Marketer VietGuys JSC
VietGuys JSC

Công ty Cổ phần Xích Việt

Game hóa các hoạt động trả thưởng cho ngành FMCG

Mua hàng để nhận được quà tặng hay mua hàng để nhận được khuyến mãi gọi chung là các hoạt động trong chương trình trả thưởng (Reward), thường được các doanh nghiệp FMCG triển khai nhằm thu hút người tiêu dùng, thúc đẩy họ mua sắm nhiều hơn, từ đó gia tăng doanh số và mở rộng thị phần.

Song các chương trình trả thưởng trong ngành FMCG thường đối mặt với nhiều thách thức, từ việc đảm bảo tính hấp dẫn cho đến kiểm soát chi phí và thu thập dữ liệu khách hàng. Liệu có giải pháp nào giúp giải quyết được những vấn đề trên?

Những khó khăn trong hoạt động trả thưởng ngành FMCG

Chúng ta thường thấy những cách trả thưởng cho khách hàng của ngành FMCG là:

  • Tặng quà trực tiếp: Khách hàng mua sản phẩm sẽ được tặng ngay một phần quà kèm theo, có thể là sản phẩm cùng loại, sản phẩm dùng thử, sản phẩm khác của nhãn hàng, hoặc quà tặng liên kết với đối tác. Ví dụ: Mua 2 chai nước ngọt tặng 1 ly thủy tinh, mua sữa tắm tặng khăn tắm...
  • Quay số trúng thưởng: Nhãn hàng sẽ in mã dự thưởng dưới nắp chai hoặc thẻ cào đính kèm trong sản phẩm để khách hàng mua và tham gia quay số trúng thưởng. Giải thưởng có thể là tiền mặt, điện thoại, xe máy, chuyến du lịch...
  • Nhắn tin trúng thưởng: Khách hàng nhắn tin theo mã số trên thẻ cào trong sản phẩm đến tổng đài để tham gia chương trình.

Những cách trả thưởng cho khách hàng phổ biến của ngành FMCG.

Việc trả thưởng cho khách hàng như trên đôi khi cũng gặp nhiều khó khăn bởi các lý do sau:

1. Giá trị phần thưởng không tương xứng: Phần thưởng trong chương trình khuyến mãi thường có giá trị không quá cao so với giá sản phẩm. Ví dụ, phải mua 5 cây kem mới được tặng một cái ly. Người tiêu dùng có thể cảm thấy phần thưởng này không đủ hấp dẫn để tham gia.

2. Thủ tục tham gia phức tạp: Nhiều chương trình khuyến mãi yêu cầu người tiêu dùng thực hiện các bước phức tạp như thu thập mã, nhắn tin, điền thông tin... Điều này gây bất tiện và khiến nhiều người không muốn tham gia.

3. Rủi ro gian lận: Khó kiểm soát việc khách hàng tham gia có thực sự là khách hàng cuối hay không bởi các đại lý thường hay lạm dụng các chương trình trả thưởng này. Đồng thời, các chương trình trả thưởng có thể thu hút những người tham gia không trung thực, cố gắng gian lận để nhận quà tặng mà không mua hàng. Điều này làm giảm hiệu quả của chương trình và gây thiệt hại cho doanh nghiệp.

4. Chi phí in ấn và quản lý mã dự thưởng: Việc in ấn mã dự thưởng lên thẻ cào hoặc sản phẩm cũng đòi hỏi nhiều chi phí và nguồn lực. Đặc biệt khi phải thay đổi dây chuyền sản xuất, chi phí in ấn có thể rất lớn. Có thể giải thích rõ hơn là: Thông thường, việc in ấn thông tin sản phẩm (như tên, logo, thành phần...) được thực hiện ngay trong quá trình sản xuất hàng loạt trên dây chuyền hiện có. Tuy nhiên, khi triển khai chương trình khuyến mãi, doanh nghiệp cần in thêm mã dự thưởng (dưới dạng mã QR, mã vạch, số dự thưởng...) lên bao bì sản phẩm hoặc thẻ cào kèm theo. Điều này dẫn đến một số thay đổi cần thiết trên dây chuyền sản xuất, gây phát sinh chi phí lớn như chi phí điều chỉnh máy móc, chi phí thiết kế và in ấn bao bì mới, chi phí nhân công và quản lý, giám sát, chi phí cơ hội,...

5. Khó khăn trong việc thu thập và sử dụng dữ liệu khách hàng: Doanh nghiệp thường chỉ thu thập được số điện thoại của khách hàng thông qua tin nhắn dự thưởng. Thông tin này không đủ để hiểu rõ về khách hàng và xây dựng mối quan hệ lâu dài. Việc thiếu dữ liệu chi tiết khiến việc tương tác và chăm sóc khách hàng sau chương trình trở nên khó khăn, giảm hiệu quả của hoạt động tiếp thị.

