Marketing Dược - Khó nhưng rất thú vị!

[ENG BELOW]

Marketing Dược đòi hỏi sự sáng tạo trong khuôn khổ, chiến lược dài hạn, truyền thông thận trọng và xác định đúng khách hàng mục tiêu. Nắm bắt được những điểm khác biệt này sẽ giúp doanh nghiệp Dược thành công. Đó là lý do Các hãng Dược lớn đã hợp tác với Ban dự án cộng đồng Adcrew để xây dựng và triển khai các chiến lược marketing csr xuất sắc, ý nghĩa, tạo ra lợi ích cho nhiều bên, dựa trên các chiến lược/ Đề án chăm sóc sức khỏe toàn dân của chính phủ Việt Nam

Marketing dược phẩm là một lĩnh vực phức tạp, đòi hỏi phải tuân thủ các quy định nghiêm ngặt về y tế và các cân nhắc đạo đức. Không giống như các ngành khác, marketing trong lĩnh vực dược phẩm đòi hỏi mức độ chuyên nghiệp, chính xác và trách nhiệm cao. Các công ty phải xây dựng niềm tin và uy tín trong khi quảng bá sản phẩm của mình, làm cho việc kết hợp chiến lược marketing với các sáng kiến Trách nhiệm Xã hội Doanh nghiệp (CSR) trở nên thiết yếu. Cách tiếp cận này không chỉ nâng cao danh tiếng thương hiệu mà còn đóng góp tích cực vào sức khỏe và phúc lợi cộng đồng. Những thách thức trong marketing dược phẩm làm cho đây trở thành một lĩnh vực hấp dẫn và bổ ích cho những ai cam kết tạo ra tác động ý nghĩa cho xã hội.

Marketing Dược đòi hỏi sự sáng tạo trong khuôn khổ, chiến lược dài hạn, truyền thông thận trọng và xác định đúng khách hàng mục tiêu. Nắm bắt được những điểm khác biệt này sẽ giúp doanh nghiệp Dược thành công trong các các chiến lược marketing và phát triển vượt bậc.

1. Nhu cầu:

Ngành Dược có những đặc thù riêng biệt so với các ngành hàng khác, đòi hỏi các chiến lược marketing dược cần tuân thủ những quy định nghiêm ngặt về y tế và đạo đức. Doanh nghiệp Dược cần xây dựng hình ảnh uy tín, chuyên nghiệp, đồng thời thể hiện trách nhiệm xã hội với cộng đồng.

2. Thách thức đối với marketing dược:

Sáng tạo trong “khuôn khổ”:

  • Ngành dược nổi tiếng là một lĩnh vực đầy thách thức cho các chuyên gia marketing. Nguyên nhân chủ yếu là do marketing dược bị giới hạn bởi không chỉ luật quảng cáo mà còn những quy định luật dược nghiêm ngặt (TPCN khác, dược Mỹ phẩm khác, OTC khác và ETC khác) và các tiêu chuẩn của các nền tảng mạng xã hội.
  • Chiến lược marketing cho ngành Dược cần phải cực kỳ cẩn trọng và nghiêm túc tuân thủ những quy định đó, trong khi vẫn cố gắng tạo ra nội dung hấp dẫn, sáng tạo để thu hút sự chú ý của người tiêu dùng. Điều này trở nên càng khó khăn hơn khi xem xét rằng sản phẩm dược chúng ta đang tiếp thị có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và đôi khi cả cuộc sống của người dùng. Vì vậy, doanh nghiệp dược không thể tự do sáng tạo hoặc dễ dàng đi ra ngoài khung cấu trúc thực tế của ngành trong Marketing Dược.
  • Truyền thông marketing trong ngành Dược nên tránh sử dụng ngôn ngữ quá câu kéo hoặc quá chắc chắn, cùng với những thuật ngữ “nhạy cảm”, để đảm bảo không vi phạm chính sách của các nền tảng mạng xã hội. Việc không tuân thủ có thể dẫn đến việc ngừng quảng cáo hoặc thậm chí khóa tài khoản, đặt các nhà tiếp thị dưới áp lực để tạo ra nội dung phù hợp nhưng vẫn hấp dẫn. Điều này làm nổi bật một “điều đặc biệt” trong marketing dược mà một marketer cần chú ý:
    • Tránh viết những content bóng bẩy
    • Truyền thông Marketing trong ngành dược đòi hỏi một cách tiếp cận thận trọng với ngôn ngữ và hình ảnh được sử dụng. Cần tránh các biểu hiện gây chú ý quá đà, câu từ hứa hẹn tuyệt đối như “dứt điểm”, “khỏi hoàn toàn”, “loại trừ hoàn toàn” hay “cam kết 100%”, cũng như các thuật ngữ “nhạy cảm” mà có thể gây tranh cãi, bao gồm nhưng không giới hạn ở “thuốc lá”, “rượu”, “vết sẹo”, “giảm mỡ”, “tình dục”,… Đặc biệt là trong nội dung quảng cáo. Bất kì ai đã từng tiếp thị cho các sản phẩm thực phẩm chức năng hay thuốc Đông y đều nắm rõ cái cảm giác bất ngờ khi tài khoản bị khóa bởi Facebook vì vi phạm chính sách, ngay cả khi quảng cáo đó đang mang lại hiệu suất tốt. Đôi khi, những bài quảng cáo dược liệu còn chưa kịp đăng tải đã bị gỡ bỏ ngay sau khi thiết lập. Đây là một “vấn đề” đặc trưng trong Marketing ngành dược mà mọi Marketer đều phải nắm bắt và chú trọng.

