Sản phẩm Việt Nam có những điểm nổi bật nào so với Trung Quốc?

Đây là câu hỏi chưa tìm được câu trả lời trong 1 chiếc Webinar " Global Unlock" Fast track your Australia market entry - Ngành xây dựng mà mình tham gia tuần trước, mình đoán anh đặt câu hỏi này chắc cũng giống bên mình, chuyên xuất khẩu qua ÚC, và bị hàng Trung Quốc (TQ) chặn cửa.

Đây cũng là câu hỏi LỚN mà rất nhiều công ty xuất khẩu không chỉ ở Việt Nam và những nước khác cần trả lời với khách hàng quốc tế.

Với kinh nghiệm làm marketing và sales cho công ty ngành sản xuất xuất khẩu, mình xin phép chia sẻ góc nhìn và lý do tại sao sản phẩm công ty mình vẫn xuất khẩu được hơn 30 nước dưới áp lực của hàng Trung Quốc ở khắp mọi nơi.

Ngành sản xuất máy móc là ngành cạnh tranh cao, rất khó để tìm ra lợi thế cạnh tranh trong nước huống hồ là khi sản phẩm mang đi xuất khẩu thì lại càng khó.

Thế nên để "liệu cơm gắp mắm", tư vấn giải pháp phù hợp với điều họ đang tìm kiếm, cần hiểu được khách hàng, tức là lấy khách hàng làm trọng tâm. Ví dụ như khách có background sử dụng máy móc của Đài Loan hay châu Âu, thì vấn đề của họ khác thế nên khi tiếp cận (Marketing) và tư vấn (Sales) khác so với khách dùng máy ở Trung Quốc.

Ngành của mình là ngành ngách, ít nhà sản xuất chuyên xuất khẩu, ở Việt Nam chỉ vỏn vẹn 3-5 nhà xuất khẩu sản phẩm này.

Thế nhưng khi so sánh với Trung Quốc thì có vô vàn nhà sản xuất với rất nhiều điểm thuận lợi như giá thấp (có bên bán bằng 1/5 giá bên mình bán), dịch vụ chăm sóc và đeo bám KH cực kì tốt, chính sách thanh toán có lợi cho khách, đầu tư sản xuất nội dung và chạy quảng cáo rất năng động.

Dù TQ không dùng Google nhưng mà họ luôn on top Google ads trong ngành mình.

Xét về chạy ads nếu ngành mình có 10 nhà quảng cáo, thì TQ chiếm đâu đó từ 7-8 nhà, bám đuổi khách hàng rất quyết liệt.

Có 1 kênh Ecommerce tên là Made-in-China thông tin đầy đủ, rõ ràng, thấy được cả nhà máy 360 độ qua công nghệ AR. Chưa kể nhân viên bên ấy rất nhiệt tình, hỏi gì luôn trả lời trên mức kì vọng, nhanh gọn, có chuẩn bị bài bản.

Thế nên team mình luôn đau đáu làm thế nào khi so sánh sản phẩm Trung Quốc và Việt Nam.

Và câu trả lời của tụi mình nằm ở khách hàng.

Trong ngành mình, có một đặc điểm là khách hàng sẽ so sánh theo quốc gia. Bạn tưởng tượng nếu được chọn 3 nhà cung cấp, thì họ sẽ chọn 3 nước trước, so sánh từng nước rồi sau đó đi sâu từng nhà cung cấp của nước đó.

Tuy nhiên, nếu đem so sánh sản phẩm của mình với cả Trung Quốc thì tin buồn là mình không có câu trả lời được đâu các bạn ạ. Nhưng tin vui là vẫn có cách khác, là hãy so sánh giữa công ty với công ty.

Thực ra nhà nào cũng có điểm mạnh điểm yếu riêng. Sau khi lân la trò chuyện với KH, team phát hiện ra KH là người hiểu rõ nhất lợi thế cạnh tranh của các nước/ nhà cung cấp.

Ví dụ như ngành mình, KH rất tin tưởng vào sản phẩm Việt vì họ được sản xuất theo yêu cầu (OEM), được kỹ thuật tư vấn trực tiếp và dịch vụ chăm sóc KH xuất sắc. Nhà sản xuất Trung Quốc tất nhiên không kém cạnh, tuy nhiên họ không hoàn hảo.

Chính để sản xuất với giá rẻ nhất có thể, họ tập trung sản xuất tại 1 nơi hàng loạt, không tùy chỉnh theo ý khách được, khách không trực tiếp làm việc với nhà máy nên ra kết quả không như mong đợi, dù giá có rẻ đi chăng nữa.

Thế nên mình tin là mỗi ngành sẽ tìm ra được lợi thế của mình, miễn là thu nhỏ lại thành cạnh tranh giữa công ty với công ty và tập trung vào hiểu nhu cầu khách hàng thì sẽ thấy được trên bản đồ giá cả và giá trị mình nằm ở đâu, bạn hỉ?

May be a graphic of map and text that says '0 ထေပ်ခ EXPORTEDTOOVER EXPORTED TOOVER 30 COUNTRIES IN THEWORLD USA France Sudan Mexico Dorir Dominican Repubio Ivory Ghana Coost Nigeria Kliwait Aicbio SiLanko Ethvicpia Uruguay Angola Makayia Argentina tina SouthAtrica South Africa Australia Australia'