TVC là gì? Các yếu tố tạo nên một TVC thành công

TVC là gì? Các yếu tố tạo nên một TVC thành công

TVC được xem là một trong những hình thức quảng cáo được các doanh nghiệp thường xuyên sử dụng để quảng bá sản phẩm, dịch vụ của mình. Nhưng TVC là gì và đâu là yếu tố giúp một TVC trở nên thành công, cùng AIM Academy khám phá trong bài viết dưới đây nhé!

I. TVC là gì?

TVC được viết tắt từ “Television Commercial” được hiểu là quảng cáo trên truyền hình thông qua video để quảng bá sản phẩm, dịch vụ hoặc thông điệp quảng cáo khác đến khán giả.

Với mục đích thu hút sự chú ý của khán giả một cách nhanh chóng và hiệu quả, TVC thường có độ dài từ 15 đến 60 giây. TVC là sự kết hợp độc đáo giữa âm nhạc, hình ảnh và văn bản để khán giả có ấn tượng mạnh về sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp đang muốn truyền tải.

II. Các loại hình TVC phổ biến

1. TVC Advertising – Quảng cáo truyền hình

Ví dụ về TVC advertising của aba

Quảng cáo truyền hình sử dụng các đoạn phim ngắn để quảng bá sản phẩm, dịch vụ, thông điệp quảng cáo của doanh nghiệp trên nền tảng truyền thông đại chúng, phổ biến nhất là truyền hình. TVC Advertising có tỉ lệ tiếp cận người xem cao, đặc biệt là trong các khung giờ vàng, tuy nhiên cũng chiếm chi phí cao và được kiểm soát khắt khe hơn về nội dung quảng cáo.

2. TVC Online – Quảng cáo trực tuyến

TVC Online thường tập trung vào các kênh trực tuyến như: Facebook, Youtube, Instagram để quảng bá rộng rãi thông điệp mà doanh nghiệp muốn truyền tải đến người xem. So với quảng cáo truyền hình thì quảng cáo trực tuyến sử dụng chi phí thấp hơn, có thể nhắm tới các đối tượng cụ thể dựa trên nhân khẩu học, hành vi người dùng…

Đây là một loại TVC được các doanh nghiệp lựa chọn vì tính hiệu quả mà nó mang lại.

3. TVC 3D

TVC 3D giúp gây ấn tượng mạnh và tăng sự chú ý của người xem nhờ vào việc sử dụng các hiệu ứng, hình ảnh 3D sống động, mới lạ. Loại TVC này tăng trải nghiệm thị giác cho người xem với những hiệu ứng độc đáo được tạo nên từ các phần mềm và công nghệ đồ hoạ kết hợp với âm thanh sinh động.

TVC 3D thường được dùng trong biển quảng cáo ngoài trời kỹ thuật số (hay còn gọi là digital OOH).

4. TVC tuyển dụng và truyền thông nội bộ

Đặc điểm của TVC tuyển dụng và truyền thông nội bộ

Khác với các loại TVC trên thì TVC tuyển dụng và truyền thông nội bộ chủ yếu tập trung vào truyền tải hình ảnh, văn hoá doanh nghiệp, sản phẩm, dịch vụ, chế độ đãi ngộ của công ty, tổ chức. Những thông điệp trên được truyền tải rộng rãi trong chính nội bộ công ty hoặc với các ứng viên tiềm năng trên thị trường nhằm xây dựng hình ảnh doanh nghiệp, gắn kết nhân viên hay thu hút nhân tài trong tương lai.

III. Ưu điểm và nhược điểm của TVC

1. Ưu điểm

Tuy đã có phần “lỗi thời” và kém phổ biến hơn so với các loại hình quảng cáo digital ở thời điểm hiện tại, TVC (hay quảng cáo trên truyền hình) vẫn là một công cụ mạnh mẽ, một “kênh” tiềm năng nhờ một số lợi ích đặc biệt:

