Marketer Lữ Thành Long
Lữ Thành Long

Content Writer @ STEP IT Academy Vietnam

05 công cụ nghiên cứu Insight khách hàng chính xác nhất dành cho mọi Marketer

05 công cụ nghiên cứu Insight khách hàng chính xác nhất dành cho mọi Marketer

Nắm rõ Insight khách hàng là yếu tố then chốt cho mọi hoạt động Marketing của doanh nghiệp. Bằng việc thấu hiểu nhu cầu, mong muốn và “sự thật ngầm hiểu” bên trong của mỗi người tiêu dùng, các doanh nghiệp hoàn toàn có thể đưa ra những chiến lược Marketing bám sát với nhóm khách hàng mục tiêu, từ đó vừa gia tăng tỷ lệ chuyển đổi, vừa xây dựng được sự kết nối giữa thương hiệu và khách hàng.

Tuy nhiên, việc thu thập và phân tích Insight khách hàng là một công việc đòi hỏi có sự nghiên cứu kỹ lưỡng trên nhiều nền tảng khác nhau. Một trong những cách để tìm kiếm chính xác Insight khách hàng đó chính là sử dụng các công cụ phân tích. Dưới đây sẽ là tổng hợp 05 công cụ nghiên cứu Insight khách hàng chính xác nhất và đa phần là miễn phí mà Marketer nào cũng cần phải nắm vững.

05 công cụ nghiên cứu Insight khách hàng chính xác

1. Google Analytics

Không thể nào thiếu trong tay của mỗi Marketer, Google Analytics là công cụ nghiên cứu Insight khách hàng phổ biến nhất mà ai cũng cần nắm rõ cách sử dụng. Là một công cụ phân tích Website miễn phí, giúp các doanh nghiệp có thể theo dõi lưu lượng truy cập vào Website từ các nguồn khác nhau, hành vi của người dùng trên các trang, tỷ lệ tương tác, thời gian tương tác và cả tỷ lệ thoát trang của người dùng. 

Google Analytics

Dựa vào các chỉ số từ Google Analytics, các Marketer có thể theo dõi hành vi của người dùng trên các trang trong Website của doanh nghiệp, chẳng hạn như thời gian họ dành cho các trang là bao nhiêu lâu, tỷ lệ thoát trang đang ở mức nào hay họ truy cập vào Website thông qua việc tìm kiếm tự nhiên, quảng cáo PPC hay đến từ các kênh Social. Và từ những chỉ số trên, các Marketer có thể nghiên cứu được Insight khách hàng thông qua quá trình trải nghiệm Website của doanh nghiệp.

Google Analytics

Chẳng hạn, nếu như Landing Page của 1 sản phẩm đang có số lượng traffic cao từ nguồn Organic Social, tuy nhiên tỷ lệ thoát trang lại cao, bạn có thể rút ra các nhận xét sau:

  • Sản phẩm đang không phù hợp với nhóm đối tượng đến từ kênh Social, hoặc thông tin sản phẩm chưa đủ rõ ràng hay hấp dẫn

  • Tốc độ tải trang hoặc UI/UX đang không thuận tiện cho người dùng

Mỗi yếu tố nhỏ cũng đều có thể giúp các Marketer tìm ra được Insight khách hàng.

2. Google Trends

Là một công cụ miễn phí nữa tới từ nhà Google, Google Trends cung cấp những xu hướng tìm kiếm của người dùng trên thanh tìm kiếm theo thời gian và khu vực. Chính vì vậy, Google Trends đang trở thành một trong những công cụ nghiên cứu Insight khách hàng quan trọng đối với các Marketer:

Google Trends

Với Google Trends, các Marketer có thể

  • Nắm bắt xu hướng tìm kiếm: Hiểu được những chủ đề, sản phẩm, dịch vụ hoặc bất cứ nội dung nào mà người dùng đang quan tâm qua thời gian. Từ đó, bạn có thể đúc kết cho mình xu hướng, sở thích và hành vi của khán giả trong một thời điểm cụ thể.

  • Nghiên cứu thị trường: Dựa vào Google Trends, các Marketer có thể so sánh mức độ quan tâm của khách hàng đối với thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ khác nhau trong cùng ngành. 

  • Lên ý tưởng cho Content: Với việc Google Trends hiển thị các chủ đề phổ biến, Marketer có thể dựa vào đây để tìm ra những ý tưởng phù hợp với tệp khách hàng mục tiêu của thương hiệu. 

