Chiến lược Sáng Tạo Nội Dung - Influencer Marketing và Creator Marketing
Influencer Marketing và Creator Marketing có giống nhau không? Mặc dù có những điểm tương đồng, nhưng câu trả lời ngắn gọn là: KHÔNG!!
Vậy Creator là ai? Còn Influencer bao gồm những người nào? Mặc dù 2 từ thường bị "dùng lẫn lộn" với nhau, nhưng sự thật là họ KHÔNG GIỐNG NHAU!
Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây để biết được sự khác nhau, và vì sao các thương hiệu cần cả 2 để xây dựng hình ảnh của mình.
Creator là ai?
Creator là những người chuyên sản xuất các nội dung trên các nền tảng mạng xã hội, blog, website. Họ biết được lĩnh vực mà họ đam mê, dành nhiều thời gian để học hỏi và tìm hiểu để trở thành chuyên gia. Nội dung này có thể là bài viết, video, âm nhạc hay bất kể thể loại gì - miễn là được chia sẻ trên Internet theo một cách nào đó.
Nói một cách đơn giản, Creator là những người thợ thủ công, đam mê sáng tạo nội dung độc đáo về những thứ họ thích. Mục tiêu chính của họ không phải là câu kéo audience theo dõi, mà là “sản xuất và chia sẽ” nội dung để truyền cảm hứng và tạo tính giải trí phục vụ khán giả.
Hiểu đơn giản: Creator tạo ra nội dung vì “nghĩa vụ” và niềm đam mê sáng tạo.
Thương hiệu của một Creator chính là những nội dung họ sản xuất và chia sẻ. Do đó, audience của họ thường rất quan tâm với nội dung, tương tác bằng cách đưa ra những ý kiến, chia sẽ quan điểm với tác giả, bởi vì họ bị cuốn hút bởi những nội dung.
Giá trị của một Creator chính là sự cống hiến hết mình cho sáng tạo. Họ tự xem mình là những “nghệ sĩ", những người tìm kiếm những điều mới mẻ, và vì vậy, sự sáng tạo luôn được đặt lên hàng đầu. Dù lượng audience có tăng hay giảm, Creator vẫn sẽ miệt mài sáng tạo, bởi vì đó là nghĩa vụ và công việc đam mê của họ.
"Influencer" là ai?
Influencer là những người đã xây dựng được thương hiệu cá nhân, có uy tín và tiếng nói trong một lĩnh vực cụ thể. Công việc chính của họ là tập trung vào việc phát triển thương hiệu cá nhân bằng cách chia sẻ những “nội dung” thông qua cuộc sống của mình trên các kênh mạng xã hội như TikTok, Instagram và YouTube.
Không ngạc nhiên khi tần suất xuất hiện của Influencer trên không gian mạng, “nội dung” xoay quanh cuộc sống cá nhân và thường xuyên quảng cáo các sản phẩm mới phù hợp với hình ảnh và phong cách của họ.
Một số Influencer có hàng triệu fan – người theo dõi, một số khác có vài trăm nghìn, thậm chí còn có những "micro-influencer" với vài nghìn người theo dõi nhưng lại có độ tương tác cực khủng với fan của họ.
Mục tiêu của Influencer là tạo “phong cách riêng” để truyền cảm hứng cho fan
Nội dung của họ kích thích sự tò mò, "khuyến khích" fan khám phá phong cách bản thân. Trong từng khoảng khắc cuộc sống, Inflencer biết cách chia sẻ chúng với hàng triệu người với hy vọng tạo được sự đồng cảm và thôi thúc fan đưa ra quyết định.
Đó là lý do tại sao bạn thường thấy nội dung của Influencer thường đi kèm với 1 sản phẩm hoặc dịch vụ gắn liền với phong cách riêng của họ.
Nhờ vào lượng fan trung thành và một thương hiệu cá nhân uy tín, Influencer thường xuyên được các thương hiệu chọn mặt gửi vàng để hợp tác và giới thiệu sản phẩm của họ tới những khách hàng mới, cụ thể là những fan theo dõi họ.
Nhờ vào niềm tin của fan vào các câu chuyện của Influencer chia sẻ, các thương hiệu này có thể xuất hiện trong các cuộc trò chuyện giữa Influencer và fan mà không tạo cảm giác “bây giờ là 5 phút dành cho quảng cáo”.