  • Phạm vi quảng bá lớn nhờ độ phủ rộng rãi: Quảng cáo TVC cho phép bạn tiếp cận một lượng lớn người xem cùng một lúc. Truyền hình vẫn là một trong những phương tiện truyền thông được tiêu thụ rộng rãi nhất trên toàn cầu, và nó có thể xâm nhập cả vào các khu vực đô thị và nông thôn, tiếp cận các đối tượng dân số đa dạng, bao gồm những người có thể không hoạt động trên các nền tảng kỹ thuật số.
  • Mang lại trải nghiệm visual trọn vẹn: Truyền hình kết hợp cả yếu tố âm thanh và hình ảnh, tạo ra một trải nghiệm đa giác quan có thể rất hấp dẫn. Điều này cho phép các nhà quảng cáo truyền đạt thông điệp của họ với hình ảnh sống động, câu chuyện cuốn hút và kích hoạt cảm xúc, làm cho nó trở nên khó quên đối với người xem.
  • Xây dựng thương hiệu: TVC cung cấp một nền tảng lý tưởng để xây dựng và tăng cường nhận thức về thương hiệu. Thông qua việc tiếp xúc lặp lại trong thời gian, quảng cáo truyền hình có thể giúp củng cố danh tiếng thương hiệu, hình thành nhận thức của người tiêu dùng và tạo ra một vị thế thương hiệu mạnh mẽ trên thị trường..
  • Tác động mạnh mẽ và kết nối cảm xúc: TVC cho phép các nhà quảng cáo gợi lên các cảm xúc mạnh mẽ và tạo ra các câu chuyện ấn tượng có ảnh hưởng đối với người xem. Việc kể chuyện cảm động có thể tạo ra ấn tượng sâu sắc trên khán giả, ảnh hưởng đến thái độ và quyết định mua hàng của họ.
  • Bổ sung cho digital ads: Mặc dù quảng cáo số đã phát triển đáng kể, TVC vẫn là một phần không thể thiếu của một chiến lược marketing toàn diện (cụ thể là trong các chiến dịch IMC). TVC có thể bổ sung cho các nỗ lực kỹ thuật số bằng cách củng cố thông điệp qua nhiều điểm tiếp xúc, tăng cường nhận thức thương hiệu và thúc đẩy việc chuyển đổi.
  • Linh hoạt và sáng tạo: Quảng cáo truyền hình cung cấp một loạt các khả năng sáng tạo, cho phép các marketer thử nghiệm với các định dạng, hình ảnh và kỹ thuật kể chuyện khác nhau. Điều này cho phép thương hiệu nổi bật trong một môi trường quảng cáo đông đúc và thu hút sự chú ý của khán giả một cách hiệu quả.

2. Nhược điểm

Tuy vẫn còn nhiều lợi ích, nhưng không thể phủ nhận rằng TVC đang dần “chết mòn” trong vùng đất của quảng cáo, khi từ người làm marketing đến cả khán giả đều không ưa chuộng loại hình này. Đây là một vài lý do khiến TVC bị “thất sủng” ở thời điểm hiện tại:

  • Chi phí đắt đỏ: TVC được xem là một trong những công cụ marketing tốn kém nhất hiện nay, với một quy trình “dài hơi” cùng tấm hóa đơn dài không kém (chi phí cho kịch bản, diễn viên, chi phí sản xuất bao gồm ekip, đạo cụ chuyên nghiệp,…). Ngoài ra, các media planner còn phải tính toán chi phí mua slot quảng cáo:
    • Khung giờ: khung giờ càng “cao điểm”, giá sẽ càng đắt
    • Kênh hoặc show truyền hình: tương ứng, kênh hay show truyền hình nào càng nhiều người xem thì giá sẽ càng đắt
    • Thời lượng phát sóng: Giá cả sẽ tỉ lệ thuận với thời lượng phát sóng – càng phát đi phát lại nhiều lần thì giá càng đắt nốt.
  • Hạn chế về “chọn” khán giả mục tiêu: Mặc dù có sự tiến bộ nhưng TVC vẫn thiếu đi khả năng nhắm mục tiêu chính xác của các nền tảng quảng cáo số. Người quảng cáo ít kiểm soát hơn về việc ai thấy quảng cáo của họ so với quảng cáo trực tuyến, dẫn đến sự không hiệu quả trong việc tiếp cận các tệp khán giả mong muốn.
  • Môi trường nhiễu loạn và cạnh tranh: Người xem truyền hình thường xuyên phải tiếp xúc, tiêu thụ một loạt các quảng cáo trong các “khung giờ vàng”, dẫn đến tình trạng quảng cáo quá nhiều. Với nhiều thương hiệu cạnh tranh trong một thời gian giới hạn, quảng cáo TVC gặp khó khăn trong việc trở nên nổi bật và thu hút sự chú ý của khán giả một cách hiệu quả.
  • Không thể theo dõi sự tương tác: Khác với digital, TVC thiếu các chỉ số đo lường mạnh mẽ để theo dõi sự tương tác và đo lường ROI). Người làm marketing sẽ gặp khó khăn trong việc xác định số lượng người xem, thời gian họ xem quảng cáo, hoặc liệu họ đã thực hiện bất kỳ hành động nào hay không. Thiếu đo lường chính xác này làm cho việc đánh giá hiệu quả của các chiến dịch TVC trở nên khó khăn.
  • Sự không tin cậy và hành vi bỏ qua quảng cáo: Với sự phát triển của các dịch vụ phát trực tuyến và các thiết bị ghi video số (DVR), người xem có nhiều quyền kiểm soát hơn đối với trải nghiệm xem truyền hình của họ. Nhiều người xem chọn bỏ qua quảng cáo hoàn toàn bằng cách sử dụng tính năng tua nhanh hoặc công nghệ chặn quảng cáo, làm giảm sự tiếp cận và tác động của quảng cáo TVC.
  • Độ linh hoạt hạn chế: Quảng cáo trên truyền hình thường cần một quá trình dài hơi (có thể từ vài tháng đến cả năm) để sản xuất và lập kế hoạch phát hành. Bất kỳ thay đổi hoặc cập nhật nào đối với quảng cáo thường đòi hỏi chi phí bổ sung và những thách thức về logistics. Sự thiếu linh hoạt này có thể gây khó khăn trong các ngành công nghiệp phát triển nhanh hoặc khi phản ứng với điều kiện thị trường động.
  • Sự sụt giảm người xem: Mặc dù truyền hình vẫn là phương tiện chiếm ưu thế, xu hướng người xem đang thay đổi với sự phát triển của các nền tảng phát trực tuyến và các hình thức giải trí thay thế. Khi các thế hệ trẻ ngày càng chuyển sang các kênh số để tiêu thụ nội dung, sự tiếp cận và hiệu quả của quảng cáo TVC giữa các nhóm đối tượng dân số có thể giảm đi theo thời gian.

