Cẩm nang vào "ngành" Marcom - Fresher cần chuẩn bị những gì?

Thumbnail

Ngành Truyền thông Marketing mỗi năm có số lượng sinh viên tốt nghiệp chiếm phần trăm lớn tại Việt Nam và các cơ hội việc làm, nhu cầu tuyển dụng nhân sự ngành cũng lớn không kém. Bước chân vào ngành Marketing, nhiều bạn trẻ mới ra trường sẽ cảm thấy bối rối và bị choáng ngợp bởi nhiều thông tin tuyển dụng khác nhau. Bạn là sinh viên mới ra trường hay những người đã có kinh nghiệm đi làm và muốn thử sức với ngành Marcom, bài viết này sẽ chỉ cho bạn những bước cần thiết để trở thành một Marketer chuyên nghiệp 

 

Tôi là ai? Tôi cần gì? Tôi có gì? 

Trước khi ứng tuyển vào bất kì vị trí nào, bạn cần tự đặt ra 3 câu hỏi cho bản thân mình. Sau khi trả lời được 3 câu hỏi này, bạn đã xong bước đầu của việc định vị bản thân.

Ví dụ: Anh Linh là sinh viên mới tốt nghiệp Khoa Truyền thông Chuyên nghiệp của RMIT. Anh đang cần tìm một công việc có thu nhập từ 10 - 12 triệu đồng trong ngành Truyền thông Quảng cáo. Trong quá trình học Đại học, anh Linh đã có kinh nghiệm 1 năm làm thực tập sinh tại Agency về Digital Marketing và được công ty cấp chứng chỉ về Digital Marketing cho nền tảng Google và Facebook.

Việc của anh Linh cần làm bây giờ là tìm những cơ hội việc làm phù hợp với học vấn, kinh nghiệm và thu nhập mong muốn của mình để nộp hồ sơ.

Qua ví dụ này, chúng ta có thể thấy được rằng, việc tìm kiếm cơ hội việc làm thực sự không quá khó. Bạn chỉ cần xác định được rõ mục tiêu và định vị được bản thân để có thể được bung hết sức mình với công việc.

Mô hình ASK trong đánh giá nhân sự (Nguồn: Sưu tầm)

Hiểu rõ 3 Yếu tố Đánh giá Nhân sự

Trong quá trình tuyển dụng và đánh giá nhân sự, quản lý thường đánh giá nhân sự qua những tiêu chí sau:

  • Thái độ (Attitude): Bao gồm tinh thần trách nhiệm, khả năng làm việc nhóm, trách nhiệm với công việc

  • Kiến thức chuyên môn (Knowledges): Kiến thức chuyên ngành, kĩ năng lên kế hoạch Marketing, kĩ thuật quảng cáo,...  Ngoài kiến thức chuyên môn thì các newbie cần trau dồi kiến thức tiếng anh ở cả 04 kỹ năng nghe nói đọc viết. 

  • Kỹ năng (Skills): Bao gồm các kỹ năng giao tiếp, thuyết trình, quản lý dự án, quản lý nhóm,... 

Ngoài ra, mỗi công ty có thể cần những kỹ năng khác nhau cho công việc. Để có cái nhìn rõ ràng hơn, bạn nên đọc các tin tuyển dụng và lập một bảng sheet cho riêng mình. Hãy liệt kê tất cả các kỹ năng và kinh nghiệm mà họ yêu cầu và bạn có thể đáp ứng, và nếu như bạn chưa đáp ứng được hết thì đừng ngại dành thời gian ra để bổ sung cho mình những kĩ năng cần có để vào "ngành" nhé!


Xác định mục tiêu và lộ trình công việc

Ngành Marcom có rất nhiều các loại hình Agency khác nhau, để có thể xin việc hiệu qủa, bạn hãy xác định mục tiêu của mình là nhóm Agency chuyên môn nào để tập trung củng cố kĩ năng và tìm kiếm được các cơ hội phù hợp.

Một số loại hình Agency hiện nay: 

  • Research Agency: xây dựng, thực thi và phân tích kết quả nghiên cứu thị trường thông qua bảng hỏi, phỏng vấn để đưa ra báo cáo về hành vi của các nhóm khách hàng, tình hình kinh doanh của đối thủ để từ đó đưa ra quyết định phù hợp cho chiến dịch truyền thông và sản phẩm

  • Strategy & Branding Agency: tư vấn chiến lược giúp client tìm ra giải pháp cho thương hiệu và các hoạt động Marketing

  • Creative Agency: sãn xuất các sản phẩm Marketing về thị giác như TVC, online video, bao bì sản phẩm, ấn phẩm truyền thông,...

