Lions Awards – Hạng mục Film: Vinh danh những khung hình sáng tạo nhưng không phi thực tế

Hạng mục Film tại Cannes Lions là nơi tôn vinh sức mạnh sáng tạo từ những thước phim quảng cáo sống động và thiết thực.

Film Lions: Sân khấu vinh danh sức mạnh sáng tạo phi thường của điện ảnh quảng cáo

Tại Cannes Lions, hạng mục Film chính là nơi tôn vinh sức mạnh sáng tạo từ những thước phim quảng cáo. Nơi đây, những ý tưởng táo bạo được chắp cánh và hoá thành những tác phẩm có thể lay động trái tim, hội tụ đủ 3 yếu tố vững chắc của điện ảnh là hình ảnh, âm thanh và nghệ thuật kể chuyện.

Các tác phẩm dự thi có thể là phim quảng cáo, phim tài liệu, phim ngắn, phim hoạt hình… được sáng tạo để trình chiếu trên TV, rạp chiếu phim, các nền tảng online hoặc biển hiệu quảng cáo ngoài trời.

Tiêu chí đánh giá của Lions Award – hạng mục Film gói gọn trong 3 tiêu chí sau:

  • Ý tưởng (Idea): Mức độ sáng tạo và đột phá của concept.
  • Thực thi (Execution): Kỹ thuật quay phim, dựng phim, diễn xuất, âm thanh…
  • Tác động (Impact): Khả năng thu hút khán giả, truyền tải thông điệp thương hiệu và tạo hiệu ứng lan tỏa.

TVC “Super. Human” – chủ nhân của giải Grand Prix hạng mục Film Lions năm 2022.

Khám phá 6 lĩnh vực sáng tạo bùng nổ tại hạng mục Film Cannes Lions

Hạng mục Film là một trong những hạng mục lâu đời và danh giá nhất của Lions Awards, sánh vai cùng Audio & Radio, Outdoor và Print & Publishing. Hạng mục này thu hút sự chú ý của đông đảo các nhà làm phim quảng cáo tài năng bởi sự đa dạng trong các lĩnh vực giải thưởng, mang đến cơ hội thể hiện sự sáng tạo và tranh tài cho nhiều thể loại phim ảnh quảng cáo khác nhau.

Bài viết này sẽ tập trung giới thiệu 6 lĩnh vực tiêu biểu trong hạng mục Film:

  • Phim truyền hình/Phim điện ảnh (TV/Cinema Film)
    • Nội dung: Các tác phẩm phim quảng cáo được phát sóng trên ti vi hoặc chiếu rạp.
    • Thời lượng: Tổng thời lượng phim quảng cáo không quá 180 giây (3 phút).
    • Giới hạn: Mỗi phim chỉ được nộp một lần trong hạng mục này.
  • Phim trực tuyến (Online Film)
    • Nội dung: Các sản phẩm phim được phát hành online, bao gồm cả quảng cáo trước video (pre-roll).
    • Giới hạn: Mỗi phim chỉ được nộp một lần trong hạng mục này.
  • Phim lan truyền (Viral Film)
    • Nội dung: Phim được sản xuất với mục đích chính là lan truyền và chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội bởi người dùng.
  • Màn hình và Sự kiện (Screens & Events)
    • Nội dung: Các tác phẩm phim được trình chiếu trên các màn hình miễn không phải TV, rạp chiếu hoặc online. Ví dụ, quảng cáo ngoài trời (OOH), sự kiện, điểm công cộng.
  • Đổi mới trong phim ảnh (Innovation in Film)
    • Nội dung: Sử dụng phương thức sản xuất phim sáng tạo để truyền tải thông điệp thương hiệu.
    • Nếu dự thi bằng một series phim ngắn, sản phẩm cần được tải lên tất cả các phần trong một video duy nhất, với các bảng phân cảnh đánh dấu sự bắt đầu của mỗi phần.
  • Văn hoá và Bối cảnh (Culture & Context)
    • Nội dung: Phim quảng cáo thể hiện sự thấu hiểu văn hóa và bối cảnh khu vực để truyền tải thông điệp hiệu quả.
    • Nếu dự thi bằng một series phim ngắn, sản phẩm cần được tải lên tất cả các phần trong một video duy nhất, với các bảng phân cảnh đánh dấu sự bắt đầu của mỗi phần.

Nguồn: Pexels

Giải mã các tác phẩm chinh phục đỉnh cao ở Film Lions

Để chinh phục trái tim đam mê cũng như đôi mắt tinh tường của đội ngũ giám khảo dày dặn kinh nghiệm tại Lions Awards, một tác phẩm đoạt giải thưởng cao sẽ trông như thế? Chứa đựng những yếu tố gì? Và được vận hành ra làm sao? Cùng điểm qua 2 chiến dịch dành chiến thắng ngoạn với giải tưởng cao nhất – Grand Prix tại Cannes Lions 2023 để giải đáp những thắc mắc này.