Google TrendsMột ví dụ cụ thể về cách ứng dụng Google Trends trong việc nghiên cứu Insight khách hàng để ra mắt sản phẩm mới cho một cửa hàng bán đồ thể thao.

  • Xác định các môn thể thao phổ biến nhất: Nhờ đó, doanh nghiệp có thể tập trung phát triển sản phẩm cho những môn thể thao được nhiều người quan tâm.

  • Phân tích xu hướng tìm kiếm theo mùa: Ví dụ, nhu cầu mua sắm đồ thể thao thường tăng cao vào mùa hè, do đó doanh nghiệp có thể tập trung quảng bá sản phẩm trong giai đoạn này.

  • Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh: So sánh mức độ quan tâm của khách hàng đối với các thương hiệu đồ thể thao khác nhau, từ đó đưa ra chiến lược cạnh tranh phù hợp.

3. Google Search Console

Là một công cụ miễn phí tiếp theo từ nhà Google, Google Search Console là một công cụ đắc lực cho các Marketer khi làm Content Website và tìm Insight khách hàng. Search Console sẽ không chỉ dừng lại ở mỗi việc indexing (lập chỉ mục), công cụ này đóng vai trò rất quan trọng trong việc nghiên cứu Insight của khách hàng thông qua các cụm từ mà họ tìm kiếm ở trên Google Search.

Google Search Console

Dựa vào Google Search Console, Marketer có thể:

a. Phân tích hàng vi tìm kiếm

Google Search mang đến thông tin chính xác về các truy vấn tìm kiếm đã dẫn dắt người dùng đến Website của doanh nghiệp, bao gồm số lần truy vấn, vị trí xếp hạng và tỷ lệ nhấp chuột (CTR). Bên cạnh đó, Search Console giúp xác định các từ khóa khác mà người dùng cũng đang tìm kiếm và cũng liên quan đến các Landing Page trong Website của doanh nghiệp. Thông tin này cho phép các Marketer hiểu sâu hơn về hành vi, mong muốn của người tiêu dùng để từ đó mang đến những nội dung, thông điệp phù hợp.

b. Xác định nội dung hoạt động hiệu quả

Dựa vào báo cáo Hiệu suất tìm kiếm từ Google Search Console, Marketer có thể phân tích số lượng lượt truy cập cho từng trang Web, từ đó rút ra nhận xét đầu là nội dung thu hút sự chú ý từ người dùng và đâu là nội dung đang hoạt động không hiệu quả. 

Google Search Console

Để khai thác tối đa tiềm năng của GSC trong việc tìm kiếm Insight khách hàng, Marketer cần kết hợp dữ liệu từ GSC với các nguồn dữ liệu khác, ví dụ như Google Analytics. Nhờ đó, Marketer có thể có được bức tranh toàn cảnh về hành vi và nhu cầu của khách hàng, từ đó đưa ra chiến lược Marketing hiệu quả, nội dung đánh trúng nhu cầu của người tiêu dùng và thu hút thêm nhiều khách hàng mới.

4. BrandMentions

BrandMentions là công cụ hỗ trợ tìm insight hiệu quả dành cho các Social Media Marketer. Bởi, đây là hệ thống thông tin của hơn 100 mạng xã hội trên toàn thế giới, đã được tích hợp và thống kê cụ thể trên nền tảng này.

BrandMentions

Với công cụ BrandMentions, Marketer có thể nghiên cứu Insight khách hàng bằng cách:

a. Theo dõi danh tiếng thương hiệu

Real-time social listening: Dựa vào BrandMentions, các Marketer có thể phân tích cảm xúc, thái độ của người dùng đối với thương hiệu trên nền tảng Social Media, bao gồm tỷ lệ cảm xúc tích cực, trung lập cũng như tiêu cực một cách nhanh chóng nhất.

BrandMentions

Báo cáo Brand Mentions: Ngoài ra, Marketer có thể theo dõi mọi cuộc trò chuyện về thương hiệu trên Social Media, bao gồm các bài đăng, bình luận và chia sẻ liên quan. Nhờ đó, Marketer có thể hiểu khách hàng đang nghĩ gì về thương hiệu và nếu như có những vấn đề tiêu cực xảy ra, thương hiệu hoàn toàn có thể giải quyết một cách nhanh chóng.

b. Xác định tệp khách hàng tiềm năng

Báo cáo Top User: Là một trong những tính năng được ưa thích nhất ở BrandMentions, Marketer có thể Xác định những người dùng mạng xã hội có ảnh hưởng lớn (influencer) trong ngành liên quan, từ đó chọn lọc ra những Influencer phù hợp và có thể hợp tác trong tương lai.

