Gamification Marketing có phải chỉ là “mốt” nhất thời?
Xu hướng Gamification bắt đầu nở rộ trong thời gian gần đây khi chứng kiến hàng loạt các tên tuổi lớn triển khai như Coca-Cola, McDonald’s, Starbucks, Momo, Shopee… với các chiến dịch lừng lẫy. Một số người cho rằng Gamification chỉ như một trào lưu nổi lên nhất thời và chỉ có những ông lớn trong ngành mới có thể “chơi tất tay” được. Liệu điều này có đúng? Gamification Marketing có phải chỉ là “mốt” nhất thời? Hãy cùng VietGuys theo dõi bài viết sau để tìm câu trả lời nhé.
Gamification và Game có giống nhau?
Game thực chất được sản xuất để thu hút và giúp người chơi giải trí, thư giãn, mang lại những phút giây vui vẻ mà không hướng đến các mục tiêu xa hơn. Trong khi đó, Gamification, ngoài việc hướng đến sự giải trí còn có các mục tiêu khác như tăng cường khả năng tương tác, kết nối giữa thương hiệu với khách hàng, quảng bá thương hiệu, thu thập dữ liệu và kích thích việc bán hàng.
Game được sản xuất để thu hút và giúp người chơi giải trí, trong khi đó, Gamification, ngoài việc hướng đến sự giải trí còn có các mục tiêu khác như tăng cường khả năng tương tác, kết nối giữa thương hiệu với khách hàng.
Trên thực tế, Gamification đang là cách thức được nhiều doanh nghiệp hướng đến nhằm gia tăng trải nghiệm khách hàng. Những cái tên nổi bật có thể kể đến như Coca-Cola, McDonald’s, Starbucks, Costa Coffee, MoMo, Shopee hay Lazada...
Một số người cho rằng Gamification chỉ là “xu hướng nhất thời” và sẽ biến mất theo thời gian. Tuy nhiên, Gamification là một khái niệm đã xuất hiện từ lâu, vào những năm đầu của thế kỷ 21 và các ý tưởng xoay quanh cũng đã tồn tại từ trước đó.
Năm 2002, Raph Koster, một nhà phát triển trò chơi nổi tiếng đã xuất bản cuốn sách “A Theory of Fun for Game Design”, trong đó ông giới thiệu các ý tưởng về tính vui vẻ và hứng thú trong thiết kế trò chơi. Cuốn sách đã đóng góp vào việc nổi lên của xu hướng Gamification bằng cách đưa ra các khái niệm cơ bản về tâm lý học của trò chơi.
Trong thực tế, Gamification cũng được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau trong đời sống hằng ngày như giúp học sinh dễ dàng nắm bắt bài học hay giúp kết nối các cá nhân trong nội bộ doanh nghiệp cũng như giúp họ nắm bắt thông tin văn hóa công ty dễ dàng.
Có thể thấy, Gamification là một yếu tố cần thiết trong việc tăng cường sự hứng thú, tham gia và sự cam kết của mọi người.
Khi Game được mang vào trong Marketing
Gamification Marketing là việc áp dụng các yếu tố trò chơi như điểm số, cấp độ, bảng xếp hạng, thách thức, phần thưởng... vào trong hoạt động Marketing để thúc đẩy sự tương tác, tham gia và trung thành của khách hàng, qua đó tạo nên một trải nghiệm thú vị và khác biệt.
Theo báo cáo của Mordor Intelligence, vào năm 2020, thị trường Game hóa đã chạm mốc 10,19 triệu USD và dự kiến sẽ tăng lên gấp 3 lần vào năm 2026. Điều này là minh chứng rõ ràng nhất cho sức hấp dẫn mà Gamification Marketing đem lại cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp.
Nhìn vào biểu đồ trên có thể thấy, bán lẻ là ngành có tỷ lệ ứng dụng Gamification Marketing cao nhất với 28,6%. Top 3 còn có sự góp mặt của ngành Giáo dục & Nghiên cứu và Ngân hàng.
Ngoài ra, biểu đồ còn thể hiện mức độ gần như tương đồng giữa các ngành trong việc ứng dụng Gamification vào hoạt động Marketing khi không có ngành nào lấn át hoàn toàn ngành nào và không có ngành nào có tỷ lệ thấp hẳn. Điều này cho thấy, Gamification Marketing đang là mối quan tâm của hầu hết các ngành nghề và hầu hết các nhóm ngành đều đã bước một chân vào việc triển khai game hóa.
Lý do Gamification Marketing có thể thành công đến vậy là do khai thác được tâm lý hành vi chung của mọi người: thích vui chơi, mạo hiểm, cảm giác hồi hộp, cảm giác chiến thắng... Đó là những cảm xúc tích cực mà ai cũng muốn trải qua và hoạt động Gamification giúp họ thỏa mãn điều đó.
