P
Pham Minh Tue

Creator @ Storytelling Lịch Sử Thương Hiệu

Thương Hiệu ChatGPT: Trí Tuệ Nhân Tạo và hàng “thật”, Ai ngon hơn?

ChatGPT, cỗ máy Trí Tuệ Nhân Tạo đình đám được OpenAI ra mắt vào cuối năm 2022, là đứa con tinh thần của hai cái tên đình đám: Elon Musk và Sam Altman. Chẳng có gì bất ngờ khi cỗ máy có khả năng trò chuyện y hệt như con người này nhanh chóng làm mưa làm gió trên thế giới, thu hút hơn một triệu người dùng thử nghiệm chỉ trong tuần đầu tiên.

Hai năm qua, độ hot của ChatGPT chưa từng giảm nhiệt, hứa hẹn sẽ còn bùng nổ trong tương lai. Mà cũng phải thôi, trong cả thập kỷ vừa qua, Trí Tuệ Nhân tạo (AI – Artificial intelligence) đã phát triển vượt bậc, và sự xuất hiện của ChatGPT mang đến một làn gió mới mẻ và thú vị.

Nền tảng này được thiết kế để thể hiện tất cả những gì mà 1 chatbot – hệ thống có thể hiểu yêu cầu và đưa ra phản hồi - sở hữu, bao gồm sự thông minh và khả năng giao tiếp. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng khám phá lịch sử của ChatGPT và hành trình để thương hiẹu này đạt đến đỉnh cao như hiện tại.

ChatGPT - Cơn gió mới thổi bùng làng công nghệ

ChatGPT là một nền tảng Trí Tuệ Nhận Tạo có thể trò chuyện với bạn y hệt như người thật. Nhờ vào công nghệ xử lý ngôn ngữ tự nhiên (natural language processing), ChatGPT có thể hiểu và đáp lại những gì bạn nói một cách mượt mà, tự nhiên.

Điểm nổi trội nhất của ChatGPT chính là khả năng trò chuyện đỉnh cao, khiến bạn cảm giác như đang nói chuyện với một con người thật. Ngoài khả năng “hỏi-đáp” thông thường, ChatGPT còn có thể trả lời các câu hỏi nối tiếp, bắt bẻ những thông tin sai lệch, và hơn thế nữa!

ChatGPT còn là trợ thủ cho những người làm công việc “sáng tạo” nội dung. Chỉ cần đưa ra yêu cầu, ChatGPT có thể “xuất khẩu” ra đủ thể loại văn bản như bài luận, email, hay thậm chí cả thơ ca. Điều khiến người dùng luôn cảm thấy bất ngờ chính là khả năng ChatGPT tao ra những đoạn văn và câu trả lời giống hệt con người.

ChatGPT – Bước tiến lịch sử của Trí Tuệ Nhân Tạo

ChatGPT không phải nền tảng Trí Tuệ Nhận Tạo đầu tiên. Tuy nhiên, đây chính là "cú hích" quan trọng, đánh dấu bước tiến nhảy vọt trong khả năng xử lý và phản hồi bằng ngôn ngữ thật - sự trỗi dậy của AI.

Đứng sau cỗ máy này chính là OpenAI, một công ty nghiên cứu và triển khai các công nghệ Trí Tuệ Nhân Tạo. OpenAI được thành lập vào năm 2015 bởi hai bộ óc siêu phàm: Sam Altman và Elon Musk, lúc bấy giờ là đồng chủ tịch. Tuy nhiên, Musk đã rời khỏi hội đồng quản trị vào năm 2018, và Altman lên thay thế vào năm sau. Cùng góp sức tạo nên OpenAI còn có Greg Brockman, Giám đốc Công nghệ (CTO) và Ilya Sutskever, Giám đốc Nghiên cứu.

OpenAI ban đầu là một tổ chức nghiên cứu Trí Tuệ Nhân Tạo phi lợi nhuận, với sứ mệnh phát triển trí thông minh tổng hợp nhân tạo (AGI) nhằm hỗ trợ và mang lại lợi ích cho loài người.

Đến năm 2019, khi Musk rời đi và Altman lên nắm quyền, OpenAI chuyển sang mô hình mới, với mục tiêu là thu hút thêm nhà đầu tư, từ đó đẩy nhanh quá trình nghiên cứu và phát triển.

OpenAI LP, một pháp nhân mới hoạt động dưới sự kiểm soát của OpenAI Inc. Ngoài ra, Microsoft cũng tham gia với vai trò nhà đầu tư và sở hữu một phần nhỏ cổ phần, cùng với khoản đầu tư từ Elon Musk.

Với sự hậu thuẫn của các ông lớn, OpenAI có thể tập trung toàn lực vào các hệ thống AI mới. Và Altman chính là bộ não đứng sau sáng kiến khởi động dự án ChatGPT.

Logo gây ấn tượng của ChatGPT

Logo đầu tiên của ChatGPT ra mắt vào tháng 11 năm 2022 và giữ nguyên cho đến tận bây giờ. Thiết kế logo đơn giản với một hình khối giống như một lục giác cách điệu. Các góc của hình được bo tròn mềm mại, các cạnh nối nhau tạo cảm giác như những mắt xích.

Nhìn kỹ hơn, logo này còn gợi liên tưởng đến một cơn lốc xoáy thu nhỏ, giống như biểu tượng thường thấy khi tải trang web hoặc mở ứng dụng. Thậm chí, có người còn cho rằng logo của ChatGPT giống với biểu tượng vô cực của người Armenia thời xưa.