Báo cáo Topic Analysis: Với BrandMentions, bạn hoàn toàn có thể phân tích các chủ đề được thảo luận ở trên Social Media mà có liên quan đến thương hiệu.

Ví dụ: Để nghiên cứu Insight khách hàng cho một công ty du lịch đang muốn mở bán tour du lịch mới, Marketer có thể sử dụng BrandMentions để phân tích báo cáo Topic Analysis, từ đó xác định những chủ đề du lịch được thảo luận nhiều nhất trên mạng xã hội và nhắm mục tiêu quảng cáo đến những người dùng quan tâm đến những chủ đề này.

c. Lắng nghe ý kiến khách hàng

Báo cáo Brand mentions: BrandMentionsn cho phép Marketer lọc các bài đăng theo các tiêu chí nhất định, ví dụ như theo từ khóa, vị trí địa lý, ngôn ngữ,... nhờ đó họ có thể tập trung vào những phản hồi quan trọng.

Báo cáo Keyword Analysis: Ngoài ra, BrandMentions còn có thể xác định những từ khóa và cụm từ được sử dụng thường xuyên nhất trong các cuộc trò chuyện về thương hiệu, từ đó giúp Marketer có thể cải thiện nội dung, tối ưu hóa trải nghiệm đọc, trải nghiệm sử dụng Website hoặc kể cả bổ sung tính năng cho sản phẩm nhằm hỗ trợ khách hàng một cách tối đa.

5. Buzzmetrics

Không chỉ có BrandMentions, Buzzmetrics cũng là một trong những công cụ Social Listening hữu ích trong việc nghiên cứu Insight khách hàng. Hiện Buzzmetrics mang đến những nghiên cứu rất kỹ về những hành vi, sở thích và xu hướng của người dùng trên các nền tảng mạng xã hội. 

Buzzmetrics

a. Phân tích thảo luận về thương hiệu

Báo cáo Brand Awareness: Buzzmetrics sẽ hỗ trợ Marketer theo dõi mức độ nhận diện thương hiệu trên mạng xã hội, bao gồm số lượng bài đăng, lượt thích, chia sẻ và bình luận liên quan đến thương hiệu. Nhờ đó, bạn hoàn toàn có thể đánh giá hiệu quả các chiến dịch Marketing và xác định những kênh truyền thông hiệu quả nhất.

Báo cáo Sentiment Analysis: Phân tích cảm xúc của người dùng đối với thương hiệu, bao gồm tỷ lệ cảm xúc tích cực, trung lập và tiêu cực. Nhờ đó, Marketer có thể hiểu rõ hơn về mức độ hài lòng của khách hàng đối với sản phẩm, dịch vụ và thương hiệu của mình.

Báo cáo Topic Analysis: Xác định những chủ đề được thảo luận nhiều nhất liên quan đến thương hiệu trên mạng xã hội. Nhờ đó, Marketer có thể hiểu rõ hơn về sở thích, nhu cầu và mong muốn của khách hàng, từ đó điều chỉnh nội dung và chiến lược Marketing cho phù hợp. 

Ví dụ: Giả sử một công ty thời trang nhận thấy số lượng bài đăng tiêu cực về sản phẩm mới của họ trên mạng xã hội tăng đột biến. Marketer có thể sử dụng Buzzmetrics để phân tích chi tiết những bài đăng này, từ đó xác định nguyên nhân khiến khách hàng không hài lòng với sản phẩm và thực hiện các biện pháp khắc phục.

b. Xác định đối thủ cạnh tranh và phân tích chiến lược của họ

Báo cáo Share of Voice: So sánh mức độ thảo luận về thương hiệu của bạn so với các đối thủ cạnh tranh trên mạng xã hội. Nhờ đó, Marketer có thể xác định vị trí của thương hiệu trên thị trường và chiến lược Marketing của đối thủ cạnh tranh.

Báo cáo Influencer Analysis: Xác định những người dùng mạng xã hội có ảnh hưởng lớn (influencer) trong ngành liên quan và thường xuyên nhắc đến thương hiệu của bạn và các đối thủ cạnh tranh. Nhờ đó, Marketer có thể đánh giá hiệu quả chiến lược Influencer Marketing của đối thủ cạnh tranh và học hỏi những kinh nghiệm tốt nhất.

05 công cụ nghiên cứu Insight khách hàng chính xác nhất dành cho mọi Marketer

Nhìn chung, Buzzmetrics có tính năng tương đương với BrandMentions.