Do vậy, thay vì cố gắng tiếp cận khách hàng một cách gượng ép, chiêu trò, hãy sử dụng các yếu tố game để khách hàng tự tìm đến bạn một cách thích thú. Bề ngoài có vẻ là một game nhỏ, thú vị, nhưng lồng ghép trong đó là các yếu tố giúp bạn quảng bá thương hiệu, truyền tải thông điệp về sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.
Khách hàng thậm chí chẳng nhận ra là bạn đang quảng cáo. Họ chỉ cảm thấy vui và đặc biệt khi họ đang ở trong trạng thái vui vẻ thì khả năng ghi nhớ thông điệp cũng vô cùng cao. Khách hàng cũng đã nhận lại được giá trị từ quảng cáo của bạn và bạn cũng đạt được mục đích của mình.
Cách triển khai Gamification Marketing cho doanh nghiệp
Ắt hẳn bạn đã hiểu rõ về vai trò của Gamification trong Marketing. Câu hỏi được đặt ra tiếp theo là: Triển khai như thế nào? Triển khai làm sao cho hiệu quả mà phải tối ưu chi phí?
1. Xác định mục tiêu
Đầu tiên, cũng giống như trong bất cứ chiến dịch Marketing nào, doanh nghiệp cũng cần vạch rõ mục tiêu muốn đạt được khi triển khai Gamification Marketing. Chẳng hạn như tăng cường sự tham gia và tương tác của khách hàng, tăng tỷ lệ chuyển đổi, thúc đẩy doanh số bán hàng, thu thập dữ liệu hay cải thiện trải nghiệm khách hàng…
Đặc biệt, mục tiêu đưa ra phải rõ ràng, khả thi, liên quan đến chiến dịch, có thời hạn cụ thể và đo lường được (theo phương pháp SMART).
2. Tìm hiểu rõ về đối tượng mục tiêu
Khi triển khai Gamification Marketing, doanh nghiệp cần phân tích đặc điểm, sở thích, hành vi và động lực của khách hàng mục tiêu. Điều này sẽ giúp bạn tạo ra một trải nghiệm Gamification phù hợp và hấp dẫn.
Theo đó, bạn có thể chia khách hàng thành các nhóm nhỏ dựa trên các tiêu chí như độ tuổi, giới tính, sở thích và hành vi chơi game của đối tượng mục tiêu. Hành vi chơi game có thể được phân thành 4 nhóm cơ bản như sau:
- Thích một mình: Là nhóm người thích chơi game một mình mọi lúc mọi nơi. Gameplay được thiết kế cho nhóm này sẽ có bảng xếp hạng để người chơi có thể cạnh tranh với “những người không quen biết” và giành vị trí chiến thắng khi đạt được số điểm nhất định.
- Hay la cà: Là nhóm người thích chơi game ở một địa điểm nhất định như quán cafe, trà sữa, quán ăn, quán bia, siêu thị, cửa hàng. Gameplay có thể được thiết kế làm sao đó để các người chơi cạnh tranh với nhau nhằm đạt kỷ lục cao nhất tại địa điểm chơi game.
- Khoái tiệc tùng: Là nhóm người thích chơi cùng với nhóm bạn ở bất kỳ nơi nào. Nhóm người này sẽ thích chơi game, cạnh tranh với bạn bè, ai thua phải làm theo luật chơi.
- Đam mê tỏa sáng: Là nhóm người chơi luôn muốn giành chiến thắng trong tất cả cuộc chơi. Họ thích cạnh tranh với những người chơi khác khi đang ở cùng một địa điểm cụ thể (quán bia, quán rượu). Những người chơi xếp hạng cao sẽ được giải thưởng từ quán hoặc nhãn hàng.
3. Lựa chọn loại game phù hợp
Hầu hết các doanh nghiệp khi chọn game để triển khai thì đều tập trung vào việc tạo ra một mini game với gameplay xuất sắc, đồ họa, phối cảnh đẹp mắt… để phục vụ chiến dịch trong khoảng hai đến ba tuần. Rồi sau đó minigame này không thể sử dụng lại. Không những vậy, chi phí phát triển một game độc lập là không hề rẻ, tốn rất nhiều thời gian nhưng chỉ sử dụng trong một khoảng thời gian ngắn.
Thay vào đó, doanh nghiệp nên lựa chọn một chuỗi game có thể linh động sử dụng và tùy biến theo từng chiến dịch tương tác với người dùng. Các chiến dịch này được gọi chung là System Campaign. Cụ thể hơn, đây chính là một hệ thống các chiến dịch Gamification Marketing sử dụng nhiều game khác nhau với gameplay đa dạng. Những chiến dịch này có thể được duy trì trong thời gian dài và tùy chỉnh linh hoạt theo nhu cầu riêng của từng nhãn hàng.