Creator và Influencer – họ khác nhau thế nào?
Creator tập trung “sáng tạo” nội dung, Influencer muốn “xây dựng” hình ảnh bản thân".
Creator làm công việc sáng tạo nội dung vì đam mê, mong muốn chia sẻ với khán giả, còn Influencer thì chia sẽ những nội dung xung quanh cuộc sống cá nhân theo cách riêng của họ, để nâng cao hình ảnh cá nhân.
Nhưng khoan đã, điều đó không có nghĩa là Creator chỉ biết sáng tạo, còn Influencer chỉ biết đánh bóng tên tuổi. Thực tế, tất cả những người làm sáng tạo nội dung đều sở hữu tỉ lệ của cả hai. Ít có ai là "100% Influencer" hay "100% Creator" cả - nhiều người thì thiên về hướng sáng tạo, 1 số người thì thiên về xây dựng thương hiệu.
Thương hiệu được gì với Creator?
1. “Chất” quan trọng “lượng”
Creator luôn đặt chất lượng nội dung lên hàng đầu. Họ không “rang làm đủ số” để chạy đua thời gian, mà tỉ mỉ đầu tư thời gian để đảm bảo nội dung phù hợp với khả năng và góc nhìn của họ. “Chất lượng được đảm bảo” - nội dung được Creator lên ý tưởng cẩn thận và thực hiện chi tiết nhờ vào kinh nghiệm dày dặn của họ.
2. Tăng uy tín thương hiệu
Creator luôn nắm bắt xu hướng trong lĩnh vực của họ và nhận được sự tôn trọng từ các creator khác cũng như những bậc thầy trong nghề. Họ không ngừng học hỏi và khám phá để trau dồi kiến thức. Do đó, các thương hiệu hợp tác sẽ được đồng hành tỉ lệ thuận với uy tín của họ.
Thêm nữa, hầu hết Creator đều có kinh nghiệm về chiến lược và marketing. Họ có thể góp sức đáng kể cho chiến dịch quảng cáo nhờ vào chuyên môn trong lĩnh vực đó. Họ hiểu rõ "nội dung" hơn bất kỳ ai khác, bao gồm cả cách truyền đạt thông điệp đến với khán giả.
3. Xây dựng lượng người theo dõi (audience) trung thành
Creator tạo được uy tín và có tiếng nói với khán giả. Khi họ lên tiếng, mọi người sẽ lắng nghe. Họ hiểu rõ "sân chơi" của mình, nên khán giả yêu thích lĩnh vực đó cũng sẽ tin tưởng và theo dõi họ.
Vì vậy, nếu Creator hợp tác với một thương hiệu để quảng bá sản phẩm, khả năng cao là audience sẽ mua hàng - giống như việc bạn sẽ chọn mua sản phẩm vì mẹ bạn đã dùng qua và khuyên bạn nên chọn.
Nhưng hãy nhớ rằng, hầu hết Creator đều rất "kén chọn" đối tác.
Nếu thương hiệu của bạn không phù hợp với sứ mệnh hay quan điểm của họ, họ sẽ không chia sẽ nó cho khán giả. Ngược lại, khi Creator giới một sản phẩm hay dịch vụ nào đó, audience sẽ hào hứng tìm hiểu, vì niềm tin vào Creator.
Thương hiệu được gì với Influencer?
1. Tiếp cận với hàng triệu người
Hợp tác với các Influencer là “đường tắt” cho các thương hiệu muốn vươn xa hơn với những gì họ đang có. Các thương hiệu thường đã có các kênh riêng để chia sẽ các sản phẩm và dịch vụ của họ, tuy nhiên phạm vi tiếp cận cũng chỉ có hạn. Nhưng khi hợp tác với các Influencer, sản phẩm hoặc dịch vụ của thương hiệu sẽ được liên tục xuất hiện trên nhiều nền tảng mạng xã hội.
Nhờ mối quan hệ khắn khít với khán giả, khi Influencer giới thiệu sản phẩm hoặc dịch vụ đến fan, mức độ nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp sẽ tăng vọt.