GPT-1: Ra mắt ấn tượng

Tháng 6 năm 2018 đánh dấu sự ra đời của GPT-1 – nền tảng đầu tiên của, với 117 triệu tham số (parameter – dữ liệu được đưa cho AI phân tích và tổng hợp thành dữ liệu của hệ thống) . Ngay khi ra mắt, GPT-1 đã nhanh chóng nổi đình nổi đám nhờ khả năng xử lý đa dạng và tốc độ ấn tượng. GPT-1 hoàn chình các nhiệm vụ phân tích cảm xúc, đọc hiểu văn bản và nhiều chức năng khác, khiến người dùng thích thú và thấy hữu ích.

GPT-2: Nâng cấp sức mạnh

Tháng 2 năm 2019, OpenAI giới thiệu GPT-2 với 1,5 tỷ tham số. Phiên bản này cho phép nền tảng khai thác thông tin từ internet và trả lời các truy vấn của người dùng.

GPT-2 có khả năng thực hiện nhiều tác vụ hơn với tốc độ nhanh hơn, đồng thời có thể xử lý đa dạng chức năng mà không cần huấn luyện chuyên sâu cho từng nhiệm vụ cụ thể. OpenAI đã khôn ngoan khi cho ra đời những phiên bản cải tiến nhỏ để hỗ trợ nghiên cứu hiệu quả.

GPT-3: Ông vua của Trí Tuệ Nhân Tạo

Năm 2020, OpenAI chính thức bước vào kỷ nguyên GPT-3 với 175 tỷ tham số - số lượng dữ liệu nhất được đưa vào để huấn luyện 1 hệ thống AI từ trước đến nay. Mặc dù sở hữu sức mạnh vượt trội, GPT-3 cũng vướng phải lo ngại về vấn đề thông tin sai lệch.

OpenAI đã cung cấp quyền truy cập công khai vào GPT-3 thông qua API. Điều này cho phép các bên thứ ba tận dụng công nghệ AI, đồng thời giúp OpenAI kiểm soát quyền truy cập.

GPT-3.5: InstructGPT ra đời

InstructGPT ra đời vào tháng 1/2022 - với sứ mệnh nâng cấp ChatGPT, giảm thiểu những phản hồi gây khó chịu, đảm bảo thông tin chính xác và cung cấp câu trả lời hữu ích nhất cho người dùng.

GPT-3.5 chính là bộ não quyền lực hiện tại của ChatGPT. Đây là phiên bản nâng cấp của GPT-3, có khả năng hiểu và tạo ra cả đoạn hội thoại dùng ngôn ngữ tự nhiên, cũng như phản hồi những đoạn mã lệnh (source code) hỗ trợ những người developer.

GPT-4: Thấu hiểu mọi thử thách

Tháng 3 năm 2023, GPT-4 chính thức trình làng với gói đăng ký ChatGPT Plus trả phí. Phiên bản này giúp ChatGPT vượt trội trong các tác vụ phức tạp. Mỗi bản cập nhật đều hướng đến mục tiêu cải thiện độ chính xác của câu trả lời và giảm thiểu tối đa các phản hồi tiêu cực.

Điểm nhấn của GPT-4 là khả năng "đọc hiểu" yêu cầu, lên đến 25.000 từ cho người dùng trả phí. Ngoài ra, GPT-4 còn có thể xử lý cả hình ảnh.

ChatGPT vs InstructGPT

Cả hai nền tảng đều được huấn luyện từ kho dữ liệu khổng lồ gồm văn bản và code, đồng thời cung cấp các phản hồi giống hệt con người. Cấu trúc hoạt động cũng tương tự nhau: người dùng đặt câu hỏi và nhận câu trả lời. Tuy nhiên, vẫn có những điểm khác biệt giúp chúng ta dễ dàng phân biệt:

InstructGPT: trợ thủ đắc lực

InstructGPT được tinh chỉnh từ mô hình GPT-3 của OpenAI, hướng đến việc hiểu rõ câu hỏi của người dùng và đưa ra câu trả lời chính xác. Nói cách khác, InstructGPT sẽ làm việc như 1 trợ thủ đắc lực của người dùng.

ChatGPT: trò chuyện chân thật

ChatGPT sở hữu khả năng trong việc ghi nhớ nội dung xuyên suốt. Dù cuộc trò chuyện kéo dài bao lâu, ChatGPT vẫn có thể nhớ rõ các chi tiết và duy trì mạch lạc.

Tóm lại, điểm khác biệt chính giữa ChatGPT và InstructGPT nằm ở mục đích sử dụng: ChatGPT thiên về các cuộc trò chuyện thông thường, trong khi InstructGPT tập trung hỗ trợ người dùng chi tiết hơn.

Thương Hiệu ChatGPT: Hành trình từ người trò chuyện thành trợ thủ đa năng

OpenAI liên tục cải tiến ChatGPT qua từng năm, và mỗi bản cập nhật đều đánh dấu bước tiến vượt bậc của nền tảng này. Không chỉ gây bão ngay từ khi ra mắt, mỗi phiên bản mới của ChatGPT lại thay đổi cách nhìn của chúng ta về công nghệ của tương lai – Trí Tuệ Nhân Tạo.

Tuy nhiên, quyền truy cập dữ liệu cá nhân của người dùng cũng là một vấn đề đáng lưu tâm đối với các mô hình như ChatGPT. Hiện tại, ChatGPT đang nỗ lực để cân bằng giữa tính riêng tư và hiệu quả hoạt động.

Với những bước tiến ngoạn mục, ChatGPT ngày càng trở nên thông minh, hữu ích và đáng tin cậy hơn. Chắc chắn trong tương lai, ChatGPT sẽ còn tiếp tục phát triển và mang đến nhiều bất ngờ thú vị.