Nguyên tắc 5 Đúng trong marketing Dược:

  • Đúng thuốc: Đảm bảo cung cấp thuốc với dược chất, hàm lượng và liều lượng chính xác, đồng thời kiểm đảm chất lượng.
  • Đúng số lượng: Cung cấp thuốc theo yêu cầu của khách hàng, với bao bì tuân theo quy cách định sẵn.
  • Đúng lúc: Luôn sẵn lòng đáp ứng nhu cầu của khách hàng, ở bất kỳ thời điểm hay địa điểm nào.
  • Đúng giá: Thực hiện bán hàng theo giá niêm yết đúng của sản phẩm.
  • Đúng quy chế: Duy trì mối quan hệ tốt giữa các kênh phân phối; đảm bảo thuốc được kê đơn bởi các bác sĩ chuyên môn và được phân phối bởi các nhà thuốc uy tín.

Cần có chiến lược marketing mang tính lâu dài: Marketing cho ngành dược thực sự cần phải mang tính lâu dài

  • Trong lĩnh vực tiêu dùng hàng ngày như thời trang, mỹ phẩm, đồ gia dụng và các mặt hàng khác, chiến lược marketing thường được định hình theo tình hình và xu hướng hiện tại để tối đa hoá lợi nhuận ngắn hạn. Như vậy, chiến dịch marketing thường được lên kế hoạch theo mùa hoặc theo các chiến dịch đột phá với lẽ danh nhanh thắng nhanh. Tuy nhiên, Marketing Dược lại đòi hỏi một tiếp cận khác biệt hơn.
  • Ngành dược với bản chất liên quan mật thiết đến sức khoẻ và thậm chí cả tính mạng của con người, không thể tiếp cận tiếp thị theo cách thông thường. Tính lâu dài và sự kiên trì, nhất quán trong việc thực hiện các chiến dịch marketing dài hạn mới có thể mang lại hiệu quả. Xuất phát từ việc mua dược phẩm là quá trình phức tạp đòi hỏi niềm tin đáng kể từ khách hàng, các nhà tiếp thị trong ngành Dược cần phải thiết kế chiến lược của mình dựa trên việc xây dựng và củng cố uy tín thương hiệu trong một khoảng thời gian dài.

Marketing dược - Phức tạp trong việc xác định khách hàng mục tiêu

Điểm khó và tạo thú vị nhất của truyền thông trong ngành dược là vấn đề phức tạp trong việc xác định ai chính xác là khách hàng tiềm năng. Thực tế là những người tiêu dùng trực tiếp sản phẩm không nhất thiết là người mua, và thậm chí có thể không phải là mục tiêu marketing dược hướng đến.