2. Mức độ và tần suất phủ sóng nội dung
Mức độ thành công của Influencer chính là phạm vi phủ sóng rộng rãi của họ. Với hàng nghìn, thậm chí hàng triệu người theo dõi, nội dung họ chia sẻ sẽ được phân phối đến nhiều đối tượng khác nhau, bao gồm những người ở các vùng miền, độ tuổi, sở thích khác nhau.
Nhờ đó, các thương hiệu có thể tiếp cận được với nhiều khách hàng tiềm năng hơn thông qua sự trợ giúp của Influencer – với tần suất xuất hiện của họ trong cộng đồng fan
3. Đẩy mạnh hiệu quả marketing
Trong ngắn hạn, họ mang đến cho thương hiệu sự gắn kết với khán giả. Bạn có nghĩ rằng khán giả thích xem hàng tá bài giới thiệu về “thông tin” sản phẩm trên trang của thương hiệu không? Chắc chắn là KHÔNG! Nhưng khi có sự tham gia của Influencer, nội dung sẽ trở nên hấp dẫn hơn và có khả năng biến những người “chưa từng biết gì về thương hiệu” thành người 1 fan trung thành.
Về lâu dài, Influencer có thể trở thành người đại diện thương hiệu. Theo thời gian, lượng fan của thương hiệu và lượng fan của Influencer sẽ cùng nhau tạo nên một cộng đồng lớn mạnh, thúc đẩy sự phát triển của cả hai bên. Influencer càng xây dựng được thương hiệu cá nhân thành công thì thương hiệu hợp tác càng thành công, và ngược lại.
Bắt tay với cả Creator và Influencer để tạo chiến dịch marketing bùng nổ
Nhiều người sẽ thắc mắc: "Muốn kiếm tiền thì nên hợp tác với ai?"
Câu trả lời: Cả hai! Tùy thuộc vào mục tiêu của thương hiệu, họ có thể ưu tiên hợp tác nhiều với bên nào hơn, nhưng thường thì cách hiệu quả nhất là tận dụng kỹ năng và phạm vi tiếp cận của cả hai bên.
Tại sao ư?
Vì Influencer là người giỏi “tổng thể”
- Influencer là người “tổng thể” – biết mỗi thứ 1 chút - trong lĩnh vực của họ. Họ tiếp cận được với nhiều cộng đồng “bên lề” trong lĩnh vực họ tập trung và biết fan đang quan tâm cái gì trong lĩnh vực đó. Họ thường “thay mặt mọi người” để đưa ra tiếng nói, nhờ mức độ tin tưởng của lượng fan đông đảo trong lĩnh vực đó. Hãy hiểu đơn giản thế này, Influencer biết rộng nhưng không sâu - họ có thể không biết tất cả các chi tiết nhỏ, nhưng họ có thể nhìn thấy bức tranh toàn cảnh.
- Nhờ vào lượng fan khổng lồ, Influencer có thể tiếp cận nhiều nhóm khách hàng tiềm năng khác nhau - những người mà thương hiệu sẽ khó mà tiếp cận được nếu không thông qua sức ảnh hưởng của Influencer. Thêm vào đó, Influencer cũng có thể trở thành cầu nối giúp các thương hiệu mà họ đang hợp tác liên kết với nhau.
Còn Creator là chuyên gia “biết rõ chi tiết”
- Creator chính là những chuyên gia trong cộng đồng liên quan đến lĩnh vực của họ. Là những người đã dành nhiều thời gian để trau dồi kiến thức và kỹ năng, Creator dốc tâm huyết và sức lực để cho ra đời những nội dung hấp dẫn. Việc hợp tác với những người này có thể mang lại hiệu quả lâu dài cho thương hiệu.
- Creator có kinh nghiệm và chuyên môn khó ai sánh bằng trong cộng đồng. Kết hợp đam mê của họ với sự quan tâm từ phía audience, việc hợp tác lâu dài với Creator chắc chắn sẽ mang lại những nội dung có giá trị cho thương hiệu lâu dài, chứ không phải nhất thời.
Bây giờ, hãy tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra khi bạn kết hợp cả hai để tạo ra một chiến dịch marketing?
Influencer là "thỏi nam châm" hút fan đến và Creator là “keo dán” giữ chân audience ở lại.
Bằng cách hợp tác với cả hai, các thương hiệu sẽ phát triển vượt bậc hơn bao giờ hết!
Noone left behind – everyone is a winner!