1. Relax, it’s iPhone – R.I.P. Leon

  • Client: Apple
  • Agency: TBWA Media Arts Lab
  • Giải Grand Prix Cannes Lions – Hạng mục Film: Lĩnh vực Phim truyền hình/Phim điện ảnh (TV/Cinema Film).
1.1. Bối cảnh

Để giới thiệu tính năng mới “unsend messages” (tạm dịch: gỡ tin nhắn) trên iPhone, Apple đã hợp tác với TBWA Media Arts Lab và mời chú diễn viên thằn lằn Leon tham gia chiến dịch.

Phim quảng cáo mở đầu với phân cảnh chú thằn lằn Leon có vẻ đã “đi bán muối”, nằm bất động trước mặt một người đàn ông giữ nhiệm vụ trông nom chú. Đúng lúc, người đàn ông vừa nhắn tin xin lỗi chủ của Leon, chú thằn lằn bất ngờ tỉnh lại và “quẫy đạp” một cách nhiệt tình! Anh ta vội vàng sử dụng tính năng “unsend messages” và mọi chuyện lại êm đẹp.

Nguồn: Apple

1.2. Thực thi
  • Âm nhạc: Những nốt nhạc trầm buồn mở đầu ca khúc “Alive” của Hanni El Khatib đồng điệu một cách hoàn hảo với nỗi lo lắng của người trông thú tội nghiệp khi đối mặt với việc phải báo tin buồn về “sự mất mát” của Leon cho chủ của nó.
  • Bất ngờ thú vị: Khi Leon bật tỉnh và lật người lại, bầu không khí u ám lập tức chuyển sang niềm vui hân hoan. Giọng của Hanni El Khatib vang lên cùng lời hát “I can’t believe I’m alive, spun around, flipped upside down, I’m alive” (tạm dịch: Không thể tin được mình vẫn còn sống, xoay người, lật người lại, mình vẫn còn sống nè) – lời nhạc như thể hiện được nội tâm của cả Leon và người chăm sóc của nó vậy.
1.3. Kết quả
  • Chiến dịch được triển khai rộng rãi trên nhiều nền tảng cao toàn cầu, giúp nâng cao nhận thức về iPhone 14 và tính năng “unsend messages” mới trên iOS.
  • Tại Mỹ, quảng cáo được phát sóng trên các chương trình truyền hình thể thao và giải trí ăn khách, thu về 766 triệu lượt xem.
  • Trên các nền tảng trực tuyến như YouTube, TikTok và Snapchat, tỷ lệ người xem hết thời lượng phim quảng cáo “R.I.P. Leon” gần gấp đôi so với các phim quảng cáo sáng tạo khác năm 2022.
1.4. Đánh giá

Với tôn chỉ “Let’s the product talk” (tạm dịch: Để sản phẩm lên tiếng) và sự đơn giản gần như chảy trong DNA của Apple qua câu nói nổi tiếng của Steve Jobs: “Simplicity is the ultimate sophistication” (tạm dịch: Sự đơn giản là đỉnh cao của sự phức tạp).

Apple đã có một màn kết hợp cực kỳ thành công cùng TBWA Media Arts Lab trong việc truyền tải thông điệp rằng công nghệ không chỉ là những thông số kỹ thuật khô khan, mà còn là một phần cuộc sống, mang đến niềm vui, sự tiện lợi và hỗ trợ người dùng vượt qua những thách thức trong cuộc sống. Bằng cách tập trung vào con người và cảm xúc, Táo Khuyết đã tạo ra những quảng cáo không chỉ thu hút sự chú ý mà còn khiến người xem nhớ về thương hiệu theo một cách vui tươi và mạnh mẽ nhất.

2. The Last Photo

  • CALM (Campaign Against Living Miserably) x ITV
  • Giải Grand Prix Cannes Lions – Hạng mục Film: Lĩnh vực Văn hoá & Bối cảnh (Culture & Context)
2.1. Bối cảnh

Tổ chức từ thiện phòng chống tự tử CALM (Campaign Against Living Miserably) đã hợp tác với ITV, một đài truyền hình lớn, để thực hiện một chiến dịch nhằm chỉ ra những nhầm lẫn trong suy nghĩ về dấu hiệu của sự tự tử (khóc thương, tuyệt vọng, thất bại…).

Nhưng sự thật hoàn toàn ngược lại…

Vào tháng 6/2022, một triển lãm ngoài trời gây chấn động đã diễn ra tại South Bank, London. 50 bức chân dung cỡ lớn của những người có vẻ ngoài hạnh phúc mỉm cười rạng rỡ được trưng bày. Nhưng đằng sau những nụ cười ấy, một sự thật đau lòng được tiết lộ: Đây là những bức ảnh cuối cùng được chụp trước khi họ lựa chọn rời bỏ cuộc sống.

Ý tưởng của chiến dịch xuất phát từ một trăn trở: Tâm sự có thể cứu sống một mạng người, nhưng chúng ta đã không làm điều đó. ITV và CALM đã cho mọi người thấy “hành vi tự tử” thực sự trông như thế nào. Mục đích không chỉ là nâng cao nhận thức hay gây xôn xao dư luận, mà còn là lời kêu gọi hành động. Lời kêu gọi mọi người bắt đầu quan tâm và hỏi thăm nhau: “Bạn ổn không?”.