Các chương trình trả thưởng trong ngành FMCG thường đối mặt với nhiều thách thức, từ việc đảm bảo tính hấp dẫn cho đến kiểm soát chi phí và thu thập dữ liệu khách hàng. Liệu có giải pháp nào giúp giải quyết được những vấn đề trên? 

Game hóa hoạt động trả thưởng trên The Master Channel có khả năng giải quyết một phần các vấn đề mà chương trình trả thưởng bình thường đang gặp phải. Hãy cùng tìm hiểu bên dưới.

Game hóa các hoạt động trả thưởng trên The Master Channel

Trước đây các doanh nghiệp thường in mã dự thưởng trên thẻ cào đính kèm trong lốc sản phẩm để dẫn dắt khách hàng đến chương trình quay số trúng thưởng hoặc cho phép họ nhắn tin để nhận Mobile Topup (trả thưởng bằng mã thẻ cào) và tham gia bốc thăm cuối chương trình. Cách này tuy đơn giản nhưng dễ gây nhàm chán và ít tạo được sự tương tác lâu dài với khách hàng.

Thay vào đó, doanh nghiệp FMCG có thể triển khai các hoạt động trả thưởng trên The Master Channel để tạo ra một trải nghiệm vui vẻ hơn cho khách hàng và có tính tiếp diễn. Cụ thể, với mỗi thẻ cào hoặc QR Code được in trên sản phẩm sẽ tương đương với một “vé” tham gia các trò chơi thú vị trên The Master Channel. Các kịch bản game hoàn toàn có thể dựa vào yếu tố may mắn và khách hàng có thể dùng vé thu thập từ việc tiêu dùng sản phẩm để có được mã tham gia.

Thương hiệu Coca-Cola Trung Quốc đã áp dụng thành công mô hình này trên WeChat. Khách hàng tích lũy điểm từ rất nhiều hoạt động như tham gia điểm danh mỗi ngày trong Mini App Coca Cola, chơi Mini Game, mua sản phẩm và quét mã,... Sau đó dùng những số điểm đó để tham gia trò chơi đặt cược vào mỗi cuối tuần (được tổ chức định kỳ bởi Coca Cola) để có cơ hội trúng các phần quà giá trị hơn như bình giữ nhiệt, TV...

Mỗi tuần, Coca Cola có hàng chục nghìn lượt người tham gia. Chương trình đã tạo ra hiệu ứng Marketing vô cùng lớn với các hoạt động có thể diễn ra hàng tuần. Điều này tạo động lực cho khách hàng tiếp tục tiêu dùng sản phẩm của Coca-Cola để tích điểm và có cơ hội trúng thưởng. Tất cả các hoạt động này đều diễn ra trên kênh tương tác chủ đạo The Master Channel là WeChat.

Nếu doanh nghiệp không muốn sử dụng các game thiên về yếu tố may mắn, thì thư viện game của The Master Channel (Gamifying The Master Channel) cũng có thể cung cấp các loại game khác đòi hỏi kiến thức hay kỹ năng, sự khéo léo hay sự phối hợp nhịp nhàng của một nhóm người. Mỗi tuần, doanh nghiệp có thể tổ chức một trò chơi lớn với giải thưởng hấp dẫn hơn để thu hút mọi người tham gia cùng nhau, cạnh tranh hoặc thử xem độ may mắn. Việc tham gia các trò chơi thú vị giúp khách hàng có trải nghiệm tích cực với thương hiệu, từ đó tăng cường sự gắn kết và lòng trung thành.

Dĩ nhiên, các hoạt động này đều diễn ra trên The Master Channel với nền tảng Zalo Mini App. Các dữ liệu tương tác của người chơi và các thông tin mà doanh nghiệp muốn khảo sát đều có thể bắt đầu từ đây. Trong không khí hào hứng thi đấu, khách hàng sẽ dễ dàng chia sẻ những thông tin mà bình thường họ có thể e ngại cung cấp cho doanh nghiệp.

Bằng cách sử dụng The Master Channel, doanh nghiệp có thể tạo ra một cách thức trả thưởng mới mẻ, hấp dẫn và hiệu quả hơn. The Master Channel không chỉ giúp tăng doanh số mà còn giúp thương hiệu xây dựng mối quan hệ bền vững với khách hàng, là một ý tưởng đáng áp dụng cho các nhãn hàng FMCG khác.