Đôi khi, quyết định của người sử dụng phụ thuộc vào lời khuyên của người thân trong gia đình hoặc dược sĩ tại các cửa hàng. Do đó, mục tiêu mà marketing dược phẩm nên nhắm đến là những người thực sự có “quyền” trong việc lựa chọn sản phẩm cho người sử dụng. Nếu không xác định đúng mục tiêu này, chiến lược marketing có thể gặp thất bại. Marketing dược vốn phức tạp, nhưng nếu nắm bắt chính xác kiến thức, kỹ năng và đặc điểm duy nhất của nó, những tiềm năng vô cùng lớn có thể mở ra cho doanh nghiệp.

Tóm lại, Marketing ngành Dược khác biệt so với các ngành khác:

1. Sáng tạo trong khuôn khổ:

Tuân thủ quy định luật quảng cáo vừa tuân thủ luật Dược, và chuẩn mực mạng xã hội. Lại phải

Tránh ngôn ngữ khoa trương, hứa hẹn hay "nhạy cảm".

2. Marketing dài hạn:

Xây dựng uy tín thương hiệu thay vì chiến dịch ngắn hạn.

Chú trọng vào lòng tin của khách hàng.

3. Truyền thông thận trọng:

Tránh quảng cáo gây chú ý thái quá, hứa hẹn viển vông.

Sử dụng ngôn ngữ và hình ảnh phù hợp với quy định.

4. Xác định khách hàng mục tiêu:

Người ra quyết định mua sản phẩm (người thân, bác sĩ) thay vì người tiêu dùng trực tiếp.

Kết luận: Marketing Dược đòi hỏi sự sáng tạo trong khuôn khổ, chiến lược dài hạn, truyền thông thận trọng và xác định đúng khách hàng mục tiêu. Nắm bắt được những điểm khác biệt này sẽ giúp doanh nghiệp Dược thành công. Đó là lý do Các hãng Dược lớn đã hợp tác với Ban dự án cộng đồng Adcrew để xây dựng và triển khai các chiến lược marketing csr xuất sắc, ý nghĩa, tạo ra lợi ích cho nhiều bên, dựa trên các chiến lược/ Đề án chăm sóc sức khỏe toàn dân của chính phủ Việt Nam

THAM KHẢO:

Các chiến dịch marketing dược kết hợp với chiến lược chăm sóc sức khoẻ quốc gia tiêu biểu

Pharmaceutical Marketing - Challenging but Fascinating!

Pharmaceutical marketing is a complex field that requires adherence to strict healthcare regulations and ethical considerations. Unlike other industries, marketing in the pharmaceutical sector demands a high level of professionalism, accuracy, and responsibility. Companies must build trust and credibility while promoting their products, making it essential to combine marketing strategies with Corporate Social Responsibility (CSR) initiatives. This approach not only enhances brand reputation but also contributes positively to public health and well-being. The challenges in pharmaceutical marketing make it a fascinating and rewarding field for those committed to making a meaningful impact on society.

Pharmaceutical marketing requires creativity within boundaries, long-term strategies, careful communication, and accurate target customer identification. Grasping these distinctions will help pharmaceutical companies succeed in marketing strategies and achieve significant growth.

1. Demand:

The pharmaceutical industry has unique characteristics compared to other sectors, requiring pharmaceutical marketing strategies to adhere to strict healthcare and ethical regulations. Pharmaceutical companies need to build a reputable and professional image while demonstrating social responsibility to the community.

2. Challenges in Pharmaceutical Marketing:

Creativity within Boundaries:

The pharmaceutical industry is known for being a challenging field for marketing professionals. This is mainly because pharmaceutical marketing is limited not only by advertising laws but also by strict pharmaceutical regulations (different for functional foods, cosmetics, OTC, and ETC) and social media platform standards.

Marketing strategies for the pharmaceutical industry need to be extremely cautious and rigorously compliant with these regulations while still trying to create engaging and creative content to attract consumer attention. This becomes even more difficult considering that the pharmaceutical products being marketed directly impact the health and sometimes the lives of users. Therefore, pharmaceutical companies cannot freely create or easily step outside the industry's real structural framework in pharmaceutical marketing.