Nguồn: adam&eveDDB

2.2. Thực thi
  • Giai đoạn 1: Vào ngày kỷ niệm “Ngày hạnh phúc nhất trong năm” theo phong tục nước Anh (20/06), 50 bức ảnh cỡ lớn của những người có vẻ ngoài hạnh phúc rạng rỡ bất ngờ xuất hiện tại Southbank, London. Không logo, không thông tin gì thêm ngoài tên và tuổi.
  • Giai đoạn 2: Khi triển lãm đã thu hút sự chú ý, sự thật đằng sau những bức ảnh được tiết lộ trực tiếp trên chương trình quốc gia “This Morning” của ITV. Đây là những bức ảnh chụp cuối cùng của những người đã chọn kết thúc cuộc sống của mình. Một thước phim ngắn 90 giây được phát sóng giữa chương trình, hé lộ những video cá nhân cuối cùng của những người trong ảnh. Sau đó, bộ phim được trình chiếu trên sóng truyền hình và rạp chiếu phim, góp tác động mạnh mẽ đến khán giả. Mã QR được tích hợp vào triển lãm, cho phép mọi người tương tác và lắng nghe những cuộc phỏng vấn xúc động từ gia đình của các cá nhân trong ảnh.
  • Giai đoạn 3: ITV tận dụng sức ảnh của các chương trình thời sự buổi sáng ăn khách và vô số người nổi tiếng để duy trì cuộc thảo luận về vấn đề tự tử, thu hút hàng triệu người xem qua các bàn luận trực tiếp trên sóng truyền hình.
    • Hoạt động PR tập trung vào cả những người đang phải chịu đựng nỗi đau mất mát và các đại sứ phát ngôn của ITV và CALM.
    • Các biển quảng cáo ngoài trời và báo chí được đặt tại các thành phố và cộng đồng nơi những người trong ảnh từng sinh sống.
    • Trên mọi phương thức truyền thông, chiến dịch đều hướng người xem đến các công cụ phòng chống tự tử thiết thực.
2.3. Kết quả
  • Trên 6 triệu lượt xem trực tiếp triển lãm qua chương trình “This Morning” của ITV.
  • Hơn 500.000 người đã đến thăm triển lãm trực tiếp.
  • Xuyên suốt tuần diễn ra triển lãm, nhiều cá nhân đã tự nguyện đóng góp những bức ảnh của người thân đã mất do tự tử để tham gia chiến dịch.
  • Chiến dịch đạt được 1,6 tỷ lượt hiển thị, dẫn đến sự gia tăng 33% các cuộc trò chuyện trực tuyến về vấn đề tự tử.
  • Trong 48 giờ sau khi ra mắt, bộ phim của chiến dịch trở thành video được bàn luận nhiều nhất trên Reddit trên toàn cầu – châm ngòi cho một cuộc trò chuyện mang tính xây dựng về hành vi tự tử.
  • Chiến dịch dẫn đến mức tăng 400% tiền quyên góp cho CALM so với cùng kỳ năm ngoái.
  • Quan trọng nhất, trong 6 tháng sau chiến dịch, CALM đã ngăn chặn được 161 vụ tự tử.
2.4. Đánh giá

Thật dễ hiểu khi chiến dịch “The Last Photo” chiến thắng giải Grand Prix hạng mục Film khi hội tụ đủ 3 tiêu chí đánh giá bao gồm: (1) Ý tưởng cùng insight sâu sắc; (2) Hoạt động thực thi đa dạng và lôi cuốn, cuối cùng là (3) Mức độ lan tỏa và ảnh hưởng lên xã hội mạnh mẽ. Chiến dịch đã thành công đạt được các mục tiêu đề ra khi làm dấy lên một chủ đề nóng hổi trong dư luận nước Anh về vấn đề tự tử và kêu gọi mọi người bắt đầu quan tâm hỏi thăm tình hình của nhau để từ đó mở lòng và ngăn chặn nạn tự tử.

Không thể phủ nhận sức mạnh truyền tải và khả năng ảnh hưởng lên khách hàng của những thước phim quảng cáo, ngay từ những thời kỳ đầu của ngành Marketing & Communication. Để tìm hiểu cách làm ra những TVC quảng cáo hấp dẫn và được “tự tay” lên ý tưởng cho TVC Tết 2025 của thương hiệu Neptune thì mời bạn tham gia Real Project tại AIM Academy - Đơn vị đại diện tại Việt Nam của Cannes Lions và Spikes Asia.

Không chỉ được theo sát 1-1 bởi những chuyên gia trong ngành mà còn có cơ hội nhận ngay 1 vị trí làm việc tại các công ty và agency nổi tiếng, bạn có thể điền form tư vấn và đội ngũ AIM Academy sẽ liên hệ hỗ trợ theo nhu cầu!