  • Digital Agency: thiết kế và phát triển Website, social media marketing, quản lý các công cụ Marketing online,...

  • Media Agency: đầu mối trung gian thoả thuận mua lại các vị trí quảng cáo để bán cho khách hàng

  • Production House: sản xuất phim ngắn, video quảng cáo truyền hình, hoạt hình, phụ trách quay phim, hậu kỳ,...

  • PR & Event Agency: báo chí, truyền thông, tổ chức các sự kiện ra mắt sản phẩm, lễ kỉ niệm,...

 

Fresher nên tính toán lộ trình thăng tiến ra sao để phấn đấu cho sự nghiệp Marcom của bản thân?

Dưới đây là một số nấc thang sự nghiệp trong ngành Marcom bạn có thể tham khảo:

  • Junior Marketing Executive: gồm các vị trí content writing, chạy Ads, cần 1-2 năm để trải nghiệm và thuần thục. 

  • Marketing Planner/ Copywriter (Lập kế hoạch, chiến lược): các vị trí như Creative Planning, Media Planning, Brand Strategy thường cần 2-3 năm. 

  • Marketing Leader / Project Manager (Quản lý đội nhóm hoặc dự án nhỏ): các công việc quản lý dự án, quản lý công việc của đội nhóm quy mô tập sự thường cần 3-5 năm.

  • Marketing Manager/ Marketing Director (Giám đốc Marketing): các công việc quản lý phòng ban, khối công việc quy mô lớn hơn và chịu trách nhiệm cao hơn về hiệu quả thường cần 5 năm trở lên.

Không ngừng học thêm kiến thức và cập nhật xu hướng

Có nhiều cách để bạn học hỏi kiến thức trong ngành Marketing, bao gồm tham gia các khóa học, học từ chuyên gia, tham gia cộng đồng Marketing, website hữu ích như Brandsvietnam, Advertising Vietnam, Marketing Week,...

Marketing yêu cầu kiến thức rộng từ nhiều lĩnh vực như tâm lý, xã hội, công nghệ, văn học,... Trong 1-2 năm đầu, bạn nên lăn xả và mở rộng kiến thức. Từ năm thứ 2-3, khi đã xác định sở trường, hãy chọn một chuyên môn để đào sâu, hướng tới các vị trí cao cấp hơn. Có thể bạn đang mông lung rằng: “Mình dự định làm việc đó như thế nào?”, “Ứng tuyển ở đâu?”, “Dự định làm vị trí nào?”... Yên tâm rằng, tại thời điểm này, bạn đang apply với vai trò một tân binh, một người mà quản lý có thể giúp đỡ và dạy dỗ. Nếu cấp trên sẵn sàng giúp đỡ bạn và thể hiện sự quan tâm đến việc thăng tiến sự nghiệp của bạn. Hãy liên tục theo dõi và nghe theo lời khuyên của họ.

Nếu có thể, hãy cố gắng đề nghị giúp đỡ họ. Đây là điều bạn phải cho họ thấy chứ không phải nói với họ. Ví dụ nếu bạn chọn lĩnh vực thiết kế. Đừng hỏi liệu có thể thiết kế lại ảnh bìa Facebook của công ty hay không? Hãy tìm ra vấn đề cần thay đổi, làm điều đó và hỏi xem Sếp có hài lòng không. Đây là một cách tốt để được training đó. 

Bắt đầu sự nghiệp Marketing là một hành trình đầy sáng tạo nhưng cũng đầy thử thách. Để dấn thân với ít “nỗi đau”, bạn cần xây dựng nền tảng vững chắc bằng cách mở rộng mạng lưới quan hệ, thể hiện sự chủ động và cầu tiến, cung cấp giá trị cho cộng đồng, tận dụng sức mạnh mạng xã hội và giữ thái độ tích cực.

 

Kết luận

Ngành Marketing hiện nay có rất nhiều nhu cầu tìm kiếm việc làm do những năm gần đây, tỉ lệ đăng ký tuyển sinh ngành Marketing tăng lên đáng kể. Để có thể thành công với việc hồ sơ ứng tuyển và phòng vấn, hãy không ngừng trau dồi bản thân, cập nhật thêm những kiến thức xu hướng mới để bồi đắp khả năng sáng tạo. Hãy là một Marketer có màu sắc riêng và tạo được dấu ấn trong các sản phẩm của mình các bạn nhé!