P
Pham Minh Tue

Creator @ Storytelling Lịch Sử Thương Hiệu

Thương hiệu Batman - bất tử nhờ sức mạnh kể chuyện xuyên thế hệ

Cái tên Batman chắc hẳn không còn xa lạ gì với những fan đam mê truyện tranh. Kể từ lần xuất hiện đầu tiên vào năm 1939, Batman - Người Dơi - đã trở thành biểu tượng văn hóa đình đám, làm mưa làm gió trong ngành công nghiệp truyện tranh và góp phần định hình hình tượng siêu anh hùng nói chung.

Xuất hiện lần đầu trong Detective Comics vào năm 1939, cho đến nay, Batman vẫn là một trong những siêu anh hùng nổi tiếng và có sức ảnh hưởng bậc nhất.

Nhưng điều gì đã giúp Batman trường tồn với thời gian, bất chấp sự ra đời của hàng loạt các siêu anh hùng mới và sự thay đổi của cả thế giới truyện tranh lẫn truyền hình?

Câu trả lời chính là khả năng thích nghi với sự thay đổi. Giống như những “story” trên mạng xã hội liên tục cập nhật, Batman cũng không ngừng lột xác và phát triển theo thời gian.

Batman: bí mật sau lớp mặt nạ

Chuyện bắt đầu từ năm 1939, khi DC Comics đang tìm kiếm một siêu anh hùng mới, bên cạnh đứa con cưng trước đó Superman. Lúc này, họa sĩ Bob Kane đã bắt tay với biên kịch Bill Finger, tạo nên Batman. Cùng nhau, họ cho ra đời tựa truyện đầu tiên về Batman: "The Case of the Chemical Syndicate" (Vụ án Tập đoàn Hóa chất). Bộ chuyện đã làm nên cơn sốt trên các sạp báo vào ngày 30 tháng 3 năm 1939.

Ngay từ lần xuất hiện đầu tiên, độc giả đã được giới thiệu với một siêu anh hùng với bộ trang phục “dơi” đặc trưng, khuôn mặt lạnh lùng, quyết tâm chiến đấu vì công lý.

Thông điệp xuyên suốt các câu chuyện về Batman khá đơn giản - "Ở đâu có tội ác, ở đó có anh hùng Batman lo”.

Ngoài thân phận siêu anh hùng, Batman còn có 1 câu chuyện cá nhân khác - Bruce Wayne, chàng tỷ phú mồ côi bố mẹ từ nhỏ. Trong mắt những người xung quanh, Bruce Wayne chỉ là một người đàn ông bình thường, chẳng ai mảy may nghi ngờ anh chàng chính là siêu anh hùng "Batman".

Năm 1943 đánh dấu cột mốc quan trọng khi bộ phim Batman đầu tiên ra đời. Kể từ đó, hình ảnh Batman xuất hiện trên màn ảnh rộng vô số lần, với hơn 10 bộ phim riêng biệt.

1943-1949: Lần xuất hiện đầu tiên của Batman

Trước khi có những bộ phim điện ảnh về Batman, đã có hai series phim truyền hình là "Batman" và "Batman và Robin". Đây là lần đầu tiên nhân vật Batman được giới thiệu trên màn ảnh nhỏ. Trước đó, mọi người chỉ biết đến Batman qua những trang truyện tranh.

1966: Ra mắt phim điện ảnh "Batman: The Movie"

Sau thành công của hai series phim truyền hình, 20th Century Fox đã tạo ra một bộ phim điện ảnh chuyển thể có tên "Batman: The Movie". Diễn viên Adam West vào vai Batman và bộ phim này được coi là động lực thúc đẩy cho tất cả các phim về Batman mà chúng ta yêu thích ngày nay. Nếu không có bộ phim đầu tiên này, có lẽ các nhà sản xuất và đạo diễn sẽ không bao giờ biết được sức hút của Batman trên màn ảnh rộng.

1989-1997: Kỷ nguyên của Bóng Tối và Màu Sắc

Gần hai thập kỷ sau bộ phim Batman đầu tiên, đạo diễn Tim Burton đã thổi hồn vào một kịch bản Batman khác với tựa đề "Batman" vào năm 1989. Phim có sự tham gia của Michael Keaton trong vai Batman và Jack Nicholson với vai diễn Joker siêu kinh điển. Bộ phim đã thu về hơn 400 triệu đô la Mỹ tại phòng vé, giành giải Oscar cho hạng mục Thiết kế mỹ thuật xuất sắc nhất và phá vỡ hàng loạt kỷ lục phòng vé.

Cơn sốt Batman không dừng lại ở đó. Năm 1992, Tim Burton tiếp tục cho ra đời bộ phim thứ 2 - "Batman Returns", với Michael Keaton tiếp tục đảm nhận vai chính. Lần này, bộ phim mang đến một câu truyện hoàn toàn mới, mở rộng thêm vũ trụ Batman. "Batman Returns" còn khiến người xem mãn nhãn với dàn diễn viên phụ khét tiếng gồm Michelle Pfeiffer hóa thân thành Catwoman và Danny DeVito trong vai Penguin.

