vườn bia trực tiếp chơi và cạnh tranh cùng nhau. Game có thể gắn kết người chơi, tạo ra không khí vui tươi, rộn ràng cho cuộc tụ tập, đồng thời hình ảnh thương hiệu được nhắc lại liên tục trong suốt quá trình chơi game. Bên cạnh đó, một vài game sẽ tạo sự cạnh tranh giữa các nhóm người chơi, và người chiến thắng sẽ nhận được quà tặng từ nhãn hàng.

Game tại quán có thể được chia thành các nhóm:

  • Nhóm game 1: Người chơi có thể chơi bất kỳ lúc nào có mặt tại quán. Người có thành tích tốt nhất trong một khoảng thời gian, ví dụ từ 7 giờ tối đến 8 giờ tối thứ Bảy, sẽ nhận được quà là một sản phẩm bia mới của nhãn hàng.
  • Nhóm game 2: Những người chơi phải chơi cùng lúc và loại nhau trực tiếp trong mỗi ván game. Người chơi thắng cuộc sẽ nhận được quà.
  • Nhóm game 3: Những người chơi là bạn bè, đồng nghiệp ngồi chung một bàn sẽ cùng nhau thi đấu để tìm ra người thắng cuộc, hoặc người thua cuộc sẽ phải thực hiện một nhiệm vụ mà nhóm quy định. Doanh nghiệp không cần tặng quà cho khách hàng chơi game này.

Tùy vào mục đích, nhãn hàng có thể áp dụng trò chơi phù hợp với chiến lược bán hàng của mình. Theo đó, người dùng sẽ kết nối với nhãn hàng qua mã QR đặt trên bàn hoặc quét mã QR trên điện thoại của PG. Sau đó, họ sẽ được dẫn đến Zalo Mini App của thương hiệu để tham gia trò chơi với các mục đích khác nhau như cạnh tranh giành phần thưởng hoặc uống bia theo luật game...

Thông qua trò chơi, PG sẽ có lý do dễ thương để mời chào sản phẩm còn nhãn hàng dễ dàng thu thập được dữ liệu về hành vi khách hàng cũng như theo dõi được hiệu suất của PG. Ngoài ra, nhãn hàng cũng có thể lồng ghép các thông điệp truyền thông vào trò chơi một cách khéo léo để gia tăng mức độ nhận biết về sản phẩm, thương hiệu và kích cầu mua sắm ngay tại chỗ nhằm làm cuộc vui thêm trọn vẹn.

Với các game tại điểm on-trade, sự khác biệt lớn nhất là các nhãn hàng có cơ hội tiếp xúc với khách hàng và tạo ra doanh số trực tiếp nhờ những lý do sau:

  • Để được tham gia chơi game và trúng thưởng, khách hàng phải mua sản phẩm của doanh nghiệp và PG là người kiểm soát điều kiện tham gia của khách hàng (mua hàng). Với các game nhóm 3, khách hàng chỉ có thể tham gia game khi PG cung cấp lượt chơi. Đây là một lý do “nhẹ nhàng và tinh tế” để khách hàng và PG có cơ hội tương tác, giúp PG dễ dàng bán hàng hơn.
  • Ngoài các mục tiêu trực tiếp như bán hàng, sự hào hứng do game tạo ra có tính chất lan tỏa và tạo bầu không khí vui vẻ cho toàn bộ quán. Hình ảnh của thương hiệu sẽ xuất hiện đậm nét trong tâm trí khách hàng.
  • Bên cạnh đó, điều quan trọng nhất có lẽ là với việc cung cấp game trên The Master Channel, các dữ liệu khách hàng tại điểm on-trade sẽ được thu thập đầy đủ từ thời gian khách hàng tham gia chơi game, chơi cùng với ai và quan trọng là họ đang sử dụng sản phẩm của nhãn hàng hay của đối thủ.

Việc đầu tư cho các trải nghiệm game tại điểm on-trade hoàn toàn khả thi và chi phí không hề lớn. Nhưng hiệu ứng và giá trị của nó mang lại là rất khác biệt.

Vẫn còn vô vàn ý tưởng khác mà bộ phương pháp The Master Channel có thể hỗ trợ tại cửa hàng. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể đạt được cả yếu tố thu hút và sở hữu thông tin khách hàng (mà không cần phải đợi phát sinh đơn hàng như trước đây).

Liên hệ PangoCDP để trải nghiệm demo và được tư vấn chi tiết!