Tóm lại, quảng cáo TVC vẫn là một khoản đầu tư quý giá đối với các thương hiệu muốn tiếp cận một đối tượng lớn, xây dựng nhận thức về thương hiệu và tạo ra kết nối ý nghĩa với người tiêu dùng thông qua câu chuyện cuốn hút và nội dung hấp dẫn về mặt hình ảnh.

Tuy nhiên, marketer cần cân nhắc những nhược điểm trên so với những lợi ích tiềm ẩn và xem xét tích hợp TVC với các kênh khác để có một chiến lược toàn diện hơn, tận dụng tốt hơn tính chất của TVC.

IV. Vai trò của TVC

Giới thiệu sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp: TVC quảng cáo giúp giới thiệu sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp đến với khách hàng một cách nhanh chóng, rộng rãi và ấn tượng.

Xây dựng nhận thức về thương hiệu: Với những thông điệp ý nghĩa, hình ảnh bắt mắt và tần suất xuất hiện thường xuyên thì TVC sẽ giúp khách hàng nhớ và hình thành nhận thức về thương hiệu tốt hơn.

Thúc đẩy bán hàng, tăng trưởng doanh số: Bằng cách tạo ra nội dung hấp dẫn và thông điệp ý nghĩa về sản phẩm, dịch vụ thì TVC sẽ giúp tăng sự thuyết phục mua hàng và thúc đẩy bán hàng.

V. Yếu tố quyết định làm nên một TVC thành công

1. Ý tưởng phù hợp và sáng tạo

Một TVC gây được ấn tượng mạnh mẽ với người xem cần được xây dựng từ một ý tưởng sáng tạo có nhiều điểm độc đáo, tuy nhiên vẫn phải đảm bảo sự phù hợp của ý tưởng TVC với Big Idea (ý tưởng của campain) và định hướng của doanh nghiệp.

2. Cách truyền tải ấn tượng

Khi đã có một kịch bản hay thì việc chọn được cách truyền tải sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc bạn kể câu chuyện của mình độc đáo và mới mẻ đến mức nào. Những yếu tố hình ảnh, âm thanh, kỹ xảo… phù hợp và sáng tạo sẽ giúp khai thác được tối đa hiệu quả của thông điệp mà TVC muốn truyền tải đến người xem.

3. Kênh truyền thông

TVC quảng cáo sẽ tiếp cận được rộng rãi và tối đa hoá hiệu quả nhất khi chọn đúng kênh truyền thông. Việc này thường được quyết định trước khi diễn ra quá trình sản xuất TVC, kênh truyền thông phải phù hợp với hành vi của khách hàng mục tiêu, độ dài, nội dung, hình ảnh của TVC.

Knorr là một thương hiệu thường gây ấn tượng mạnh với những TVC Tết ấm áp tình cảm gia đình. TVC được đăng tải trên các kênh owned media như: Facebook, Youtube và chiếu trên các kênh truyền hình VTV,…

4. Đa dạng chủ thể truyền tải

Bên cạnh chọn người nổi tiếng, người có tầm ảnh hưởng để kể câu chuyện của mình thì có thể thay thế bằng mascot hay những hình ảnh mang tính đại diện cho thương hiệu nhằm làm mới hình ảnh cũng như gây ấn tượng với người xem.

VI. Thực chiến với TVC tại Real Project của AIM Academy

Mỗi năm có rất nhiều TVC được tung ra bởi các thương hiệu, vậy làm sao để có một kịch bản TVC ấn tượng lại là một thách thức mới cho những người làm sáng tạo. Thế nên việc được trải nghiệm và hiểu rõ về quy trình lên ý tưởng cho TVC từ sớm sẽ là nền tảng vững chắc cho marketer trong tương lai.

Bạn chưa có nhiều kinh nghiệm về sáng tạo ý tưởng hay viết kịch bản cho TVC? Vậy thì REAL PROJECT sẽ là một chương trình đáng cân nhắc dành cho bạn! Bấm vào đây để tìm hiểu chi tiết về chương trình!