Lấy cảm hứng từ cách thức hoạt động của Nintendo Entertainment System – người chơi có thể trải nghiệm nhiều trò chơi khác nhau trên một chiếc máy, thuật ngữ “Gamifying The Master Channel” ra đời để giúp các thương hiệu gia tăng tương tác với khách hàng nhờ cung cấp hàng loạt trải nghiệm thông qua game trên kênh tương tác chủ đạo “The Master Channel”. Cách làm này cho phép doanh nghiệp tùy biến các chiến dịch Gamification Marketing theo từng mục tiêu kinh doanh cụ thể. Từ đó mang lại cho khách hàng nhiều trải nghiệm hấp dẫn, tạo tương tác hai chiều và gắn kết mật thiết với khách hàng.
Với hệ thống game đa dạng có sẵn và được cấu hình nhanh chóng trên nền tảng Zalo Mini App, Gamifying The Master Channel sẽ giúp doanh nghiệp lựa chọn được các loại game phù hợp và triển khai nhanh chóng, tối ưu chi phí. Hơn hết, giúp người dùng có được trải nghiệm chơi game dễ dàng trên một nền tảng vốn phổ biến với hơn 76 triệu người sử dụng thường xuyên như Zalo, không cần phải tải ứng dụng mới hay đăng nhập phức tạp.
Có thể bạn đang nghĩ việc phải tìm đơn vị triển khai lập trình Gamification, thiết kế giao diện, tư vấn Marketing như trên sẽ tốn kém hơn giải pháp Marketing thông thường. Điều này hoàn toàn sai, hiện tại có rất nhiều đơn vị đủ năng lực có thể thiết kế một hay một chuỗi Gamification cho bạn chỉ trong thời gian ngắn với chi phí tối ưu tùy theo yêu cầu của bạn.
4. Lựa chọn nền tảng triển khai hiệu quả
Doanh nghiệp có thể tích hợp game vào website hoặc ứng dụng riêng của mình để thu hút và giữ chân người dùng.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng có thể cân nhắc triển khai Gamification trên các nền tảng vững chắc khác về khả năng tiếp cận và tương tác xã hội như Super App, Social App. Với lượng người dùng khổng lồ sẵn có trên các nền tảng này sẽ mang lại nhiều lợi ích đáng kể cho doanh nghiệp.
Dù doanh nghiệp đang nhắm đến đối tượng khách hàng nào hay bán sản phẩm/dịch vụ nào thì ắt hẳn khách hàng tiềm năng của bạn đều sẽ sử dụng những Super App, Social App như MoMo, Zalo. Vì vậy quảng bá thương hiệu thông qua các trò chơi trên các nền tảng này là một trong những chiến lược hiệu quả hiện nay.
Chẳng hạn như Coca Cola với chiến dịch “Giờ nghỉ bừng hứng khởi” với điểm nhấn là game tương tác hai chiều “Giai điệu bừng hứng khởi – Ahhh cùng Coca-Cola” tận dụng sức mạnh của The Master Channel và bộ đôi Zalo OA, Zalo Mini App đã thu hút hơn 75.000 người tham gia thu về hơn 1,5 triệu lượt chơi game, con số này vẫn đang tăng trưởng không ngừng.
Theo đó, người dùng chỉ cần quét mã hoặc truy cập đường link trên quảng cáo của Coca-Cola tại các kênh Social Media là sẽ đến thẳng giao diện chơi game trên Zalo Mini App mà không cần phải tải app game hay đăng nhập để ghi nhận phần thưởng. Chỉ cần đồng ý chia sẻ thông tin, bật mic và camera, thế là người chơi đã có thể tham gia dễ dàng và nhận phần thưởng từ thương hiệu.
Đặc biệt những thông tin của khách hàng sẽ được nền tảng dữ liệu khách hàng PangoCDP ghi nhận và tổng hợp theo thời gian thực, bao gồm cả các hành vi diễn ra trong game. Các dữ liệu này chính là tiền đề để đội ngũ Marketing của Coca Cola có thể tiến hành phân nhóm theo các tiêu chí về độ tuổi, giới tính, sở thích, hành vi chơi game, địa chỉ… giúp tái tiếp cận cá nhân hóa thông qua tin nhắn Zalo OA với chi phí tối ưu hơn rất nhiều.
Chủ động sở hữu dữ liệu khách hàng phục vụ cho mục tiêu dài hạn về chăm sóc, bán hàng và tích hợp với các nền tảng quảng cáo để chạy chiến dịch Retargeting một cách bài bản, tối ưu chi phí chính là bước đột phá trong chiến dịch này.
