Đ
Đồng Ngân

Digital marketing project manager @ Công ty TNHH Thương Mại và Đào Tạo Dương Gia Phát

SME có nên xây dựng văn hoá quyết định dựa trên dữ liệu không?

Dữ liệu là một tài nguyên hỗ trợ hiệu quả cho các hoạt động vận hành, quản lý và quản trị doanh nghiệp. Dựa vào dữ liệu, doanh nghiệp có thể đưa ra các quyết định chính xác hơn, so với các quyết định dựa trên cảm tính hoặc quan điểm cá nhân.

Tuy nhiên, đối với nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME), dữ liệu hiếm khi là cơ sở chung để ra quyết định và gặp nhiều khó khăn trong quá trình triển khai dữ liệu. Trong bài viết này, Ngân sẽ chia sẻ những lợi ích của việc ra quyết định dựa trên dữ liệu và giới thiệu phương pháp giúp bạn có thể đưa ra quyết định dựa trên dữ liệu của mình một cách thông minh nhất!

Quyết định dựa trên dữ liệu là gì?

Ra quyết định dựa trên dữ liệu (Data Decision Making)

Trước khi đi vào khái niệm “ra quyết định dựa trên dữ liệu”, chúng ta hãy cùng nhắc lại khái niệm “dữ liệu là gì” nhé. Dữ liệu là tập hợp các thông tin dưới nhiều dạng khác nhau như số liệu, văn bản, hình ảnh và các định dạng khác. Những thông tin này có thể được thu thập, lưu trữ và xử lý để tạo ra giá trị hữu ích, thể hiện qua các bảng biểu, đồ thị và hình ảnh minh họa. Ra quyết định dựa trên dữ liệu là quá trình sử dụng dữ liệu đã thu thập, lưu trữ và xử lý để đưa ra các quyết định kinh doanh hoặc chiến lược.

Thông qua việc phân tích dữ liệu dưới nhiều dạng khác nhau như số liệu, văn bản và hình ảnh, thông tin hữu ích được trích xuất và trình bày qua các bảng biểu, đồ thị và hình ảnh minh họa, giúp các nhà quản lý và nhà lãnh đạo có cơ sở để đưa ra các quyết định chính xác và hiệu quả hơn. Có hai thuật ngữ liên quan đến việc ra quyết định dựa trên dữ liệu mà bạn cần biết: data-driven (data-driven decision making) và data-informed (data-informed decision making).

Data-driven

Data-driven decision making Data-driven decision making Data-driven hay “Data-driven decision making” (DDDM) là một thuật ngữ để chỉ việc sử dụng dữ liệu thực tế và chính xác thay vì dựa vào trực giác, suy đoán chủ quan và kinh nghiệm cá nhân để làm cơ sở cho các quyết định kinh doanh. Theo Đại học MIT, các doanh nghiệp có văn hoá ra quyết định dựa trên dữ liệu (data-driven culture) sẽ hoạt động hiệu quả hơn 5% so với các đối thủ cạnh tranh. Có thể thấy, data-driven giúp loại bỏ các quyết định cảm tính theo kinh nghiệm chủ quan hoặc thiên kiến sẵn có của con người, từ đó gia tăng tỷ lệ thành công trong kinh doanh.

Tuy data-driven rất chính xác nhưng chỉ chính xác khi chúng ta thiết lập đúng quy trình thu thập dữ liệu. Có những trường hợp dữ liệu không đủ lớn sẽ dẫn đến kết quả có thể không chính xác và phản ánh đúng thực tế; hoặc data chỉ thể hiện được trong phạm vi nhỏ, không phù hợp với diện rộng. Điều này sẽ dẫn đến các quyết định sai lầm và ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh và chiến lược của doanh nghiệp do thiếu căn cứ.

Data-informed

Data-informed decision making Data-informed decision making Data-informed hay data-informed decision making là một thuật ngữ để chỉ việc sử dụng dữ liệu như một nguồn thông tin, kết hợp với các thứ khác như: kinh nghiệm, trực giác, quan sát bền ngoài,… từ các lãnh đạo doanh nghiệp để đưa ra quyết định. Phương pháp này giúp doanh nghiệp có cái nhìn khách quan và liên tục kiểm tra tính chính xác của dữ liệu thông qua các giả thuyết, nhưng không quá phụ thuộc vào dữ liệu. Tuy nhiên, mọi quyết định trong phương pháp data-informed vẫn phụ thuộc vào khả năng và kinh nghiệm của người phân tích và xử lý dữ liệu.

Doanh nghiệp SME nên ra quyết định dựa trên dữ liệu nào?

Tuỳ thuộc vào mỗi người, mỗi đội ngũ hoặc mỗi công ty sẽ thích một trong hai phương pháp trên. Ngân thường áp dụng data-driven decision making để ra những quyết định quan trọng và cần độ chính xác, nhưng cũng có lúc dùng data-informed với những quyết định mang tính khách quan.

