Marketer Lữ Thành Long
Lữ Thành Long

Content Writer @ STEP IT Academy Vietnam

Lộ trình thăng tiến trong ngành Marketing. Mất bao lâu để bạn lên đến vị trí CMO?

Lộ trình thăng tiến trong ngành Marketing. Mất bao lâu để bạn lên đến vị trí CMO?

Marketing trở thành một trong những ngành nghề được các nhân sự trẻ theo đuổi nhất không chỉ bởi tính chất công việc trẻ trung, năng động hay mức lương khá, mà còn đó là lộ trình phát triển và thăng tiến rất rõ ràng. Mỗi một cấp bậc thăng tiến sẽ có những yêu cầu cụ thể về mặt chuyên môn cũng như thời gian, cùng với đó là mức lương tương xứng. 

Vậy cụ thể lộ trình thăng tiến trong ngành Marketing ra sao, và bạn sẽ mất bao lâu để có thể phát triển lên đến vị trí cao nhất của ngành - CMO? Hãy cùng STEP tìm hiểu ngay tại bài viết dưới đây

Thực tập sinh Marketing (Marketing Intern)

Đối với sinh viên mới tốt nghiệp đại học chuyên ngành Marketing hoặc những người chưa có kinh nghiệm làm việc trong ngành, vị trí thực tập sinh Marketing sẽ là khởi đầu tốt nhất dành cho bạn. Với vị trí là thực tập sinh Marketing, bạn sẽ đảm nhiệm một vài công việc đơn giả như thực hiện khảo sát, nghiên cứu, viết Content truyền thông trên Fanpage, hoặc được phụ trách làm biên bản cuộc họp. 

Lộ trình thăng tiến trong ngành Marketing. Mất bao lâu để bạn lên đến vị trí CMO?

Mặc dù công việc có phần đơn giản, tuy nhiên vị trí Thực tập sinh sẽ là cơ hội để bạn được quan sát quy trình làm việc thực tế, tìm hiểu cụ thể về các công việc liên quan và học hỏi từ những anh chị dày dặn kinh nghiệm, chuyên môn cao. Thậm chí, nếu như bạn tự tin, hãy đề xuất được tham gia vào nhiều công việc hơn với Leader, Manager, hoặc người trực tiếp phụ trách bạn. Đây là khoảng thời gian sẽ giúp bạn hình thành các kỹ năng chuyên môn thực tế và có những bài học thiết thực trong ngành.

Tùy vào quy mô của từng công ty cũng như khả năng của bạn, thời gian thực tập vị trí Marketing sẽ thường là từ 3 - 6 tháng.

Lộ trình thăng tiến trong ngành Marketing. Mất bao lâu để bạn lên đến vị trí CMO?

Marketing Executive

Đây sẽ là giai đoạn khởi đầu với ngành của các Marketer, đặc biệt là các Marketer in-house. Với vị trí Marketing Executive, công việc của bạn sẽ bao gồm Nghiên cứu nhu cầu khách hàng, nghiên cứu đối thủ và thị trường, Xây dựng cách thức tiếp cận khách hàng, Viết Content và hỗ trợ Leader thực hiện các hoạt động trong kế hoạch Marketing phát triển thương hiệu.

Marketing Executive sẽ là vị trí bạn cần phải bứt phá trong công việc, chứng tỏ năng lực ở những công việc được giao và thậm chí những công việc bên lề như lập báo cáo, đưa ra các phương án cải thiện hay đề xuất ý tưởng. Hãy đừng bó buộc bản thân ở những công việc được giao, đối với vị trí Marketing Executive, bạn cần phải nỗ lực hơn thế để nhận được sự tín nhiệm và gặt hái thêm thành tích, cũng như kinh nghiệm trong ngành.

Thông thường, các Marketer sẽ dành khoảng từ 1 - 2 năm đối với vị trí Marketing Executive trước khi được thăng tiến lên vị trí cao hơn.

Marketing Manager

Marketing Manager sẽ là vị trí thăng tiến tiếp theo của Marketing Executive nếu như bạn có định hướng thăng tiến trong đội ngũ Marketing in-house. Khi thăng tiến lên cấp Manager, bạn sẽ không chỉ chịu trách nhiệm chuyên môn nhiều hơn, mà còn đó là chịu trách nhiệm về mặt quản lý nhân sự. 

Ở cấp Manager, bạn sẽ là người Lập kế hoạch Marketing tổng quát cho thương hiệu theo từng mốc thời gian, Phân bổ và quản lý nguồn ngân sách được gia, Đảm bảo đạt được KPI đề ra, Phối hợp và quản lý các nhân sự trong đội ngũ Marketing như Content, Digital, SEO hay cả Design. Bên cạnh đó, Marketing Manager còn là người chịu trách nhiệm tất cả kênh truyền thông và báo cáo công việc trực tiếp với giám đốc.

Về mặt quản lý nhân sự, Marketing Manager cần phải hỗ trợ về chuyên môn cho các thành viên khi cần thiết, tối ưu năng suất làm việc của mọi người để cùng đạt được mục tiêu chung trong công việc.

Để thăng tiến lên vị trí Marketing Manager, bạn sẽ cần tích lũy từ 4 - 6 kinh nghiệm làm việc, trau dồi cả kiến thức về chuyên môn, quan hệ cũng như kỹ năng quản lý con người.

Marketing Director

Marketing Director sẽ thường xuất hiện tại các tập đoàn, doanh nghiệp có quy mô lớn. Với vai trò là giám đốc, công việc sẽ chủ yếu tập trung vào việc xây dựng các chiến lược Marketing dài hạn cho thương hiệu. Giám đốc Marketing cũng sẽ là người sẽ chịu trách nhiệm cho việc phối hợp giữa các hoạt động Marketing và hoạt động Sale nhằm đảm bảo mục tiêu kinh doanh.

Nếu như tích lũy 4 - 6 năm để bạn thăng tiến với vị trí Manager, vị trí Director sẽ cần từ 7 - 8 năm kinh nghiệm.

Chief Marketing Officer (CMO)

Là vị trí cao nhất, C-level và danh giá nhất của ngành Marketing, bạn sẽ cần điều hành mọi khía cạnh về Marketing trong doanh nghiệp. Từ việc phát triển, lập kế hoạch, phối hợp giữa các phòng ban và giám sát chất lượng công việc của mọi người. Đồng thời, CMO sẽ là người chịu trách nhiệm cuối cùng về ROI của các hoạt động Marketing được thực hiện. 

The Forbes World’s Most Influential CMOs List: 2022

Là người đứng đầu cả bộ phận Marketing của một doanh nghiệp, cũng đồng nghĩa với việc là người sẽ chịu trách nhiệm lớn nhất ở mỗi hoạt động Marketing được triển khai. Và tất nhiên, mức lương dành cho vị trí CMO rất hấp dẫn, dao động từ 55 - 75 triệu đồng/tháng. 

Để có thể thăng tiến lên vị trí CMO, bạn sẽ cần tích lũy tới hơn 10 năm kinh nghiệm. Bên cạnh tích lũy kinh nghiệm chuyên môn Marketing, bạn còn cần trau dồi kỹ năng quản lý, tạo dựng các mối quan hệ có sự nhanh nhạy với thị trường và biết cách phối hợp với các vị trí C-Suite (điều hành) khác như CEO hay COO.