Tuy nhiên, hai phần tiếp theo của Batman lại chuyển hướng sang một phong cách khác biệt dưới sự dẫn dắt của đạo diễn Joel Schumacher. Đây là kỷ nguyên của "Batman Forever" (1995) và "Batman & Robin" (1997). Với định hướng xây dựng cốt truyện hướng đến đối tượng rộng rãi hơn, Michael Keaton đã quyết định dừng vai diễn Batman vàVal Kilmer được chọn thay thế trong. Mặc dù không được đề cử Oscar như Batman Returns, bộ phim vẫn mang về hơn 350 triệu đô la Mỹ.

2005-2012: Bóng đêm trỗi dậy

Sau một thời gian nghỉ ngơi, Người Dơi tái xuất màn ảnh rộng với bộ ba phim The Dark Knight cực kỳ hoành tráng. Cả ba phần đều được nhào nặn bởi đạo diễn tài ba Christopher Nolan.

Phần mở đầu - Batman Begins - ra mắt vào năm 2005. Khác với những phiên bản trước, bộ ba phim này mang tông màu u tối hơn, với Christian Bale thủ vai Batman xuyên suốt. Ngay trong tuần đầu công chiếu, bộ phim đã thu về gần 50 triệu đô la Mỹ - một con số không hề nhỏ.

Năm 2008, phần hai mang tên The Dark Knight chính thức gây bão. Phim quy tụ dàn diễn viên đình đám bao gồm cố diễn viên Heath Ledger, Aaron Eckhart và Maggie Gyllenhaal. Tiếp nối thành công của phần 1, "The Dark Knight" đã vượt mốc 1 tỷ đô la doanh thu và nhận được 8 đề cử Oscar.

Phần cuối cùng của bộ ba phim - The Dark Knight Rises - ra mắt vào năm 2012. Dàn diễn viên tiếp tục được mở rộng với sự tham gia của Anne Hathaway, Joseph Gordon-Levitt và Tom Hardy. The Dark Knight Rises đã thu về gần 1,1 tỷ đô la Mỹ.

2016-2023: Batman gia nhập Vũ trụ Điện ảnh DC

Nếu bạn là fan cứng của DC, chắc hẳn bạn đã quen thuộc với Vũ trụ Điện ảnh DC (DC Universe) rồi. Đây là nơi hội tụ các bộ phim về siêu anh hùng, và dĩ nhiên, Batman cũng góp mặt không ít. Trong hầu hết các phim này, Ben Affleck là người đảm nhận vai Batman.

Loạt phim điện ảnh mới nhất: The Batman

Năm 2022, đạo diễn Matt Reeves đã thổi 1 làn gió mới vào bộ phim The Batman để đánh dấu sự trở lại của siêu anh hùng trên màn ảnh. Trong phiên bản mới nhất này, Robert Pattinson sẽ vào vai chính. Dự kiến, Robert sẽ tiếp tục đảm nhận vai Người Dơi trong phần hậu truyện The Batman Part II, dự kiến ra mắt vào năm 2025.

Sức hút bất chấp thời gian của "kẻ thù" Batman

Trong danh sách đề cử cho Giải Oscar lần thứ 92, bộ phim về nguồn gốc đầy bạo lực và u tối của kẻ thù không đội trời chung của Batman – Joker – đã dẫn đầu với 11 đề cử.

Câu chuyện về kẻ thủ lớn của Batman - Joker - được cả khán giả và giới phê bình yêu thích. Bộ phim thống trị phòng vé, nhanh chóng trở thành phim hạng R có doanh thu cao nhất mọi thời đại, và là phim đầu tiên vượt qua mốc 1 tỷ đô la. Đây cũng là kỷ lục phim chuyển thể từ truyện tranh có lợi nhuận cao nhất mọi thời đại.

Với tất cả những thành công về mặt thương mại và chuyên môn này, bộ phim Joker được đề cử nhiều giải thưởng không khiến nhiều người ngạc nhiên. Nhưng nếu bạn dừng lại và suy nghĩ một chút, thì điều đó thực sự khá đáng kinh ngạc.

Tại sao? Bởi vì Joker đã hơn 80 tuổi!

Thương hiệu Batman: chinh phục khán giả qua nhiều thập kỷ

Sau 12 bộ phim về siêu anh hùng Batman, khán giả vẫn chưa bao giờ cảm thấy ngán. Vậy điều gì khiến thương hiệu “Dơi” vượt thời gian và gặt hái được thành công vang dội như vậy?

Đơn giản thôi!

Vì những nhà sáng tạo tài ba tại DC Comics hiểu sức mạnh của Storytelling - nghệ thuật xây dựng và kể chuyện để thu hút và chinh phục khán giả. Cũng giống như cách Batman tạo ra nhiều thế hệ fan hâm mộ, các thương hiệu muốn xây dựng hình ảnh ấn tượng cần làm được điều tương tự.

Thực tế, loạt phim Batman kể chuyện hay đến mức không học hỏi từ họ thì quả là một tội ác!