Tuy nhiên, theo kinh nghiệm làm việc và đút kết được từ nhiều năm tham gia phát triển cùng các doanh nghiệp SME, Ngân cho rằng các doanh nghiệp startup, vừa và nhỏ nên xây dựng văn hoá ra quyết định dựa trên dữ liệu data-driven ngay từ bây giờ. Bởi vì, data-driven mang lại nhiều lợi ích như:

  • Giảm thiểu rủi ro thất bại trong kinh doanh.
  • Hỗ trợ cho quá trình đặt và đạt các mục tiêu dễ dàng hơn.
  • Hiểu rõ hơn về khách hàng và tối ưu các chiến lược kinh doanh, marketing hiệu quả hơn.
  • Thúc đẩy sự tự tin khi đưa ra quyết định Giúp các quyết định luôn khách quan và công bằng, tránh được những thành kiến và các cuộc tranh cãi không đáng có.

5 Yếu tố cơ bản hỗ trợ xây dựng văn hoá quyết định dựa trên dữ liệu

Văn hoá dữ liệu Văn hoá dữ liệu bắt đầu từ lãnh đạo

Yếu tố quan trọng nhất trong việc thúc đẩy văn hóa dựa trên dữ liệu là tiên phong và điều này phải bắt đầu từ các nhà lãnh đạo. Họ cần cam kết và áp dụng việc ra quyết định dựa trên dữ liệu trong toàn tổ chức. Khi lãnh đạo tích cực tham gia vào phân tích dữ liệu và liên tục đặt câu hỏi về ý nghĩa của nó, họ tạo điều kiện thuận lợi cho nhân viên phát triển tư duy dựa trên dữ liệu. Nếu không có sự dẫn dắt và cam kết từ lãnh đạo, việc xây dựng văn hóa này sẽ trở nên khó khăn và thiếu hiệu quả.

Chọn số liệu một các cẩn thận và khéo léo

Các nhà lãnh đạo cần xác định rõ ràng những chỉ số cần đo lường và sử dụng chúng một cách khéo léo. Dữ liệu chính xác giúp phản ánh đúng thực trạng và giảm thiểu rủi ro từ các quyết định sai lầm.

Ví dụ, một chuỗi cửa hàng bán lẻ muốn cải thiện trải nghiệm mua sắm của khách hàng. Thay vì chỉ thu thập dữ liệu về doanh số bán hàng, công ty có thể thiết lập các chỉ số cụ thể về sự hài lòng của khách hàng như: thời gian chờ đợi tại quầy thanh toán hay mức độ sẵn có của sản phẩm. Bằng cách phân tích các chỉ số này, doanh nghiệp có thể đưa ra các giải pháp cụ thể để cải thiện trải nghiệm mua sắm của khách hàng.

Chẳng hạn như tăng cường nhân viên tại quầy thanh toán vào giờ cao điểm hoặc đảm bảo sản phẩm phổ biến luôn có sẵn ở trên kệ và được đặt ở những vị trí thu hút sự chú ý của khách hàng. Để làm được điều này, doanh nghiệp cần chú trọng hơn đến việc thu thập, sử dụng dữ liệu thực tế một cách cẩn thận và chính xác, từ đó đưa ra các quyết định dựa trên dữ liệu mới có ý nghĩa.

“Dân chủ hoá” quyền truy cập dữ liệu

Dữ liệu là chìa khóa mở cửa cho những quyết định kinh doanh chính xác. Các doanh nghiệp SME nên cho phép nhân viên của mình trích xuất và sử dụng dữ liệu sẵn có của doanh nghiệp thay vì hạn chế họ. Điều này có thể giúp nhân viên nắm rõ hơn về các hoạt động kinh doanh, đối tác và khách hàng của doanh nghiệp. Việc cho phép nhân viên sử dụng dữ liệu cũng thúc đẩy sự trao đổi thông tin giữa các cá nhân và bộ phận, từ đó tăng cường tính liên kết. Ngoài ra, khi cần cung cấp thông tin cho khách hàng, nhân viên không cần phải chờ đợi quá nhiều thời gian để xin dữ liệu từ cấp quản lý hoặc bộ phận khác.

Giao tiếp tích cực

Giao tiếp là một yếu tố quan trọng trong nền văn hóa dựa trên dữ liệu, đặc biệt khi có sự đa dạng về nền tảng kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm của các cá nhân trong tổ chức. Kỹ năng giao tiếp được phát triển đúng cách sẽ giúp mọi người dễ dàng truyền đạt thông tin và ý kiến của mình sau khi thu thập, xử lý và phân tích dữ liệu. Tương tác tích cực để đảm bảo rằng tất cả mọi người đều hiểu và cảm thấy thoải mái khi làm việc với dữ liệu.

Đào tạo nội bộ

Đào tạo nội bộ là bước quan trọng không thể thiếu trong việc phát triển văn hoá ra quyết định dựa trên dữ liệu. Qua quá trình này, nhân viên sẽ hiểu rõ hơn về sức mạnh của dữ liệu và cách sử dụng nó để đưa ra các quyết định có hiệu quả cao. Trong quá trình đào tạo, cấp lãnh đạo cần cung cấp đầy đủ kiến thức, kỹ năng và công cụ để nhân viên có thể áp dụng dữ liệu vào công việc hàng ngày một cách linh hoạt và hiệu quả.

Theo Đồng Ngân

Nguồn: https://duonggiaphat.vn/quyet-dinh-dua-tren-du-lieu-la-gi/