Marketing communications in the pharmaceutical industry should avoid using overly sensational or overly certain language, along with "sensitive" terms, to ensure compliance with social media platform policies. Non-compliance can lead to advertising suspension or even account termination, putting marketers under pressure to create suitable yet appealing content. This highlights a "special consideration" in pharmaceutical marketing that a marketer needs to heed.

Avoid Overly Flashy Content

Marketing communications in the pharmaceutical industry require a cautious approach to language and images used. It is necessary to avoid overly attention-grabbing expressions, absolute promises such as "completely cured," "totally eradicated," or "100% guaranteed," as well as "sensitive" terms that might be controversial, including but not limited to "tobacco," "alcohol," "scars," "fat reduction," "sexuality," etc. This is particularly crucial in advertising content. Anyone who has marketed functional foods or herbal medicines is familiar with the surprise of having their account blocked by Facebook for policy violations, even when the advertisement was performing well. Sometimes, pharmaceutical ads are removed immediately after setup. This is a "specific issue" in pharmaceutical marketing that every marketer must understand and focus on.

The 5 Rights Principle in Pharmaceutical Marketing:

Right Drug: Ensure the provision of drugs with the correct active ingredients, dosage, and quality assurance.

Right Quantity: Supply the required quantity of drugs with packaging that meets prescribed standards.

Right Time: Always ready to meet customer needs at any time and place.

Right Price: Sell at the listed correct price of the product.

Right Regulation: Maintain good relationships with distribution channels; ensure drugs are prescribed by professional doctors and distributed by reputable pharmacies.

Need for Long-Term Marketing Strategies:

Marketing for the pharmaceutical industry truly needs to be long-term. In daily consumer sectors like fashion, cosmetics, household goods, and other items, marketing strategies are often shaped by current situations and trends to maximize short-term profits. Thus, marketing campaigns are usually planned seasonally or through breakthrough campaigns for quick wins. However, pharmaceutical marketing requires a different approach.

The pharmaceutical industry, with its intrinsic link to health and even human life, cannot approach marketing conventionally. Long-term consistency and persistence in executing long-term marketing campaigns can bring about effectiveness. Because purchasing pharmaceuticals is a complex process requiring significant trust from customers, marketers in the pharmaceutical industry need to design their strategies based on building and strengthening brand credibility over an extended period.

Pharmaceutical Marketing - Complex in Identifying Target Customers

The most challenging and interesting aspect of pharmaceutical marketing is the complexity of identifying who exactly is the potential customer. The fact is that direct consumers of the product are not necessarily the buyers and may not even be the target pharmaceutical marketing aims at.

Sometimes, the user's decision depends on the advice of family members or pharmacists at stores. Therefore, the target that pharmaceutical marketing should aim for is those who truly have the "authority" in choosing the product for the user. If this target is not correctly identified, the marketing strategy may fail. Pharmaceutical marketing is inherently complex, but if one accurately grasps the knowledge, skills, and unique characteristics of it, enormous potentials can be unlocked for the business.

In summary, Pharmaceutical Marketing differs from other sectors:

1. Creativity within Boundaries:

Adherence to advertising laws and pharmaceutical regulations, and social media standards.

Avoid exaggerated, promising, or "sensitive" language.

2. Long-Term Marketing:

Building brand credibility rather than short-term campaigns.

Focus on customer trust.

3. Careful Communication:

Avoid overly sensational advertisements and unrealistic promises.

Use language and images that comply with regulations.

4. Identifying Target Customers:

Decision-makers (family members, doctors) instead of direct consumers.

Conclusion:

Pharmaceutical marketing requires creativity within boundaries, long-term strategies, careful communication, and accurate target customer identification. Grasping these distinctions will help pharmaceutical companies succeed. This is why major pharmaceutical companies have collaborated with the Adcrew community project team to build and implement outstanding, meaningful CSR marketing strategies that create benefits for many parties, based on the national healthcare strategies/projects of the Vietnamese government

References:

Notable Pharmaceutical Marketing Campaigns Combined with National Healthcare Strategies

Nguồn: Ban dự án cộng đồng ADCrew - Vui lòng trích nguồn khi trích dẫn!