Ngành truyền thông có là tác nhân của bạo lực hiện nay

Đầu tiên, chúng ta hãy đặt ra một câu hỏi: liệu ngành truyền thông có phải là một trong những nguyên nhân gây ra sự hoang mang, tiêu thụ quá đà và thậm chí ảnh hưởng đến tinh thần của con người?

Tôi xin trả lời là có. Vậy tại sao lại như vậy?

Một trong những nguyên tắc cơ bản khi xây dựng kế hoạch truyền thông là thay đổi nhận thức của nhóm đối tượng mục tiêu (TA) và từ đó thay đổi hành vi của họ theo hướng mà thương hiệu hoặc nhà bán hàng mong muốn. Ví dụ, để trở nên đẳng cấp và giàu có, bạn phải sở hữu một chiếc BMW. Khi buồn chán, bạn nên uống một lon Budweiser để cải thiện tâm trạng. Hay nếu bạn muốn tự tin và hạnh phúc hơn, thì hãy đến thẩm mỹ viện Mỹ Dung. Tuy nhiên, liệu những niềm tin này thực sự mang lại hạnh phúc cho con người?

Targeting behavior to change behavior | The Marketing Society

Hãy cùng định nghĩa khái niệm “bạo lực.” Thông thường, chúng ta nghĩ đến bạo lực là những hành vi vật lý hoặc lời đe dọa, chửi mắng người khác. Tuy nhiên, thực tế, tính bạo lực rộng hơn nhiều. Bạo lực bao gồm tất cả những mong muốn thay đổi chúng ta áp đặt lên người khác và cả bản thân một cách không tự nhiên.

Jiddu Krishnamurti quote: Violence is not merely killing another. It is  violence when...

Quay trở lại với truyền thông, việc chúng ta cố gắng đẩy một niềm tin từ bên ngoài vào tâm trí người tiêu dùng và thuyết phục họ (thông qua nhiều hoạt động quảng cáo và chiêu trò khác nhau) dẫn đến việc thông điệp này trở thành niềm tin vững chắc hơn bên trong con người. Hậu quả của việc này là mọi người bắt đầu nhìn thế giới theo một góc độ méo mó và phân mảnh, thay vì thấy những yếu tố mang lại hạnh phúc thực sự. Tính bạo lực bắt đầu hiện diện khi con người theo đuổi một hình mẫu, một ảo ảnh mà họ mong muốn đạt được (thậm chí không phải bản chất thực của họ) và áp đặt lên tâm trí, thể xác của chính bản thân, cũng như cộng đồng xung quanh và môi trường sống. Chúng ta bắt đầu suy tư nhiều hơn về việc “trở thành” điều gì đó, đau khổ khi thấy người khác đạt được điều mình chưa có, làm việc quá sức, trải qua sự suy giảm nghiêm trọng trong cuộc sống tinh thần, hành vi vô tội vạ trong đời sống vất chất với nhưng cơn săn sale điên cuồng. Tất cả những điều trên đều thể hiện tính bạo lực của chúng ta trong quá trình trở thành.

Mỗi ngày với hàng trăm mẫu quảng cáo với thông điệp trở thành, chúng kích động vào nỗi sợ và tham lam của chúng ta, khiến cho cái “ta” bị giằng xé thành vô số mảnh khác nhau. Điều này khiến chúng ta lạc mất mình, đánh mất khả năng hạnh phúc tự nhiên và lạc lối vào cơn nghiện "trở thành" một cái gì đó đầy bạo lực cho bản thân, xã hội và môi trường sống.

Cho đến ngày nay, hiện tượng các tán lá trong rừng cứ né tránh nhau vẫn được xem là một bí ẩn không lời giải - Ảnh 1.

(Hình ảnh mình họa)

Để thấy rõ hơn tính bạo động bạn có thể so sáng với sự phát triển của tự nhiên, một cái cây sẽ không cố gắng trở thành một cái cây lớn hơn hay cao hơn, chúng chỉ là chúng tại mọi thời điểm và tương tác với thực tại. Không có sự muốn trở thành ở đây, và điều này tạo nên sự hòa hợp với tất cả các giống loài khác, sự phân tầng rất đa dạng và bổ trợ cho nhau.

Con người đang được truyền thông cấy vào đầu là phải trở thành cái này, phải trở thành cái kia, khiến cho chúng ta không còn tự nhiên, sự không tự nhiên khiến chúng phải cạnh tranh nhau (mặc định xem đó là điều tất yếu của phát triển) nhưng nhìn sâu vào chúng ta có thể thấy tính bạo lực lan tràn ở khắp mọi nơi.