5. Xây dựng hệ thống phần thưởng hấp dẫn
Để có được một chiến dịch Gamification Marketing thành công thì không thể nào không nói đến yếu tố phần thưởng, giúp góp phần quan trọng vào việc kích thích người dùng tham gia các trò chơi và nâng cao hiệu quả.
Có một sự thật rằng nếu khách hàng tham gia Gamification của bạn mà không nhận được bất cứ giá trị gì từ chiến dịch thì chắc chắn chiến dịch đó sẽ rất khó thành công dù bạn có cố gắng đưa các yếu tố giải trí vui vẻ nào vào đi nữa. Hãy cho khách hàng tham gia game của bạn cảm nhận được các phần thưởng có lợi khi họ tham gia cũng như luôn tồn tại các yếu tố công bằng và minh bạch trong đó.
Một số tiêu chí giúp doanh nghiệp lựa chọn được phần thưởng phù hợp và hấp dẫn:
- Phần thưởng phải có giá trị thực sự đủ để tạo động lực tham gia mạnh mẽ cho khách hàng và làm họ cảm thấy mình nhận được lợi ích khi tham gia.
- Phần thưởng phải tương xứng với mỗi thứ hạng hay điểm số của người chơi, tạo sự công bằng.
- Phần thưởng có thể là quà tặng vật lý, voucher hoặc coupon giảm giá hay Mobile Topup (tặng mã thẻ cào), tuy nhiên doanh nghiệp cần bổ sung thêm yếu tố nhận diện thương hiệu trên quà tặng để giúp người nhận ghi nhớ nhiều hơn về thương hiệu
- Tính toán cẩn thận số lượng quà tặng và thiết lập tỷ lệ phù hợp cho từng phần quà nhằm đạt được mục tiêu gia tăng doanh số cũng như giảm chi phí Marketing.
- Lựa chọn đơn vị tư vấn và cung cấp giải pháp quà tặng uy tín giúp doanh nghiệp chọn được những quà tặng phù hợp cho khách hàng.
Sau cùng, hãy cho phép khách hàng theo dõi tiến độ của họ trong hoặc sau mỗi trò chơi, cho họ biết còn bao lâu nữa họ có thể nhận thưởng, tạo cho họ cảm giác được nhận thưởng và có động lực để tiếp tục tham gia.
6. Quảng cáo chiến dịch Gamification
Thực tế chiến dịch Gamification Marketing dù có được đầu tư bài bản đến đâu nhưng nếu không được quảng bá rộng rãi thì chắc chắn cũng sẽ không có khách hàng tham gia như kỳ vọng. Nói cách khác, một chiến dịch Gamification cũng cần được Marketing để mọi người xung quanh biết.
Quảng bá một chiến dịch Gamification Marketing đòi hỏi sự kết hợp của nhiều kênh truyền thông và chiến lược khác nhau để thu hút sự chú ý và tham gia của khách hàng. Bạn có thể quảng bá chiến dịch thông qua các kênh truyền thông hiện có như mạng xã hội, website, SMS hay Email Marketing... hoặc trên các kênh mà khách hàng tiềm năng của bạn thường xuyên sử dụng.
Ngoài ra, doanh nghiệp cũng nên xem xét việc thêm các tính năng có khả năng thu hút người chơi mới bằng cách tận dụng cơ sở người chơi hiện tại để chia sẻ, mời bạn bè, người thân cùng tham gia để họ có thêm lượt chơi hoặc tích điểm… Một game dễ dàng chia sẻ với bạn bè và có mức độ lan tỏa cao sẽ giúp việc quảng bá chiến dịch Gamification của bạn trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn.
7. Đánh giá và điều chỉnh
Yếu tố cuối cùng không thể thiếu trong bất kỳ chiến dịch Gamification Marketing nào chính là đo lường, đánh giá và điều chỉnh cho phù hợp. Đồng thời, các Marketer cũng cần phải chú trọng vào yếu tố thu thập dữ liệu khách hàng từ các chiến dịch này.
Một hệ thống như PangoCDP sẽ hoàn toàn phù hợp để tập hợp dữ liệu người chơi từ các mini game. Đồng thời cung cấp báo cáo chi tiết về lượng truy cập, chuyển đổi, sử dụng quà tặng qua game... theo thời gian thực giúp doanh nghiệp dễ dàng theo dõi và điều chỉnh kịp thời để gia tăng hiệu quả.
Bài viết tạm khép lại tại đây với các thông tin chung khái quát về một chiến dịch Gamification Marketing cho doanh nghiệp. Bạn đọc quan tâm về chuỗi các bài viết liên quan đến Gamification Marketing cho từng ngành hàng có thể truy cập website VietGuys để tiếp tục đón đọc nhé!